Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ - 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.41 KB, 6 trang )

Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ
1
Nước Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Ngoài người Kinh là thành phần dân
tộc chủ yếu sống tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng, còn có nhiều dân tộc thiểu
số khác sống rải rác ở khắp vùng trung du, thượng du, dọc biên giới với Trung
Quốc, Ai Lao… phía Bắc và phía Tây đất nước. Miền biên viễn nước ta, luôn luôn
là mối quan tâm thường trực của các vương triều phong kiến của người Việt, kể từ
khi giành lại quyền độc lập, tự chủ vào đầu thế kỷ X. Nhưng có thể nói, từ thời Lê
Sơ (1428 – 1527) vấn đề này được quan tâm hơn.
Có thể nói, từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần và Lê sơ, tùy thuộc vào điều kiện
chính trị, kinh tế, quân sự của mỗi vương triều mà chính sách đối với miền biên
viễn của Tổ quốc có những sự khác nhau nhất định. Vào thế kỷ X, khi nước ta mới
dựng nền độc lập, chính quyền trung ương các triều Ngô, Đình, Tiền Lê cũng chỉ
kiểm soát chặt chẽ được miền trung tâm, các miền ở xa và miền biên giới, đều do
các hào trưởng và thổ tù địa phương nắm giữ quyền hành và phụ thuộc lỏng lẻo
vào chính quyền trung ương. Dưới thời Lý, Trần, tuy đã củng cố được chính
quyền tập trung, tổ chức được một bộ máy hành chính khá vững chắc từ trung
ương đến các địa phương, nhưng ở các vùng xa, nhất là miền biên viễn, ảnh hưởng
thế lực của chính quyền trung ương hãy còn lỏng lẻo, chính quyền thực tế vẫn nằm
trong tay các tù trưởng ở các sách, các động. Các vua đời Lý, đời Trần đã dùng
chính sách vừa mua chuộc các tầng lớp thống trị ở miền núi, miền biên viễn, vừa
trấn áp bằng lực lượng quân sự. Một trong những chính sách mua chuộc tầng lớp
thống trị miền núi là các vua Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các châu
mục, từ trưởng có thế lực.

Lê Thánh Tông

Đến thời Lê sơ, chính sách đối với miền biên viễn của triều đình trung ương cũng
có hai mặt như trên. Nhưng nhìn một cách đại quan thì trong hai mặt mua chuộc
và trấn áp, các vua triều Lê tỏ rõ biện pháp mạnh tay hơn các vương triều trước đó.
Nhà Lê sơ thường dùng quan tước và uy lực quân sự để ràng buộc và kiềm chế các


