Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KOSOVO VÀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.49 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Tóm tắt nội dung chính 2
Lời mở đầu 3
I. KOSOVO VÀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP 3
II. PHÍA SAU CÂU CHUYỆN KOSOVO TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP 5
1. Phản đối - Ủng hộ 5
2. Lợi ích của độc lập! 7
3. Những âm mưu đằng sau việc Kosovo tuyên bố độc lập 8
4. Những hệ quả đằng sau việc Kosovo tuyên bố độc lập 9
III. PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM 11
KẾT LUẬN 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14
Tóm tắt nội dung chính
Bài tiểu luận trình bày về con đường đi đến tuyên bố độc lập của
Kosovo – một tỉnh tự trị của Serbia và đi sâu vào phân tích quan điểm của
một số quốc gia về sự kiện này cũng như những âm mưu, toan tính của các
bên và hệ quả của việc Kosovo tuyên bố độc lập. Bài viết được chia làm
hai ba phần: Phần thứ nhất – Kosovo và con đường đi đến tuyên bố độc lập.
Trong phần này, tôi tập trung vào việc tóm tắt lại một số tình tiết lịch sử
cũng như một số lý do chính dẫn đến việc Kosovo tuyên bố độc lập ngày
17-02-2008. Phần thứ hai – Phía sau câu chuyện Kosovo tuyên bố độc lập.
Phần hai này tôi chia ra làm bốn phần nhỏ với nội dung như sau: Thứ nhất,
Phản đối - Ủng hộ, các quốc gia chia làm hai phía đối với việc Kosovo
tuyên bố độc lập; Thứ hai, Lợi ích độc lập!, sau khi tuyên bố độc lập,
Kosovo có những lợi ích gi? Thứ ba, Âm mưu đằng sau việc Kosovo tuyên
bố độc lập, chỉ ra một số âm mưu của Mỹ và Liên minh châu sau trong việc
họ ủng hộ Kosovo; Thứ tư, Hệ quả đằng sau việc Kosovo tuyên bố độc lập,
những hệ quả mà các quốc gia phải đối mặt. Phần thứ ba – Phản ứng của
Việt Nam, chỉ ra phản ứng của Việt Nam sau khi Kosovo tuyên bố độc lập.
Với nội dung và sự sắp xếp như vật, hy vọng có thể làm sáng tỏ được


phần nào những khúc mắc xung quanh việc Kosovo tuyên bố độc lập.
2
Lời mở đầu
Không nằm ngoài dự kiến của các nhà phân tích, ngày 17-02-2008
Kosovo đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi nước Cộng hòa Serbia. Sau
Slovania, Croatia, Macedonia, Bosnia – Hezgovina và Montenegro, tỉnh
Kosovo đã cắt đứt mối liên hệ của họ với Serbia về mặt luật pháp.
Tuyên bố này thực tế mang nhiều ý nghĩa biểu trưng bởi Kosovo đã
khá độc lập với Belgrade từ năm 1999. Tuy nhiên, hành động trên của
những người Albani trên đất Kosovo thực sự đã tạo ra không ít những âm
mưu, xung đột trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt
là trong mối quan hệ giữa ba thế lực có lợi ích lớn nhất ở đây là Nga – Mỹ
và Liên minh châu Âu. Con đường dẫn đến việc Kosovo tuyên bố độc lập
như thế nào? Mối liên hệ, tính toán của các quốc gia đằng sau sự kiện này
ra sao? Hệ quả của việc Kosovo tuyên bố độc lập là gì? Bài tiểu luận tập
trung đi vào giải quyết những vấn đề này. Qua đó cũng đưa ra phản ứng
của Việt Nam, với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hiệp quốc, về việc tuyên bố độc lập của Kosovo. Cuối cùng
bài viết tổng kết lại những ý kiến đã đưa ra cùng với những nhận định chủ
quan về một tiền lệ bắt nguồn từ Kosovo.
I. KOSOVO VÀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
Kosovo, một vùng đất nhỏ bé với diện tích vào khoảng 10.900 km
2
,
là một tỉnh trong lãnh thổ của nước Cộng hòa Serbia thuộc Liên bang Nam
Tư, được quốc tế công nhận. Hay xa xôi hơn, từ thế kỷ XII
1
, vùng đất này
đã thuộc nước Serbia trung cổ. Trong số 2 triệu người dân Kosovo có đến
90% là người gốc Albani theo đạo Hồi, còn lại số ít là người dân tộc Serbia

