Câu 1: Hãy phân tích và viết chương trình PLC thực hiện trạm rót nhiên liệu.
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau:
- Băng tải A được quay bởi động cơ MA thực hiện cấp các lon, các lon này được chuyển
sang băng tải B sử dụng xilanh C3 khi cảm biến S6 báo có lon trên băng tải. Xinh lanh trở
về vị trí ban đầu khi cảm biến S1 báo.
- Cảm biến S2 phát hiện có lon trên băng tải B, đây là điều khiển cho phép băng tải B
chuyển. Băng tải B chuyển động khoảng khoảng 0.5m sử dụng cảm biến S3 (Sử dụng
động cơ bang tải MB và phanh điện từ DTB).
- Đồng thời với băng tải B chuyển động, thực hiện mở xilanh C1 để chất lỏng chảy từ
thùng chứa TA vào thùng định lượng TB, quá trình này sẽ báo hết nhiên liệu trong thùng
A bằng còi và bằng đèn khi S5 chuyển trạng thái xuống 0. Quá trình này dừng lại khi cảm
biến S4 báo.
- Khi S3 báo, thực hiện mở xilanh C2 để rót chất lỏng vào chai (Thời gian rót được đặt
10 giây).
- Khi quá trình rót được thực hiện xong (thời gian 10 giây hết), quá trình trên lại được lặp
lại.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì cần
phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
(5
điểm)
- Viết chương trình
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến báo hết hành trình của
xilanh
4 S2 I0.3 Đầu vào Báo có chai trên trên băng tải B
ở vị trí từ băng tải A sang.
5 S3 I0.4 Đầu vào
Báo chai ở vị trí cho phép rót
nhiên liệu
6 S4 I0.5 Đầu vào
Báo nhiên liệu trong thùng
định lượng đã đầy
7 S5 I0.6 Đầu vào
Báo hết nhiên liệu thùng chứa
A
8 S6 I0.7 Đầu vào
Báo có chai ở băng tải A
9 C1 Q0.0 Đầu ra Điều khiển xilanh C1
10 C2 Q0.1 Đầu ra Điều khiển xilanh C2
11 C3 Q0.2 Đầu ra Điều khiển xilanh C3
12 MA Q0.3 Đầu ra Động cơ băng tải A
13 MB Q0.4 Đầu ra Động cơ băng tải B
14 DTB Q0.5 Đầu ra Phanh điện từ
15 Fault Q0.6 Đầu ra Đèn báo hết nhiên liệu
16 Buzz Q0.7 Đầu ra Còi báo hết nhiên liệu
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 8 vào và 8 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc, bật động cơ
quay băng tải A (MA).
Kiểm tra núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra đầu vào cảm biến S6 và S2. Nếu S6 = 1 và S2 = 0 thì cấp điện cho
xilanh C1 để đẩy lon sang băng tải B, ngược lại chuyển sang bước 1.
Bước 3: Kiểm tra đầu vào cảm biến S1. Nếu S1 = 1 thì ngắt điện cho xilanh C1 để xilanh
trở về trạng thái ban đầu, ngược lại chuyển sang bước 3.
Bước 4: Kiểm tra đầu vào cảm biến S3 và S2. Nếu S2 = 1 và S3 = 0 thì thực hiện những
thao tác sau:
- Ngắt điện phanh điện từ DTB và cấp điện cho động cơ quay băng tải B (MB)
- Cấp điện cho xilanh C1
- Kiểm tra đầu vào cảm biến S3. Nếu S3 = 1 thì dừng động cơ MB và cấp điện
cho phanh từ DTB
1.0
- Kiểm tra cảm biến S4, nếu S4 = 1 thì ngắt điện xilanh C1
- Kiểm tra cảm biến S5, nếu S4 = 0 thì bật đèn và báo còi để thông báo hết
nhiên liệu trong thùng chứa TA (đèn Fault và còi Buzz).
- Nếu S3 = 1 và S4 = 1 thì chuyển sang bước 5. Ngược lại trở lại bước 4.