thổ tù thiểu số vào bộ máy thống trị của mình. Trong sách Lịch triều hiến chương
loại chí, sử gia Phan Huy Chú cho biết Lê Lợi đã “đặt các chức Thủ ngự”, Đoàn
luyện, trao cho các tù trưởng ở ngoại phiên. Gián hoặc có tù trưởng nào quy thuộc
có công to, cũng gia cho trọng chức, như những chức Nhập nội, Tư không, Bình
chương sự, cùng các chức Thượng tướng quân, Đại tướng quân” (1).
Thổ tù người Thái ở Mộc Châu là Xa Khả Tham (còn đọc là Sâm) được phong
làm Nhập nội tư không coi giữ trấn Đà Giang ở vùng lưu vực sông Đà. Các con
Xa Khả Tham là Lộc, Khát, Bàn và Điểm đều được phong là đại tướng quân. Năm
1434, con trai Đềo Cát Hãn ở châu Phục Lễ là Mạnh Vượng về hàng, Lê Thái
Tông cho làm Nhập nội tư mã Tri bản châu quân dân sự, Tước Quan phục hầu…
(2). Nhiều tổ tù khác có công trong cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc hay chịu
quy thuận triều đình đều được phong những chức cao như: Tư không, Bình
chương sự, Thượng tướng quân, Đại tướng quân, v.v… Năm 1428, Lê Lợi chia
nước làm 5 đạo và chấn chỉnh lại bộ máy thống trị. Ở các châu, ngoài các chức
Thiêm phán, Tào vận, Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, còn có chức Tri châu, Đại tri
châu dành riêng cho các thổ tù. Các triều vua kế tiếp, như Thái Tông, Nhân Tông,
Thánh Tông cũng tiếp tục chính sách đối với các dân tộc thiểu số như vậy. Trong
đời Thánh Tông nhiều thổ tù được phong đến tước Quận công.
Ngoài việc ban quan tước, các vua thời Lê sơ còn ban hành một số chính sách, chế
độ ưu đãi đối với các tù trưởng thiểu số. Năm 1434, Lê Thái Tông cho phép các
quan phụ đạo, thủ lĩnh các phiên trấn, người nào có con cháu đích, hoặc cùng một
tịch hay khác tịch, thì đều được tha thuế và sai dịch (3). Tháng 11 năm Ất Mão
(1435), thổ tù ở Mường Bồn (tức Bồn Man – sau là châu Quy Hợp thuộc Hà Tĩnh)
vào cống các thứ ngà voi, sừng tê, bạc và vải vóc. Vua Lê Thái Tông khen ngợi rồi
sai đem áo kim tuyến về thưởng cho phụ đạo, và thưởng cho người đi sứ lụa tấm
theo thứ bậc (4). Năm 1448, thổ tù ở Mường Bôn vào cống 2 con voi. Vua Lê
Nhân Tông ban cho y phục, lụa tấm, các loại đồ sứ, nhân đấy xuống chiếu đổi làm
châu Quy Hợp (5).
Một số miền đất giáp với Ai Lao, như vùng thượng lưu sông Mã, thuộc đất Mộc
Châu và phía Tây Thanh Hóa, các thổ tù ở đây, ngoài mặt tuy nói là quy thuận,

nhưng vẫn tỏ ra ý chống đối, không tuân theo mệnh lệnh triều đình, thì nhà Lê đã
cử quan lại đến trực tiếp cai trị. Vào tháng 3 năm Giáp Dần (1434), vua Lê Thái
Tông đã lấy Ngự tiền Trung quân Thiết đột là Lê Đẳng làm Phòng ngự sứ trí quân
dân sự các xứ Phọc La, Trịnh Long, Mường Dương thượng hạ; Lê Thiêm làm
Phòng ngự sứ tri quân dân sự ở châu Nam Mã, hai châu Tàm thượng hạ và huyện
Lan Hòa (6).
Trên đại thể, Nhà nước phong kiến trung ương thời Lê sơ chỉ thống trị nhân dân
thiểu số thông qua các thổ tù của họ. Các thổ tù này được ban chức tước, được
toàn quyền thống trị nhân dân trong địa bàn, theo các chế độ và phong tục tập
quán riêng của từng dân tộc, nhưng hàng năm phải nộp cống phú cho triều đình.
Cống phú phải nộp bằng hiện vật với các thứ thổ sản của địa phương. Tuy nhiên
mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với các thổ tù miền biên viễn cũng
thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Lý do có từ cả hai phía: Các thổ tù thường bị
các quan lại phiên trấn đốc thúc, áp bức, nhũng nhiễu. Mặt khác, để chống lại sự
áp bức của triều đình trung ương, các thổ tù thường có khuynh hướng mưu đồ cát
cứ, tự trị địa phương. Trong trường hợp các thổ tù có thế lực lớn mạnh, bộc lộ rõ
tư tưởng ly tâm và hành động cát cứ, các vua thời Lê sơ đã kiên quyết trấn áp.
Lịch sử chế độ phong kiến thời Lê sơ, ở thế kỷ XV, đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy
của các tù trưởng thiểu số và những cuộc trấn áp của triều đình.

×