theo đạo Cơ đốc. Chính sự áp đảo về dân số, cùng với vị trí địa lý nằm
1
Theo Nguyễn Việt Hưng, “Về việc Mỹ và NATO tấn công nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư”, trong
CUỘC CHIẾN CỦA MỸ - NATO CHỐNG NAM TƯ, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội 1999, tr8.
3
ngay sát Albani đã tạo tâm lý trong cộng đồng những người Kosovo gốc
Albani muốn sát nhập vào đất nước Albani.
Những yêu sách dân tộc đầu tiên của người Albani ở Kosovo đòi một
quy chế cộng hòa cho tỉnh của mình đã được đưa ra từ cuối những năm
1960. Tuy vậy, điều mà họ đạt được chỉ là một tỉnh Kosovo thuộc Serbia
với quyền tự trị. Có lẽ điều này là chưa thỏa đáng với những gì người
Albani mong đợi cho nên năm 1989, mặc dù vùng tự trị chính thức được
thành lập, người Albani vẫn thành lập các cơ chế chính quyền của mình.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi Liên bang Nam
Tư đứng trước nguy cơ tan rã thì ngọn lửa ly khai trong những người
Albani lại được thổi bùng lên một cách mạnh mẽ. Trước tình hình đó, tổng
thống Cộng hòa Serbia lúc bấy giờ là Milosevic đã quyết định xóa quy chế
tự trị của Kosovo.
Quyết định này đã làm dấy lên làn sóng chống đối mới trong cộng
đồng những người gốc Albani. Các hoạt động ly khai được đẩy mạnh,
người Albani tuyên bố độc lập, tổ chức bầu Quốc hội và Tổng thống
(1992), thành lập chính phủ và các cơ quan nhà nước (1993), thành lập
Quân đội giải phóng Kosovo (1996) với mục tiêu giành độc lập bằng vũ
lực
2
. Quân đội giải phóng Kosovo đã tiến hành chiến tranh du kích chống
chính quyền Liên bang do người Serbia kiểm soát. Xung đột giữa những
người đòi độc lập và lực lượng Serbia vì thế ngày càng gay gắt. Điều này
đã dẫn đến sự xuất hiện của Mỹ và NATO, 24-3-1999, cùng với chiến dịch
ném bom nhằm vào Serbia. Sau 78 ngày hứng chịu cuộc chiến, Belgrade