Bước 5: Kiểm tra đầu vào cảm biến S3 và và cờ báo chưa rót nhiên liệu. Nếu S3 = 1 và
cờ báo chưa rót nhiên liệu báo FALSE thì:
- Cấp điện cho xilanh C2
- Bật timer để trễ 10 giây
Bước 6: Kiểm tra cờ trạng thái đồng hồ thời gian rót. Nếu cờ có logic 1 thì chuyên sang
bước 1. Ngược lại trở về bước 6
4. Viết chương trình: Theo thuật toán và cách sử dụng lệnh của học viên 2.5
Câu 2: Hãy phân tích và viết chương trình PLC thực hiện quá trình điều khiển
đóng nắp chai.
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau:
- Cấp điện cho băng tải A cho đến khi cảm biến S1 báo có chai ở vị trí đóng
nắp.
- Cấp điện cho xilanh C2 cho đến khi cảm biến S7 bật lên,
- Mở xilanh C1 một phần đến khi cảm biến S3 bật lên và cùng thời điểm này
cấp điện cho van V1 để hút khí tạo chân không để giữ nắp.
- Thu xilanh C2 vào cho đến khi cảm biến S6 bật lên
- Mở xi lanh C1 cho đến khi cảm biến S2 bật lên và đồng thời ngắt điện cho van
V1 để thả nắp.
- Thu xilanh C1 vào cho đến khi cảm biến S8 bật lên
- Cảm biến S5 sử dụng để kiểm tra nắp đã được đóng chưa và đếm sản phẩm
- Lặp lại chu trình như trên
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì cần
phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5
điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến báo có chai ở vị trí
đóng nắp
4 S2 I0.3 Đầu vào Cảm biến báo hết hành trình của
xilanh C1 (vị trí mà đủ lực ép
nắp vào chai).
5 S3 I0.4 Đầu vào
Cảm biến báo vị trí xilanh C1
ở vị trí giữa
6 S4 I0.5 Đầu vào
Báo hành trình trở về hết của
xilanh C1
7 S5 I0.6 Đầu vào
Cảm biến báo nắp đã được
đóng và cũng sử dụng để đếm
sản phẩm.
8 S6 I0.7 Đầu vào
Báo hành trình trở về hết của
xilanh C2
9 S7 I1.0 Đầu vào
Báo hành trình ra hết của
xilanh C2
10 C1 Q0.0 Đầu ra Điều khiển xilanh C1
11 C2 Q0.1 Đầu ra Điều khiển xilanh C2
12 MB Q0.3 Đầu ra Động cơ băng tải B
13 V1 Q0.4 Đầu ra Van hút chân không
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 9 vào và 4 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc, bật động cơ
quay băng tải B (MB).
Kiểm tra núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra đầu vào cảm biến S6 và S2. Nếu S6 = 1 và S2 = 0 thì cấp điện cho
xilanh C1 để đẩy lon sang băng tải B, ngược lại chuyển sang bước 1.
Bước 3: Kiểm tra đầu vào cảm biến S1. Nếu S1 = 1 thì ngắt điện cho xilanh C1 để xilanh
trở về trạng thái ban đầu, ngược lại chuyển sang bước 3.
Bước 4: Kiểm tra đầu vào cảm biến S3 và S2. Nếu S2 = 1 và S3 = 0 thì thực hiện những
thao tác sau:
- Ngắt điện phanh điện từ DTB và cấp điện cho động cơ quay băng tải B (MB)
- Cấp điện cho xilanh C1
- Kiểm tra đầu vào cảm biến S3. Nếu S3 = 1 thì dừng động cơ MB và cấp điện
cho phanh từ DTB
1.0
- Kiểm tra cảm biến S4, nếu S4 = 1 thì ngắt điện xilanh C1
- Kiểm tra cảm biến S5, nếu S4 = 0 thì bật đèn và báo còi để thông báo hết
nhiên liệu trong thùng chứa TA (đèn Fault và còi Buzz).
