Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Triều đại Trần Anh Tông (1293 - 1314) 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.22 KB, 6 trang )

Triều đại Trần Anh Tông (1293 - 1314)
2
Ở tuổi mười bảy, hoàng tử Trần Thuyên đã được vua cha Trần Nhân Tông truyền
ngôi (1293), theo đúng phép tắc nhà Trần. Truyền ngôi là để ổn định vị trí khi cha
còn sống, không có chuyện cạnh tranh, hiềm khích để tranh chức tranh ngôi, và
cũng là "tập làm vua" cho quen việc, chứ thực ra bao nhiêu quyền hành vẫn còn ở
trong tay vua cha, lúc bấy giờ được tôn là Thượng hoàng. Nói Thượng hoàng nghe
ra có vẻ trịnh trọng, già cả, chứ thực ra Trần Nhân Tông khi truyền ngôi, mới có
35 tuổi. Ông vẫn trực tiếp chỉ huy đất nước, còn nhà vua mới, gần như chỉ có cái
danh vị vua, chứ thực sự thì vẫn là một hoàng tử mang áo quần vua mà thôi.
Chính vì thế mà chàng thiếu niên Trần Thuyên vẫn chưa bỏ được cái tính ham
chơi của cậu bé mới lớn. Làm vua thì phải ngồi ngự ngai vàng, phải ra mắt cho các
quan đến chầu chực tung hô, cậu Thuyên thấy thực là gò bó, không được tự nhiên.
Và cũng chẳng thú vị gì cái cảnh ngồi lỳ suốt buổi, nhìn Thượng hoàng giải quyết
mọi công việc cho mình theo dõi, học tập để làm quen. Nhất là khi có những việc
bình thường, Thượng hoàng bảo mình hãy tự ứng phó, nó cứ lúng túng ngượng
ngùng làm sao ấy Làm vua quả tình là một cái nạn, mất cả thú vui của con người
trẻ tuổi mới bước vào đời!
Do vậy, Trần Thuyên phải tìm mọi cách để chơi bời. Ban ngày bị gò bó vào khuôn
phép, ban đêm Trần Thuyên tranh thủ gọi một vài tên thị vệ, rủ nhau đi lang thang
các phố, các xóm ở kinh thành, tìm nơi chè chén, múa hát, có đêm la cà hết nơi
này đến nơi khác. Tất nhiên, lúc đó ông vua trẻ này đã cải trang, trà trộn vào đám
đông, chẳng ai biết người này người kia là ai cả. Có bữa, anh bị bọn côn đồ đánh
đuổi, ném gạch trúng vào đầu sưng vếu lên. Tất nhiên là anh phải giấu kín, tìm
cách xoa bóp rồi cố gắng giữ tư thế đường hoàng để ngày mai lại ngồi lên ngai
vàng cho trăm quan chầu chực.
Nhất là có những dịp mà thượng hoàng Nhân Tông tạm thời vắng mặt ở kinh
thành về ở dưới Thiên Trường ( Nam Định), để mọi việc cho ông vua trẻ quản lý.
Anh Tông đã lợi dụng cơ hội không có người giám sát, sinh hoạt càng tự do phóng
túng hơn, lại uống rượu, và đánh bạc. Triều đình và quan lại cũng có người muốn
ngăn cản, nhưng lại nghĩ mọi việc đều có Thượng hoàng, hãy chờ Thượng hoàng


