Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiểu luận: Quy luật vận động của nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của Lực lượng sản xuất 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.06 KB, 5 trang )

Tiểu luận: Quy luật vận động của nền kinh tế phù hợp với
sự phát triển của Lực lượng sản xuất
1
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của
mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất
phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển.
Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế.
Do vậy, nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là
sinh viên khối kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát
triển của nước ta cũng như trên thế giới; hiểu được quy luật vận động của nền kinh
tế từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà
sau này.
B. nội dung
I. đặt vấn đề
Với tính cách là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử phương thức sản xuất biểu
thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người. Dưới sự vận động của lịch sử loài người,
cũng như sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất
bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng. Trong sự thay đổi đó, các quá
trình kinh tế, xã hội được chuyển sang một chất mới. Phương thức sản xuất là cái
mà nhờ nó người ta có thể phân biệt được sự khác nhau của những thời đại kinh tế
khác nhau. Mà phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản
xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Đó cũng chính là
quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Do vậy, quy luật trên trước hết là quy luật kinh tế nhưng hơn thế nữa nó còn là
quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội của lịch sử nhân loại bởi vì nó là


quy luật của bản thân phương thức sản xuất. Sự tác động của quy luật này dẫn tới
sự thay đổi của phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đổi cua toàn bộ đời sống
xã hội.
Với những lý do trên, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn. Tuy nhiên, việc nắm
bắt được quy luật này không phải là đơn giản, nhận biết được một quan hệ sản
xuất có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hay
không hoàn toàn phải phụ thuộc vào thực tiễn của sản xuất và kinh nghiệm bản
thân. Với những chính sách, đường lối và chủ trương đúng đắn, nắm bắt tốt quy
luật của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nhiều thành phần đã
phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển thành
nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến; góp phần đẩy nhanh nền kinh tế nước nhà đi
sang một hướng khác, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
II- giải quyết vấn đề
A/ Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
1/ Lực lượng sản xuất:
Để tiến hành sản xuất thì con người phải dùng các yếu tố vật chất và kỹ thuật nhất
định. Tổng thể các nhân tố đó là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện
mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sản
xuất xã hội con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình
sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng
sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của
con người. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá
trình sản xuất tạo nên của cải cho xã hội đảm bảo sự phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và kỹ năng lao động và tư liệu sản
xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động
để tạo ra của cải vật chất thì tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng
suất lao động cao. Còn trong tư liệu lao động tức là tất cả các yếu tố vật chất mà
con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là yếu
tố quan trọng nhất linh hoạt nhất. Bởi vậy khi công cụ lao động đã đạt đến trình độ

tin học hoá được tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng. Trong mọi
thời đại công cụ sản xuất luôn là yếu tố đông nhất của lực lượng sản xuất. Chính
sự chuyển đổi cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây lên những biến
đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Trình độ phát triển công cụ lao động là
thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Có thể coi yếu tố quan trọng
nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người. Trong thời đại ngày nay khoa
học đã phát triển tới mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn
trong sản xuất và đời sống nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là
ngành sản xuất riêng vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
đem lại thay đổi về chất cho lực lượng sản xuất.
Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất nó hoàn
toàn có thể coi là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
2/ Khái niệm về quan hệ sản xuất:
Để tiến hành quá trình sản xuất, nhất định con người phải có mối quan hệ với
nhau. Tổng thể những mối quan hệ này gọi là quan hệ sản xuất. Nói cách khác
quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất.
Trong đời sống xã hội của mình con người dù muốn hay không cũng buộc phải
duy trì những quan hệ nhất định với nhau để trao đổi hoạt động sản xuất cũng như
kết quả lao động những quan hệ sản xuất này mang tính tất yếu. Như vậy quan hệ
sản xuất do con người tạo ra song nó được hình thành một cách khách quan không
phụ thuộc vào ý muốn của bất kỳ ai. Việc phải thiết lập các mối quan hệ trong sản
xuất tự nó đã là vấn đề có tính quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động xã
hội.

×