chịu nhượng bộ, lính của NATO và Liên hiệp quốc thay thế lực lượng
Serbia tại Kosovo. Kosovo chính thức được bảo trợ quốc tế, đặt dưới sự chỉ
đạo của Liên hiệp quốc. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua
Nghị quyết 1224 ngày 10-06-1999 về quy chế tương lai của Kosovo. Nghị
quyết khẳng định tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc cam kết tôn
2
Theo Nguyễn Việt Hưng, “Về việc Mỹ và NATO tấn công nước Cộng hòa Liên bang Nam Tư”, trong
CUỘC CHIẾN CỦA MỸ - NATO CHỐNG NAM TƯ, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội 1999, tr8-9.
4
trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Liên bang Nam Tư trước
đây, mà nước thừa kế hiện nay là Cộng hòa Serbia.
Tuy nhiên, từ khi NATO giành chiến thắng, người Albani coi độc lập
như một sự đã rồi. Họ coi quân đội Liên hiệp quốc như là một lực lượng
chiếm đóng. Từ cuối năm 1999, tình hình chung quanh lãnh thổ nhỏ bé này
luôn căng thẳng vì người gốc Albani đòi độc lập, tách ra khỏi Cộng hòa
Serbia, trong khi chưa được chính phủ Serbia và Hội đồng Bảo an Liên
hiệp quốc chấp nhận. Do thiếu quản lý, cùng với tình trạng kinh tế yếu ớt,
Kosovo trở thành mảnh đất màu mỡ của tình trạng buôn lậu ma túy, tệ nạn
buôn người và tỷ lệ thất nghiệp cao. Xung đột sắc tộc xảy ra liên miên,
Kosovo trở thành một quả bom xã hội, một nhân tố gây nguy hiểm cho cả
khu vực.
Biết rằng khả năng tách ra độc lập của tỉnh này là khó tránh, cộng
đồng quốc tế đã cố gắng kéo hai bên lại với nhau. Tuy nhiên, đến cuối năm
2007, các vòng đàm phán về tương lai Kosovo, được tiến hành từ nửa cuối
năm 2006 và đầu năm 2007 do nhóm ba quốc gia Mỹ, Nga, EU bảo trợ, đã
thất bại thực sự. Các bên đã không đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về bất cứ
vấn đề then chốt nào
3

Và điều gì đến cũng phải đến, ngày 27-02-2008, người Albani ở

Kosovo đã đơn phương tuyên bố độc lập. Người đứng đầu cơ quan lập
pháp Kosovo, ông Jakup Krasniqi, khẳng định: “Từ giờ phút này trở đi, vị
thế chính trị của Kosovo đã thay đổi… Giờ đây chúng ta là một quốc gia
độc lập, dân chủ, tự do và có chủ quyền”
4
.
II. PHÍA SAU CÂU CHUYỆN KOSOVO TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
1. Phản đối - Ủng hộ.
3
Theo />4
Theo />5
Sau khi Kosovo tuyên bố độc lập, các quốc gia trên thế giới đã có
những phản ứng trái chiều. Đầu tiên, phải kể đến sự phản đối của Serbia,
quốc gia có lợi ích trực tiếp với Kosovo: Thủ tướng Serbia Vojislav
Kostunica cho rằng hành động của Kosovo đã vi phạm luật lệ quốc tế,
“Kosovo mãi mãi là một phần của Serbia. Chúng tôi không công nhận sự
tạo thành một cách cưỡng bức của quốc gia “giả” này”
5
. Cũng chỉ vài
phút sau lời tuyên bố của ông Jakup Krasniqi, Matxcova ngay lập tức đã
phản đối kịch liệt. Matxcova khẳng định lại sự ủng hộ đối với yêu cầu khôi
phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Serbia, đồng thời coi những nước hậu thuẫn
cho việc làm của Kosovo là đang đứng về chính sách ly khai. Một ngày
sau, 18-02-2008, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu
cũng đưa ra tuyên bố: “Hành động đơn phương của Kosovo có thể gây ra
một loạt những hậu quả và dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực về hòa bình và
sự ổn định của khu vực Balkan. Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về
vấn đề này”
6
. Cùng với Serbia, Nga và Trung Quốc còn có một số quốc gia