- Nếu S3 = 1 và S4 = 1 thì chuyển sang bước 5. Ngược lại trở lại bước 4.
Bước 5: Kiểm tra đầu vào cảm biến S3 và và cờ báo chưa rót nhiên liệu. Nếu S3 = 1 và
cờ báo chưa rót nhiên liệu báo FALSE thì:
- Cấp điện cho xilanh C2
- Bật timer để trễ 10 giây
Bước 6: Kiểm tra cờ trạng thái đồng hồ thời gian rót. Nếu cờ có logic 1 thì chuyên sang
bước 1. Ngược lại trở về bước 6
4. Viết chương trình: Theo thuật toán và cách sử dụng lệnh của học viên 2.5
Câu 3: Hãy phân tích và viết chương trình PLC thực hiện quá trình điều khiển
đưa nhiên liệu vào chai.
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau:
- Khi có chai ở vị trí rót (được xác định bởi cảm biến S3).
- Để chất lỏng chảy từ thùng A sang thùng B được điều khiển bởi xilanh C1. Khi đóng
xilanh C1 để ngăn chất lỏng từ thùng A sang thùng B, dừng cấp cấp điện khi cảm biến
S7 = 1.
- Hệ thống ra lệnh mở xilanh C2 để cho chất lỏng trong thùng B vào chai (vị trí hết
hành trình mở van thùng chứa B được xác định bởi cảm biến S4 và vị trí đóng kín được
xác định bởi cảm biến S5).
- Mức chất lỏng trong chai được xác định bởi cảm biến S8, S9.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
(5 điểm)
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S2 I0.2 Đầu vào Cảm biến báo hết hành trình của
xilanh
4 S3 I0.3 Đầu vào Báo có chai trên trên băng tải B
ở vị trí từ băng tải A sang.
5 S4 I0.4 Đầu vào
Báo chai ở vị trí cho phép rót
nhiên liệu
6 S5 I0.5 Đầu vào
Báo nhiên liệu trong thùng
định lượng đã đầy
7 S6 I0.6 Đầu vào
Báo hết nhiên liệu thùng chứa
A
8 S7 I0.7 Đầu vào
Báo có chai ở băng tải A
9 S8 I1.0 Đầu vào
10 S9 I1.1 Đầu vào
11 C1 Q0.0 Đầu ra Điều khiển xilanh C1
12 C2 Q0.1 Đầu ra Điều khiển xilanh C2
13 C3 Q0.2 Đầu ra Điều khiển xilanh C3
14 MA Q0.3 Đầu ra Động cơ băng tải A
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 10 vào và 4 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc. Kiểm tra
núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2
Bước 2: Kiểm tra cảm biến S3, nếu S3 = 1 thì:
- Mở xilanh 1 cho đến khi S5 = 1
- Kiểm tra nếu S8 = 1 và S9 = 1 thì đóng xilanh C1
- Xilanh C1 được cấp điện đến khi cảm biến S4 = 1.
Bước 3: Bật động cơ băng tải MA nếu S2 = 1 để quay băng tải cho đến khi cảm biến
S3=1. Ngược lại lặp lại bước 3
Bước 4: Chuyển về bước 1.
1.0
4. Viết chương trình: Theo thuật toán và cách sử dụng lệnh của học viên 2.5
Câu 4: Hãy phân tích và viết chương trình PLC thực hiện quá trình điều khiển
vận chuyển hàng tự động như trên hình vẽ sau:
Nguyên lý làm việc như sau:
- Sản phẩm đầu vào được đưa vào bởi băng tải quay bởi động cơ MR.
- Khi cảm biến S3 = 1 thì cấp điện cho C2 và trễ 1 thời gian sao cho xilanh đi
hết hành trình đẩy sản phẩm đến đúng vị trí. Đồng thời lúc này cấp điện cho C1
cho đến khi S2 = 1.
- S1 là cảm biến sử dụng để đếm số sản phẩm đã được đẩy sang vị trí xếp
hàng.
