Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Độc đáo nghệ thuật vẽ tranh tiểu họa Ba Tư ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.44 KB, 2 trang )

Độc đáo nghệ thuật vẽ tranh tiểu họa Ba

“Tiểu họa Ba tư” là loại hình mỹ thuật nổi tiếng nhất của đất nước Iran. Thế
kỷ 15, 16 là giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành tiểu họa và Iran đã được cả
thế giới biết đến với những bức tranh tiểu họa tinh xảo khéo léo.

Ngành nghệ thuật này đã thành công trong việc đổi mới nghệ thuật Hồi giáo bằng
cách kết hợp khái niệm trang trí truyền thống với khiếu thẩm mỹ hiện thực và sinh
động. Những họa sĩ yêu thích ngành hội họa này đang nỗ lực trong việc khôi phục
lại tiểu họa , để ngành tranh này quay trở lại đúng vị trí là đại diện cho hội họa của
Iran.
Reza Asle từ lâu đã ấp ủ một ước mơ - đó là được học trong trường học về tranh
tiểu họa của bậc thầy tiểu họa nổi tiếng Ba Tư Farshchiyan để có thể giới thiệu
môn nghệ thuật độc đáo này với tất cả mọi người. Ước mơ của Reza đã trở thành
sự thực, giờ đây ông đã có một phòng tranh tại tỉnh Zanjan - cách thủ đô Teheran
300km về phía Tây. Sau một khoảng thời gian dài trau dồi kiến thức về vẽ tranh
tiểu họa, Reza đã được công nhận là chuyên gia trong tiểu họa với những bức
tranh mô tả những câu chuyện của thế giới Hồi Giáo.
Điểm đặc biệt của nghệ thuật tiểu họa đó là người họa sĩ đôi khi dùng cọ vẽ chỉ
bằng một sợi tóc, điều này tạo nên những nét vẽ cực kỳ mảnh và tinh xảo. Trên
những trang giấy lớn, các lớp cảnh gồm nhiều nhân vật được sắp xếp từ dưới lên
trên, khoảng cách được thể hiện bằng sự chồng lên của các vật thể, một bức tranh
tiểu họa thể hiện được nhiều lớp cảnh và nhiều câu chuyện khác nhau.
Theo Reza, thành công của ông là đã vượt qua giới hạn về kích thước bức tranh và
đạt được sự pha trộn màu sắc. Chính điều này sẽ tạo cho người xem cảm giác nhân
vật trong tranh chuyển động.
Họa sỹ tiểu họa Reza Asle Najafi Fard cho biết: "Lịch sử tiểu họa Ba Tư bắt
nguồn từ Trung Quốc nhưng nó đã phát triển như một ngành mỹ thuật riêng có của
Ba Tư. Ngày nay, trong đời sống đương đại, tiểu họa không chỉ dùng trong tôn
giáo mà còn có cả những chủ đề về hiện thực xã hội".
Trong thế kỷ 19, vẽ tiểu họa ít được dùng hơn khi hội họa Iran mở cửa đón nhận


sự ảnh hưởng của phương Tây. Hiện nay, truyền thống đang được phát triển và
tiếp nối bởi bàn tay các hoạ sĩ Iran nổi tiếng trong đó có Reza Asle. Một số bảo
tàng nghệ thuật tại Iran đã sẵn sàng trưng bày những kiệt tác của Reza vừa để giới
thiệu tranh tiểu họa đến du khách, vừa thu hút thêm nhiều họa sỹ nối tiếp nghệ
thuật tranh này.

×