khác cũng đưa ra lời phản đối sự độc lập của Kosovo như: Croatia, Việt
Nam, Tây Ban Nha, Hy Lạp…
Bên kia chiến tuyến, ủng hộ cho Kosovo có lẽ phải kể đến lời tuyên
bố của người đứng đầu Nhà Trắng: “Có sự bất đồng về vấn đề này nhưng
chúng tôi và nhiều nước khác tin rằng, lịch sử sẽ chứng minh đây là một
hành động đúng đắn”
7
. Ông Bush cũng giải thích cho quan điểm Mỹ ủng
hộ Kosovo độc lập vì tin tưởng rằng điều này “sẽ mang lại hòa bình” cho
khu vực. Trước đó, ông Bush còn gửi thư đến tổng thống tự phong của
Kosovo Fatmir Sejdiu đề nghị thiết lập mối quan hệ hữu nghị với vùng đất
này. Kosovo còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều quốc gia khác và
đặc biệt là của hơn 20 quốc gia trong tổng số 27 quốc gia thành viên Liên
5
Theo />6
Theo />7
Theo />6
minh châu Âu. Gần một tháng sau ngày tuyên bố độc lập của Kosovo,
người đứng đầu Văn phòng đại diện Ủy ban châu Âu tại Kosovo, ông
Renzo Davidi, cho biết, Liên minh châu Âu dự kiến trao cho chính phủ
Kosovo hơn 385 triệu USD để quốc gia này chuẩn bị hội nhập vào Liên
minh
8
.
2. Lợi ích của độc lập!
Như vậy có thể thấy, về phía Kosovo, khó khăn cũng nhiều song
thuận lợi cũng không ít. Nhưng con đường tiếp theo của Kosovo thật sự là
không bằng phẳng. Nhiều người dân Kosovo đã thắc mắc độc lập sẽ mang
lại lợi ích gì cho họ? Trước tiên, ai cũng có thể thấy ngay rằng Kosovo sẽ
là quốc gia trẻ nhất, “hiện đại nhất” ở châu Âu. Kosovo sẽ là quốc gia trải

nghiệm hình thức tổ chức chính trị đặc biệt với chủ quyền hạn chế vì trên
thực tế Kosovo vẫn chỉ là một nhà nước được quốc tế bảo hộ theo kiểu
mới, vẫn chỉ là một quốc gia “giả”.
Về mặt kinh tế, Kosovo, với lời hứa viện trợ từ Liên minh châu Âu,
không có hy vọng cải thiện được gì. Nền công nghiệp Kosovo đã đóng cửa
từ lâu. Những dự án tái lập hoạt động các mỏ khoáng sản rất bấp bênh mà
Serbia chắc chắn sẽ không từ bỏ quyền sở hữu đa số các nhà máy, xí
nghiệp ở Kosovo. Nền kinh tế Kosovo chủ yếu dựa vào thương mại và dịch
vụ nhưng liệu độc lập rồi Kosovo sẽ thay đổi được gì để thúc đẩy thương
mại và dịch vụ? Để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của Kosovo, chính phủ
Kosovo cần rất nhiều sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng kiều dân Albani
cũng như từ các nhà hảo tâm khác. Nhưng một Kosovo chưa có gì đảm bảo
cho một tương lai gần ổn định có thể thu hút được bao nhiêu vốn đầu tư?
Theo ước tính, hiện nay khoảng 60% người Kosovo lâm vào cảnh
thất nghiệp, 60% thanh niên dưới 25 tuổi không có việc làm. 40.000 thanh
niên Kosovo ăn mừng sinh nhật thứ 18 mà không biết làm cách nào để xây
8
Theo />7
dựng cuộc sống của họ trên quê hương mình
9
. Với tiềm năng này, liệu
Kosovo có vực dậy nền kinh tế?
Điểm cuối cùng, sau khi độc lập Kosovo không là một quốc gia hòa
bình. Mâu thuẫn, xung đột sắc tộc càng trở nên gay gắt giữa “những người
Kosovo” và những người Serbia tại Kosovo. Với chủ quyền thuộc về tay
những người Albani, nạn thanh lọc sắc tộc của những người Albani tiến
hành chống lại những người Serbia giờ đây sẽ càng nổ ra rầm rộ. Cuộc
sống của những người Serbia, những giọt nước nhỏ trong biển người
Albani ở Kosovo, thực sự trở thành nỗi sợ hãi thường trực.
3. Những âm mưu đằng sau việc Kosovo tuyên bố độc lập.