- Khi S6 = 1 và bộ đếm báo đã có 3 sản phẩm được xilanh C2 đẩy đi, thì cấp
điện cho C3 đẩy sản phẩm từ A sang B. Ngắn điện được xác định bởi các cảm
biến S4 và S5.
- Khi S9 = 1 và S4 = 1 thì cấp điện cho xilanh C4 để đẩy sản phẩm lên xe,
cho đến khi S7 = 1 thì cấp điện để xilanh về vị trí ban đầu (xác định bởi S8 = 1)
- Hành trình trên được lặp đi lặp lại.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
(5 điểm)
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến đếm sản phẩm
4 S2 I0.3 Đầu vào Cảm biến báo xilanh về vị trí
ban đầu
5 S3 I0.4 Đầu vào
Báo sản phẩm đã sẵn sàng cho
đẩy sang vị trí A
6 S4 I0.5 Đầu vào Cảm biến báo xilanh về vị trí
ban đầu
7 S5 I0.6 Đầu vào Cảm biến báo xilanh ở vị trí mở
hết cỡ
8 S6 I0.7 Đầu vào Cảm biến báo đã đủ số sản phẩm
ở vị trí A
9 S7 I1.0 Đầu vào Cảm biến báo xilanh ở vị trí mở
hết cỡ
10 S8 I1.1 Đầu vào Cảm biến báo xilanh về vị trí
ban đầu
11 S9 I1.2 Đầu vào Cảm biến báo sản phẩm đã ở vị
trí để đẩy sang xe.
12 C1 Q0.0 Đầu ra Điều khiển xilanh C1
13 C2 Q0.1 Đầu ra Điều khiển xilanh C2
14 C3 Q0.2 Đầu ra Điều khiển xilanh C3
15 C4 Q0.3 Đầu ra Điều khiển xilanh C4
16 MR Q0.3 Đầu ra Động cơ băng tải A
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 11 vào và 5 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc. Kiểm tra
núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2
Bước 2: Cấp điện cho động cơ quay băng tải MR
Bước 3: Đếm số sản phẩm mỗi khi S1 = 1.
Bước 4: Nếu S1 chuyển trạng thái từ 1 xuống 0, thực hiện trễ 2 giây rồi cấp điện cho
xilanh C1. Nếu cảm biến S3, nếu S3 = 1 thì:
1.0
- Mở xilanh C2
- Trễ khoảng 10 giây
Bước 5:
- Sau khi hêt thời gian trễ cắt điện cho xilanh C2
- Khi S2 = 1 và số sản phẩm nhỏ hơn 3 thì cắt điện để xilanh C1 tự trả về
Bước 6: Khi bộ đếm báo đã có 3 sản phẩm và cảm biến S6 = 1, cấp điện cho xilanh C3
cho đến khi S5 = 1 thì cắt điện. Xóa bộ đếm đếm sản phẩm.
Bước 7: Khi cảm biến S9 = 1 và S4 = 1 thì cấp điện cho xilanh C4. Khi S7 = 1 thì cắt
điện xilanh C4.
Bước 8: Chuyển về bước 1.
4. Viết chương trình: Theo thuật toán và cách sử dụng lệnh của học viên 2.5
Câu 5: Hãy phân tích và viết chương trình PLC thực hiện quá trình điều khiển
rót nhiên liệu tự động như trên hình vẽ sau. Chất lỏng được bơm vào 2 thùng
chứa bởi động cơ bơm và van V1 và V2. Việc xác định hai thùng đầy và cạn
thông qua các cảm viến UL1, LL1 và UL2, LL2. Các van V3, V4 cho phép chất
lỏng chảy vào thùng xe.
Nguyên lý làm việc như sau:
Khi xe vào vị trí, người vận hành ấn núm Start để bắt đầu thực hiện quá trình bơm.
