Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428) 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 6 trang )

Nhà Hồ giai đoạn thuộc Minh (1400 - 1428)
3
Các cửa Đông, Tây và Bắc rộng 5,8m, sâu khoảng hơn 13m, cao 5,4m. Mỗi
vòm cuốn đều có hai cánh cửa gỗ nặng, dầy và chắc. Dấu vết của các cánh cửa ấy
là những lỗ đục vào đá và những lỗ cối lắp ngưỡng cửa.
Có thể giải thích cách xây các vòm cuốn như sau: Trước hết, đất được đắp thành
hình vòm cửa, sau đó đá mới được xếp lên. Đá ghép vòm được đẽo theo hình múi
bưởi. Các chất kết dính được miết vào các khe hở. Xây xong, phần đất bên trong
được moi ra để lộ vòm cuốn.
Thành được bao quanh bốn mặt bởi một con hào rộng đến 50m, nhưng ngày nay
nhiều chỗ đã bị lấp. Đường qua hào chạy thẳng vào bốn cửa thành được xây cống
gạch. Hiện nay ở cửa Tây còn loại cống gạch này.
Thành còn có một vòng tre gai bao quanh về phía Tây và phía Bắc, còn phía
Nam và Đông có một lũy đất cách vòng hào khoảng 1km. Lũy khá lớn, chạy suốt
hai phía mặt thành. Tất cả tạo thành một hệ thống tuyến phòng ngự tiền duyên,
bảo vệ cho thành.
Thành nhà Hồ được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào đợt đầu
tiên, năm 1962. Thành được quy định làm hai khu vực: Khu vực bất khả xâm
phạm là toàn bộ bức thành. Tuy đã được quy định bằng văn bản, nhưng khu tích
này vẫn bị xâm phạm. Cần thiết phải có biện pháp bảo vệ di sản văn hóa này tích
cực hơn.
II. Giai đoạn thuộc Minh (1407-1427)
Quân Minh chiếm được Đại Việt rồi chia ra làm 17 phủ và đặt chính sách cai trị.
Con cháu nhà Trần nổi lên (Giản Định Đế, Trần Quý Khoách) chống cự nhưng
không thành công.

Cuộc đô hộ của nhà Minh có ngắn ngủi nhưng cũng để lại những hậu quả tai hại
cho Đại Việt. Ta có thể đơn cử:
Sau khi thắng được nhà Hồ, quân Minh đã bắt rất nhiều phụ nữ, trẻ em, thầy
thuốc, thợ giỏi về Trung Quốc. Chúng phá nhiều công trình văn hóa như chuông
Quy Điền, vạc Phổ Minh