Viễn cảnh vẽ ra trước mắt Kosovo thật sự ảm đạm. Trên danh nghĩa,
Kosovo đã tuyên bố độc lập, được một số quốc gia công nhận nền độc lập
đó nhưng trên thực tế, nền độc lập này của Kosovo chỉ là một sự bảo hộ. Ít
nhất cho đến thời điểm này Kosovo vẫn là vùng đất bị bảo hộ, vẫn không
có động thái nào cho thấy sẽ chuyển các cơ quan do Liên hiệp quốc quản lý
cho người Kosovo, do vẫn chưa có nghị quyết rõ ràng nào của Liên hiệp
quốc về vị thế của vùng đất này. Hơn thế nữa viễn cảnh về một tương lai
ảm đạm của Kosovo còn ảm đạm hơn bởi Kosovo, thực ra, chỉ là một con
bài trong những nước đi của cả Mỹ và Liên minh châu Âu.
Với Liên minh châu Âu, thường bị chỉ trích là yếu kém và thụ động
trong vùng Balkan, với việc đi đầu trong sự kiện Kosovo, Liên minh cho
thấy một hình ảnh năng động, tích cực hơn nhằm chứng minh sự độc lập
của mình đối với Mỹ, thể hiện vai trò của EU ở Balkan cũng như ở châu
Âu và trên thế giới. Với việc ủng hộ Kosovo độc lập, Liên minh châu Âu
cũng muốn khẳng định rằng Balkan là địa hạt của Liên minh, và ở đây, họ
hoàn toàn có thể tham gia vào cuộc đua song mã giữa Nga và Mỹ. Hơn
nữa, khu vực Balkan còn là mảnh đất ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Liên
minh châu Âu bởi đây luôn là trạm trung chuyển cho các dòng người nhập
9
Theo />8
cư, hàng hóa lậu, ma túy vào trong Liên minh cũng như là nơi trú ngụ của
các tổ chức mafia hoạt động trên lãnh thổ Liên minh này.
Với Hoa Kỳ, ủng hộ một Kosovo độc lập với 90% dân số là người
Albani, chủ yếu theo đạo Hồi, là một mũi tên trúng ba đích cần thiết. Thứ
nhất, người Mỹ có thể tự hào về cuộc chiến Nam Tư mà họ vận hành cách
đây 10 năm là hợp pháp và đúng đắn. Lần này ngọn cờ dân chủ của Mỹ
được dương cao trong sự tồn tại của một nhân chứng sống đầy thuyết phục
– Kosovo độc lập. Thứ hai, Nhà Trắng có thể biện minh rằng trong khi tiến
hành chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, họ không hề chống lại người Hồi
giáo và thế giới Hồi giáo vì giờ đây họ đang ủng hộ Kosovo của người