- Khởi động cơ bơm. Các van V3, V4 đóng
- Mở van V1 và V2 để nhiên liệu bơm vào hai thùng định lượng A và B
- Khi các cảm biến UL1 = 1 và UL2 = 1 thì đóng van V1 và V2 và ngắt điện cho bơm
- Mở các van V3 và V4 cho đến khi LL1 = 0 và LL2 = 0 thì đóng các van này lại
- Lặp lại cho đến khi đủ định lượng là mỗi thùng được bơm 3 lần thùng định lượng
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến đếm sản phẩm
4 UL1 I0.3 Đầu vào Cảm biến báo mức cao thùng
định lượng A
5 LL1 I0.4 Đầu vào Cảm biến báo mức thấp thùng
định lượng A
6 UL2 I0.5 Đầu vào Cảm biến báo mức cao thùng
định lượng B
7 LL2 I0.6 Đầu vào Cảm biến báo mức thấp thùng
định lượng B
8 V1 Q0.0 Đầu ra Điều khiển van 1
9 V2 Q0.1 Đầu ra Điều khiển van 2
10 V3 Q0.2 Đầu ra Điều khiển van 3
11 V4 Q0.3 Đầu ra Điều khiển van 4
12 PUMP Q0.3 Đầu ra Động cơ băng tải A
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 11 vào và 5 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ
(CPU 224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc. Kiểm tra
núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2 hoặc số
lần thùng địng lượng nhỏ hơn 3.
Bước 2: Cấp điện cho động cơ bơm nhiên liệu PUMP
Bước 3: Mở van V1 và V2, đóng van V3 và V4.
Bước 4: Kiểm tra van UL1 và UL2. Nếu UL1 = 1 thì cắt điện van V1 và cắt V2 khi
UL2 = 1. Ngược lại chuyển lại bước 4.
Bước 5: Nếu UL1 = 1 và UL2 = 1, thì ngắt điện động cơ bơm nhiên liệu PUMP. Mở
van V3 và V4 để nhiên liệu chảy vào thùng xe.
Bước 6: Đóng các van V3 và V4 tương ứng khi các cảm biến LL1 và LL2 chuyển
trạng thái từ 1 xuống 0.
Bước 7: Chuyển về bước 1.
1.0
4. Viết chương trình: Theo thuật toán và cách sử dụng lệnh của học viên 2.5
Câu 6: Hãy phân tích và viết chương trình PLC đảo chiều tự động động cơ. Khi ấn nút
START, vật M chuyển động về bên trái cho đến khi S1 đóng lại. Khi S1 đóng lại,
chương trình thực hiện đảo chiều động cơ. Khi vật M chuyển động đóng công tắc S2,
chương trình thực hiện đảo chiều động cơ. Quá trình trên được thực hịên tự động và chỉ
khi dừng khi ấn nút STOP
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì cần
phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5
điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Đầu vào giới hạn từ cảm biến S1
4 S2 I0.3 Đầu vào Đầu vào giới hạn từ cảm biến S1
5 Thuận Q0.0 Đầu ra Rơle cấp nguồn cho động cơ
quay thuận
6 Thuận Q0.1 Đầu ra Rơle cấp nguồn cho động cơ
quay ngược
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 4 vào và 2 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép động cơ sẽ chạy theo một chiều hoặc
thuận, hoặc ngược (tùy theo cách lập trình)
Bước 2: Kiểm tra cảm biến S1
1.0
M
S1
S2
- Nếu S1 = 1 thì thực hiện đảo chiều động cơ,
- Bếu S1 = 0 thi không thay đổi gì.
- Chuyển sang bước 4
Bước 3: Kiểm tra cảm biến S2
- Nếu S2 = 1 thì thực hiện đảo chiều động cơ,
- Bếu S2 = 0 thi không thay đổi gì.