Cùng với việc trên, quân Minh đem rất nhiều sách vở của Đại Việt về Kim Lăng
và thiêu hủy. Một số trong những sách của ta bị thất truyền cho đến ngày nay có
thể kể:
Hình Thư của Lý Thái Tông, Hình Luật của Trần Thái Tông, Khóa Hư Lục của
Trần Thái Tông, Binh Gia Yếu Lược và Vạn Kiếp Bí truyền của Trần Hưng Đạo,
Tiểu ẩn Thi của Chu An Lạc, Đạo Tập của Trần Quang Khải, Băng Hồ Ngọc Hán
tập của Trần Nguyên Đán, Đại Việt Sử Ký (30 quyển) của Lê Văn Hưu, Nhị Khê
thi tập của Nguyễn Phi Khanh, Phi Sa tập của Hàn Thuyên.
III. Cuộc kháng chiến chống Minh (1418-1427)
Đầu năm 1416 tại Lũng Nhai thuộc vùng rừng núi Lam Sơn (huyện Thọ Xuân,
tỉnh Thanh Hóa), Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng làm lễ ăn thề nguyện cùng
sống chết để đánh đuổi quân Minh do Mã Kỳ cầm đầu tiến đánh Lam Sơn. Sau khi
phục binh đánh thắng trận đầu, nghĩa quân hãy còn yếu sức, chưa quá 2000 người,
không chống cự nổi. Bình Định Vương phải bỏ cả vợ con cho địch bắt, cùng nghĩa
quân rút lên núi Chí Linh. Khi quân Minh rút đi, nghĩa quân lại trở về Lam Sơn,
xây dựng căn cứ, lực lượng chỉ còn khoảng 100 người.
Tháng 4 năm 1419, Lê Lợi đem quân đánh chiếm đồn Nga Lạc (Nga Sơn,
Thanh Hóa). Quân Minh đem lực lượng đến đánh nghĩa quân phải rút lên núi Chí
Linh lần thứ hai và bị quân Minh vây chặt. Trong tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã
tình nguyệt mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận để bị giặc bắt. Giết
xong Lê Lai, tưởng là đã trừ được Lê Lợi, quân Minh rút đi. Nghĩa quân chuyển
về Lư Sơn (phía Tây huyện Quang Hóa) để xây dựng căn cứ khác.
Năm 1420, sau khi đánh thắng quân Minh một trận lớn ở Thi Lang, Bình Định
Vương cho đóng bản doanh tại Lỗi Giang (tên của một đoạn sông Mã). Tại đây,
Nguyễn Trãi đã đến yết kiến Lê Lợi và dâng tập Bình Ngô sách (bản chiến lược
đánh đuổi quân Minh). Lê Lợi phong Nguyễn Trãi làm tham mưu.
Cuối năm 1422, quân Minh tiến đánh nghĩa quân ở Quan Gia (có nơi ghi là
Quan Du). Lê Lợi phải rút quân về Chí Linh lần thứ ba. Nghĩa quân thiếu lương
thực, Lê Lợi phải giết cả con ngựa đang cưỡi để nuôi quân. Trước tình thế khó
khăn đó, để củng cố lực lượng, Lê Lợi xin hòa với quân Minh. Đề nghị ấy được

quân Minh chấp nhận vì đã đánh nhau với nghĩa quân mãi mà vẫn không tiêu diệt
được (tháng 5.1423).
Lui về phía Nam
Qua năm 1424, sau nhiều lần mua chuộc dụ dỗ nghĩa quân bất thành, quân
Minh chuẩn bị dùng võ lực đàn áp. Theo lời bàn của Nguyễn Chích, Bình Định
Vương tiến vào Nghệ An để xây dựng căn cứ mới. Tháng 10 năm 1424, Lê Lợi
cho quân đi đánh chiếm đồn Đa Căng (Thanh Hóa). Nghĩa quân đánh tan quân
Minh ở Bồ Liệp và Trịnh Sơn (Nghệ An).
Đầu năm 1425 tướng nhà Minh là Trần Trí huy động lực lượng ở Nghệ An chặn
đánh nghĩa quân làm chủ cả vùng Nghệ An. Bình Định Vương một mặt sai Đinh
Lễ đem quân đánh Diễn Châu rồi tiến ra vây thành Tây Đô, một mặt sai Trần
Nguyên Hãn, Lê Nỗ đem quân vào Nam giải phóng hai châu Tân Bình, Thuận
Hóa, uy thế của Bình Định Vương ngày càng lớn, dân chúng gia nhập nghĩa quân
càng nhiều. Các tướng gọi ông là Đại Thiên Hành Hóa (thay trời làm mọi việc).
Nhà Hồ có rất nhiều người tài và nhiệt huyết cứu nước, nhưng do Hồ Quý Ly đã
cướp ngôi của Vua Trần và lại thi hành những biện pháp kinh tế, xã hội trái với lối
suy nghĩ thông thường của người xưa nên bị các thế lực thân Hán và tàn dư của
nhà Trần xuyên tạc, gây mất niềm tin của dân chúng. Vả lại nhà Minh luôn có âm
mưu xâm lược nước ta từ lâu nên chúng đã chọn đúng thời điểm, lúc nhà Hồ còn
đang phải bận đối phó với tàn dư họ Trần, chưa kịp chấn hưng đất nước vốn đã bị
mục nát sau các triều vua Trần bất tài phá hoại, chưa kịp chuẩn bị quân đội, và
quan trọng nhất là chưa kịp ổn định lòng dân, đã xâm lăng nước ta do đó việc thất
bại của nhà Hồ là điều hiển nhiên.

×