Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần 3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.73 KB, 6 trang )

Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần
3
Vua Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương: "Giặc tới, liệu tình hình thế nào?" Ông trả
lời: "Năm nay đánh giặc nhàn."
Ngày 24, lệnh cho cấm quân giữ ải Lãnh Kinh. Hưng Đức hầu Quán đem quân
đón đánh, dùng tên tẩm thuốc độc bắn giặc chết và bị thương rất nhiều. Quân
Nguyên lui về đóng ở ải Vũ Cao. Ngày 28, phán thủ thượng vị Nhân Đức hầu
Toàn đem thuỷ quân đánh ở vụng Đa Mỗ, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, bắt
sống 40 tên và thu được thuyền ngựa, khí giới đem dâng.
Ngày 16 tháng 12, vua Nhân Tông chiếu sai minh tự Nguyễn Thức đem quân
Thánh dực dũng nghĩa đến chỗ Hưng Đạo Vương để giữ cửa Đại Than. Ngày 26,
quân Đại Việt giao chiến đánh bại quân Nguyên. Ngày 30, Thoát Hoan cùng Ô Mã
Nhi hợp 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp rối thuận dòng xuôi về phía đông. Thủy
quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy
cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Khánh Dư thất bại,
thượng hoàng Thánh Tông được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh.
Khánh Dư xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công. Khánh Dư liệu biết thủy quân
Nguyên đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi. Chẳng bao
lâu thuyền vận tải của Trương Văn Hổ quả nhiên đến, Khánh Dư phục binh đánh
tan, bắt được quân lương khí giới, tù binh rất nhiều. Thượng hoàng Thánh Tông
được tin bèn tha cho tội trước. Vua Trần tha những tên bị bắt về doanh trại quân
Nguyên để báo tin. Quân Nguyên sau này phải rút lui rất nhanh.
Trận Bạch Đằng
Tháng giêng năm 1288, Ô Mã Nhi đánh vào phủ Long Hưng. Ngày 8, quân Trần
hội chiến ngoài biển Đại Bàng, bắt được 300 chiếc thuyền địch, 10 thủ cấp, quân
Nguyên bị chết đuối rất nhiều.
Ngày 29 tháng 2, Ô Mã Nhi đánh vào trại Yên Hưng. Ngày 8 tháng 3, quân
Nguyên hội ở sông Bạch Đằng để đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ
nhưng không gặp bị Hưng Đạo Vương đánh bại. Trước đó, ông đã đóng cọc ở
sông Bạch Đằng, phủ cỏ lên trên. Hôm ấy, nhân lúc nước triều lên, ông cho quân
khiêu chiến rối giả cách thua chạy, quân Nguyên đuổi theo. Nước triều xuống,


thuyền vướng cọc hết. Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực dũng nghĩa đánh
nhau với quân Nguyên, bắt sống Bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua Trần đem
quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết,
nước sông do vậy đỏ ngầu. Đến khi Văn Hổ quay trở lại, quân Trần mai phục hai
bên bờ hăng hái xông ra, lại đánh bại Hổ lần nữa. Nước triều rút nhanh, thuyền
lương của Văn Hổ mắc trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyên chết đuối rất
nhiều. Quân Trần bắt được 400 chiếc thuyền. Nội ninh tự Đỗ Hành bắt được Ô Mã
Nhi và Tích Lê Cơ Ngọc. Thoát Hoan và A Thai dẫn quân trốn về Tư Minh. Ngày
17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham
chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các vạn hộ, thiên hộ làm lễ dâng
thắng trận ở Chiêu Lăng.
Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Tạm dịch:
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông ngàn thuở vững âu vàng
Chấm dứt chiến tranh
Theo sử sách, lần đầu quân Mông có 3 vạn, lần thứ hai có 50 vạn và lần thứ 3 có
30 vạn. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu xác định rằng lần thứ hai và thứ
ba, quân số nhà Nguyên mang sang không lớn như vậy, chỉ có khoảng 10 vạn
người[3]
Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vẫn
chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh
sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng
chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc
tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà.
Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt
nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.
Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn
kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những
người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng
hộ của đông đảo dân chúng.
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ
tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù
xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước -
và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ.
Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như
nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần
Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó
là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản
Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt
của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác
chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông
mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại
Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người
Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh
quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[4]
Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông
bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả
ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị
thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa,
chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không
đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á- Âu mà không lấy nổi
một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị
trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của
chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần.


×