về giải quyết. Dù sao, nên xử sự rộng rãi, lấy lòng ông vua con này sẽ đỡ được
những điều phiền phức hơn. Rồi có một hôm, bất thần Thượng hoàng Trần Nhân
Tông từ Thiên Trường về Kinh đô, các quan đều có mặt đông đủ để đón rước. Hỏi
đến nhà vua, thì vua còn say rượu, đang ngủ mê man? Thượng hoàng vô cùng tức
giận, ông lập tức quay về Thiên Trường ngay, không vào kinh nữa . Ông ra lệnh
cho tất cả trăm quan, ngay ngày hôm sau đều phải về điểm danh ở Thiên Trường,
ai vắng mặt sẽ bị xử tội. Cả triều đình hoảng lên, có người vội vàng chạy vào báo
cho nhà vua. Sực tỉnh, mắt nhắm mắt mở, vua Anh Tông nghe tin, Thượng hoàng
về kinh, cũng hốt hoảng kinh sợ, vội chạy đi tìm các quan thân tín thì không thấy
một ai . Họ đã về nhà để sắm sửa ngày mai đi về Thiên Trường cho Thượng hoàng
điểm diện. Nhà vua chạy từ cung này, sang lầu khác, vẫn chẳng có người để tìm kể
hỏi han. May sao khi qua chùa Tư Phúc, ông gặp một người học trò trẻ tuổi đang
tha thẩn ở đó. Hỏi vài câu chuyện, biết đây là một thanh niên học thức có tài, nhà
vua kể chuyện thực để nhờ người học trò giúp đỡ. Người này có tên là Đoàn Nhữ
Hài, quê làng Trường Tân, huyện Gia Lộc, thuộc Hồng Châu (nay là Hải Dương) ,
nổi tiếng về văn chương ngôn luận, nhưng lúc này chưa thi cử và chưa có chức vị
gì. Chỉ mấy khắc ngồi trong chùa, Đoàn Nhữ Hài đã thảo xong cho nhà vua trẻ
một bài biểu tạ tội, đọc rất cảm động. Trần Anh Tông rất hài lòng và ngay lập tức
xuống thuyền, đi suốt đêm về Thiên Trường, mang Đoàn Nhữ Hài đi theo . Tới
nơi, cũng chính Đoàn Nhữ Hài mang tờ biểu vào, nhưng vua Nhân Tông không
cho gặp mặt. Anh Tông thì cứ đứng lấp ló ngoài cửa cung, còn Đoàn Nhữ Hài quỳ
hẳn xuống thềm, hai tay cầm bài biểu, cứ giữ nguyên tư thế suốt từ sáng đến chiều.
Bất thần, trời bỗng mưa to, Đoàn Nhữ Hài vẫn quì không quản gì mưa gió. Nội
giám vào báo lại với Nhân Tông. Thượng hoàng cảm động, sai người ra cho Đoàn
Nhữ Hài dứng dậy và nhận tờ biểu. Đọc qua, Thượng hoàng cảm thấy hài lòng,
liền cho phép Anh Tô ng vào gặp. Thượng hoàng trách cứ con, lời lẽ nghiêm khắc,
nhưng đã có vẻ ôn tồn:
Trẫm giao cho anh trọng trách quản lý đất nước, sao anh lại hoang toàng như thế.
Nhà ta còn có nhiều con, người này làm việc không xứng đáng thì ta sẽ giao cho
người khác. Hiện ta đang còn sống mà anh đã bừa bãi như thế, sau này ta mất đi

thì anh còn phóng túng đến mức nào?
Anh Tông cúi đầu nhận lỗi, xin từ nay cố gắng sửa chữa để xứng đáng với sự ân
cần của vua cha. Thượng hoàng cho gọi Đoàn Nhữ Hài vào, khen ngợi:
- Bài biểu của ngươi làm cho quan gia rất khá. Ta có lời khen nhà ngươi.
Thượng hoàng quay lại nói với Anh Tông:
- Người này có khả năng đấy, nên để tâm thu dụng.
*
* *
Kể từ hôm đó , vua Trần Anh Tông thay đổi hắn tính tình. Từ một thanh niên thích
chơi bời phóng túng, ông trở nên con người mẫn cán, chăm chỉ, rất chú trọng đến
công việc trị nước an dân. Trước hết, ông đặc biệt chú ý đến kinh nghiệm của cha
anh những năm vừa qua, phải đối phó với bọn giặc Nguyên hung bạo. Vào những
năm cuối thế kỷ 13, vua Nhân Tông, đã được các triều thần giúp đỡ, đặc biệt là
được Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
Nguyên Mông thắng lợi, Trần Anh Tông rất tự hào, thường đến gặp Trần Hưng
Đạo để hỏi han. Lớp trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều thì cần phải đến xin ý kiến
người già, chàng thanh niên Anh Tông đã rất ý thức được điều đó . Năm Canh Tý
(1300) Trần Hưng Đạo ốm nặng, Anh Tông thân hành đến nhà hỏi thăm. Ông trịnh
trọng nói với Hưng Đạo Vương:
- Thượng phụ đang ốm nặng, và cũng đã cao tuổi rồi. Một mai giặc Nguyên lại
kéo sang, không còn Thượng phụ để lo liệu cho quốc gia nữa thì cháu biết làm thế
nào.
Trần Hưng Đạo lúc đó đã yếu nhưng giọng nói vẫn còn rõ ràng, rắn rỏi:
Không có gì phải lo cả. Mất ta, nhưng còn bao nhiêu trung thần nghĩa sĩ khác, đều
nhất tâm báo quốc. Nhà vua có thể tin tưởng vào họ. Có điều là người lãnh đạo
quốc gia phải có đường lối vững, có kế sách thông suốt. Có được điều ấy thì dù
giặc có bạo ngược đến đâu cũng không đáng sợ.

×