- Chuyển sang bước 4
Bước 4: Động cơ chạy theo chiều đang được lựa chọn
Bước 5: Kiểm tra núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang
bước 2
4. Viết chương trình: Tùy theo thuật toán và cách sử đụng lệnh của học viên 2.5
Câu 7. Viết chương trình điều khiển đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư theo quy luật
sau: Mô tả việc điều khiển tín hiệu đèn giao thông ở các giao lộ với các thông
số về thời gian như sau : Đèn Xanh 1 sáng 25 giây, đèn Đỏ 1 sáng 30 giây, đèn
Vàng 1 sáng 5 giây. Khởi động hệ thống bằng cách nhấn START, dừng bằng cách
nhấn STOP. (Yêu cầu sử dụng lệnh timer và lệnh xử lý bít không sử dụng lệnh sso
sánh)
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 D1 Q0.0 Đầu ra Đèn đỏ 1
1
4 D2 Q0.1 Đầu ra Đèn đỏ 2
5 X1 Q0.2 Đầu ra Đèn xanh 1
6 X2 Q0.3 Đầu ra Đèn xanh 2
7 V1 Q0.4 Đầu ra Đèn vàng 1
8 V2 Q0.5 Đầu ra Đèn vang 2
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 4 vào và 2 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm Start, nếu ấn, cho phép hệ thống vào chế độ làm việc.
Kiểm tra núm Stop. Nếu Stop = 1 then dừng hệ thống, ngược lại chuyển sang bước 2
Bước 2: Khởi tạo các thao tác sau:
- Khởi động Timer cho đèn đỏ 1 với thời gian là 30 giây
- Khởi động Timer cho đèn xanh 2 với thời gian là 25 giây
- Bật đầu ra lên 1 cho đèn đỏ 1 và xanh 2
Bước 2: Kiểm tra bít trạng thái của Timer cho đèn xanh 2
- Nếu bít trạng thái bằng 1 thì tắt đèn xanh 2
- Khởi động timer cho đèn vàng 2 với thời gian là 5 giây
- Bật đèn vàng 2 và chuyển sang bước 3
Ngược lại: quay lại bước 2
Bước 3: Kiểm tra bít trạng thái của Timer cho đèn đỏ 1 hoặc vàng 2
- Nếu bít trạng thái bằng 1 thì tắt đỏ 1 và vàng 2
- Khởi động timer cho đèn xanh 1 và đỏ 2 tương ứng với thời gian là 25 và 30
giây
- Bật đèn đỏ 2, xanh 1 và chuyển sang bước 4
Ngược lại: quay lại bước 3
Bước 4: : Kiểm tra bít trạng thái của Timer cho đèn xanh 1
- Nếu bít trạng thái bằng 1 thì tắt đèn xanh 1
- Khởi động timer cho đèn vàng 1 với thời gian là 5 giây
- Bật đèn vàng 1 và chuyển sang bước 5
Ngược lại: quay lại bước 4
Bước 5: Kiểm tra bít trạng thái của Timer cho đèn đỏ 2 hoặc vàng 1
- Nếu bít trạng thái bằng 1 thì tắt đỏ 2 và vàng 1
- Chuyển sang bước 2
Ngược lại: quay lại bước 5
1.0
4. Viết chương trình: Tùy theo thuật toán và cách sử đụng lệnh của học viên 2.5
Câu 8. Xác định mức ưu tiên trong các cuộc thi (minh họa trên hình dưới đây)
Các yêu cầu của bài toán:
• Sau khi host đã đọc xong câu hỏi
• Các người chơi ấn núm trước mặt để xác định người nào ấn đầu and tiên
• Chuông sẽ kêu trong 10 giây khi bất kỳ một trong những người chơi ấn
núm
• Đèn chỉ thị phía trước mỗi người chơi sẽ sáng và chỉ được xóa khi host ấn
núm chuyển mạch.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín
hiệu
Giải thích
1 PB1 I0.0 Đầu vào Núm ấn để hệ thống bắt đầu
2 PB2 I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 PB3 I0.2 Đầu vào Đầu vào giới hạn từ cảm biến S1
4 RESET I0.3 Đầu vào Đầu vào giới hạn từ cảm biến S1
5 D1 Q0.0 Đầu ra Rơle cấp nguồn cho động cơ
quay thuận
6 D2 Q0.1 Đầu ra Rơle cấp nguồn cho động cơ
quay ngược
1
7 D3 Q0.2 Đầu ra
8 CHUONG Q0.3 Đầu ra
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 4 vào và 2 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra núm ấn lần lượt của từng người chơi, nếu núm ấn của hai người chơi
còn lại vẫn chưa ấn thì cho phép chuông kêu, bật đèn của người chơi tương ứng sáng
và khởi tạo đồng hồ thời gian cho chuông
Bước 2: Kiểm tra đồng hồ thời gian đã chạy hết chưa để ngắt chuông, hoặc MC hủy
quyền trả lời của người chơi.