Albani, những đứa con của Hồi giáo, độc lập; đã bảo vệ cho những người
Hồi giáo ở đây bằng cuộc chiến 78 ngày và giờ đây công nhận quyền độc
lập, tự chủ của họ. Thứ ba, bằng cách đẩy Kosovo độc lập, Mỹ đã tạo cho
Liên minh châu Âu rất nhiều khó khăn trong cả việc phối hợp lập trường
giữa các nước thành viên và trong việc đối phó với các xu thế ly khai.
Xung đột chắc chắn sẽ nổ ra và Liên minh châu Âu chứ không phải Mỹ là
người đầu tiên gánh chịu hậu quả.
4. Những hệ quả đằng sau việc Kosovo tuyên bố độc lập.
Trong “thế chân vạc” có lẽ Nga là quốc gia chịu nhiều bất lợi nhất từ
việc Kosovo tuyên bố độc lập. Và dường như mục tiêu cuối cùng trong âm
mưu của Mỹ và Liên minh châu Âu là nhằm đến Liên bang Nga.
Thứ nhất, bằng việc ủng hộ Kosovo độc lập, các nước phương Tây sẽ
gián tiếp làm giảm ảnh hưởng của Nga ở Balkan. Hiện tại dường như Nga chỉ
còn lại một đồng minh quan trọng nhất ở khu vực này là Cộng hòa Serbia.
Việc Nga thất bại trong nỗ lực cản trở Kosovo tuyên bố độc lập cũng sẽ làm
giảm trọng lượng tiếng nói của Nga đối với Serbia. Trong khi đó ảnh hưởng
của Mỹ và Liên minh châu Âu tại khu vực này sẽ được tăng lên.
Thứ hai, việc ủng hộ Kosovo chính là nhằm kích động các phong
trào ly khai đang tồn tại ở nước Nga, nhằm phá vỡ sự ổn định và phát triển
9
đang có hiện nay ở Nga. Các nước phương Tây sẽ coi Kosovo như một
hình mẫu và việc công nhận sự độc lập của tỉnh này là một phần thưởng
cho các phong trào ly khai dám đứng lên đấu tranh ở Nga.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các nước phương Tây
không gặp cản trở gì trong nước cờ này. Thứ nhất, sự kiện trên sẽ tạo ra
một tình trạng khó xử về mặt pháp lý mà Mỹ và phương Tây cũng cần phải
giải quyết. Một mặt, tỉnh Kosovo nằm dưới sự quản lý của phái bộ Liên
hiệp quốc lập ra năm 1999 theo nghị quyết 1224 của Hội đồng Bảo an.
Nhưng trên thực tế, Liên hiệp quốc lại không thi hành chức năng này mà
quyền lực thực sự ở Kosovo nằm trong tay phái bộ của Liên minh châu Âu.

Việc thiếu một nghị quyết phê chuẩn của Hội đồng Bảo an đã đặt tuyên bố
độc lập của Kosovo ra ngoài phạm vi luật pháp quốc tế. Do đó về mặt điều
hành thì việc Kosovo tuyên bố độc lập sẽ đưa đến một hình thức mới của
sự bảo hộ quốc tế, trong đó chính quyền địa phương bị giới hạn tương đối.
Thứ hai, nếu việc phương Tây ủng hộ Kosovo độc lập đưa đến sự
độc lập hoàn toàn cho vùng đất này thì có nghĩa là quân cờ Đô-mi-nô đầu
tiên trong hiệu ứng Đô-mi-nô đã đổ. Những quân cờ tiếp theo vì thế cũng
bắt đầu chuyển động. “Hiệu ứng Kosovo” sẽ không chỉ xảy ra trên đất Liên
bang Nga mà sẽ diễn ra trên nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có các
quốc gia châu Âu. Có thể kể ra đây một số ví dụ điển hình: Các khu vực li
khai của Grudia là Nam Ochestia và Afkhazia đã có kế hoạch đề nghị Nga
và Liên hiệp quốc công nhận họ độc lập; Người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo ở
Bắc Cyprus có thể sẽ tuyên bố độc lập vì trên thực tế, từ năm 1974 đến nay
họ hoàn toàn tách khỏi chính quyền trung ương; Hay rộng ra có thể là sự
đòi độc lập của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, người Hungari thiểu số ở
Slovakia và Rumani… Châu Âu chắc chắn sẽ trở bị cắt vụn bởi những cuộc
xung đột. Và cũng vì điều này mà nhiều nước thành viên Liên minh châu
Âu đã thẳng thắn phản đối việc Kosovo tuyên bố độc lập.
10
Thứ ba, Liên bang Nga không hẳn đã là kẻ chịu thiệt thòi. Câu
chuyện độc lập của Kosovo cũng đồng nghĩa với việc người ta cần nhắc
đến vai trò của Matxcova nhiều hơn. Và chính việc phương Tây ủng hộ
Kosovo sẽ là một tiền lệ để Nga, trong thời gian tới, có thể ủng hộ các vùng
lãnh thổ của Grudia và Mondova đòi độc lập mà không cần phải giấu giếm
làm gì.
Như vậy câu chuyện xung quanh việc Kosovo tuyên bố độc lập là sự
đan xen chồng chéo của các âm mưu và lợi ích các bên tham gia mà đặc
biệt là của “Tam quốc” Mỹ - Liên minh châu Âu – Nga.
III. PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM
Ngày 18-02-2008, Việt Nam, một thành viên không thường trực của

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã ra tuyên bố phản đối lại việc Kosovo
đơn phương tuyên bố độc lập với Serbia. Phát biểu tại cuộc họp thẩm vấn
khẩn cấp của Hội đồng Bảo an ngay sau sự kiện trên, Đại sứ Lê Lương
Minh, đại diện nước Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam luôn kiên trì quan
điểm cho rằng, bất cứ giải pháp nào cho Kosovo, kể cả quy chế tương lai
của Kosovo, cũng phải phù hợp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế, hiến chương Liên hiệp quốc và các điều khoản trong Nghị quyết 1224
của Hội đồng Bào an đã được các bên liên quan chấp nhận… Việt Nam cho
rằng, việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập là không thực hiện đúng
Nghị quyết 1224, chỉ làm căng thẳng thêm tình hình ở Kosovo và khu vực
Balkan. Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế và ngăn chặn bạo lực, yêu cầu
Lực lượng Cảnh sát Liên hiệp quốc bảo vệ dân thường và nhân viên Liên
hiệp quốc
10
.
Về lý thuyết có thể thấy việc Kosovo tuyên bố độc lập không gây
ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, do Việt Nam là
một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên
tiếng nói, phản ứng của Việt Nam trước vấn đề này thể hiện đường lối,
10
Theo />11
chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, Kosovo là một
mảnh đất thuộc Serbia, lãnh thổ này gắn với Nga như một lợi ích sống còn,
mà từ xưa đến nay, mối quan hệ Việt – Nga luôn là mối quan hệ hữu hảo,
nên sự việc này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Trong khi Trung
Quốc cũng đứng về phe Liên bang Nga phản đối tuyên bố độc lập của
Kosovo thì tuyên bố của Việt Nam không ủng hộ nền độc lập của Kosovo
là hoàn toàn hợp lý và cặn kẽ.
12
KẾT LUẬN

Nền độc lập mới của Kosovo không biết sẽ còn tồn tại trong bao lâu
nhưng những gì đang diễn ra nơi đây có thể thấy rằng Kosovo sẽ không là
một quốc gia hòa bình trong nhiều thập kỷ tới. Hơn thế nữa, việc Kosovo
đơn phương tuyên bố độc lập, với sự hậu thuẫn của các quốc gia phương
Tây, có thể còn là sự mở đầu cho thảm họa về vấn đề dân tộc ở châu Âu
khi mà nhiều quốc gia của châu lục này đều đang tồn tại những mâu thuẫn
có khả năng dẫn đến xung đột sắc tộc.
Tuyên bố độc lập của Kosovo có thể sẽ là một tiền lệ kéo theo sự
xuất hiện của nhiều quốc gia khác trên thế giới, kéo theo những bất ổn về
an ninh, chính trị và xã hội. Vấn đề Kosovo có được giải quyết hay không
thì nó cũng sẽ là một mốc đáng nhớ trong lịch sử quốc tế hiện đại.
Việt Nam, với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hiệp quốc sẽ đem hết khả năng có thể để cùng với các quốc gia
trên thế giới giải quyết vấn đề này trong hòa bình và tuân thủ nguyên tắc
1224 của Liên hiệp quốc.
13
Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Cuộc chiến của Mỹ - NATO chống Nam tư, nxb Quân đội
Nhân dân, Hà Nội 1999.
2.
3.
4.
5.
6.
Object=61236951&news_ID=20258433
7.
8.
9.
10.

11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
song/2008/2/218853.vip
20.
ArticleID=238759&ChannelID=89
21.
22.
23.
24.
Tiếng Anh
/>14

×