Bước 3: Nếu trả lời xong, MC xóa trạng thái ưu tiên về trạng thái ban đầu, chương
trình trở về bước 1.
1.0
4. Viết chương trình: Tùy theo thuật toán và cách sử đụng lệnh của học viên 2.5
Câu 9: Điều khiển dây chuyền đóng gói hoa quả. Nội dung bài toán như sau: Khi
ấn núm START được ấn, băng tải vận chuyển hộp quay. Khi có hộp vào vị trí,
băng tải hộp dừng lại và băng tải vận chuyển hoa quả (táo) bắt đầu quay. Cảm
biến đếm đến 10 quả táo. Băng tải hoa quả sẽ dừng và băng tải hộp được khởi
động lại. Bộ đếm được xóa và hoạt động sẽ được lặp lại cho đến khi núm STOP
được ấn.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Bài toán gồm các đầu vào/ra như sau:
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín
hiệu
Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Khởi động hệ thống
1
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến hộp
4 S2 I0.3 Đầu vào Cảm biến quả
5 BoxPro Q0.0 Đầu ra Tín hiệu điều khiển băng tải quả
6 BoxCon Q0.1 Đầu ra Tín hiệu điều khiển băng tải hộp
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 4 vào và 2 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra điều khiển bắt đầu. Nếu núm Start ấn, cho phép hệ thống chạy
Bước 2: Kiểm tra hộp có ở vị trí không, nếu có thì thực hiện bước 4, còn không thực
hiện bước 3
Bước 3: Khởi động băng tải hộp cho đến khi cảm biến hộp báo có hộp ở vị trí đóng sản
phẩm
Bước 4: Khởi động băng tải quả cho đến khi cảm biến đếm sản phẩm báo đã đủ số sản
phẩm cần đóng
Bước 5: Khởi động băng tải hộp, chuyển sang bước 2
Bước 6: Kiểm tra tín hiệu Stop, nếu có logic bằng 1 thì dừng hệ thống
1.0
4. Viết chương trình: Tùy theo thuật toán và cách sử đụng lệnh của học viên 2.5
Câu 10: Hệ thống điều khiển xe ra vào bãi xe với nội dung như sau: Hệ thống
điều khiển bãi đậu xe chứa tối đa là 12 chiếc. Mỗi lần xe vào, PLC tự động tăng
thêm 1 bởi cảm biến phát hiện xe S1. Bất kỳ một chiếc xe nào đi ra khỏi bãi, PLC
sẽ tự động giảm đi 1 bởi cảm biến phát hiện S2. Khi 12 chiếc xe được đăng ký,
bảng hiệu đầy xe sẽ được sáng lên thông báo đến các xe không được vào nữa.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín
hiệu
Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Khởi động hệ thống
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến cửa vào báo xe vào
4 S2 I0.3 Đầu vào Cảm biến cửa đầu ra báo xe ra
5 D1 Q0.0 Đầu ra Đèn tín hiệu báo vẫn còn chỗ
6 D2 Q0.1 Đầu ra Đèn báo hết chỗ để xe
7 BRVM Q0.2 Đầu ra Mở barrier cửa vào
8 BRVD Q0.3 Đầu ra Đóng barrier cửa vào
9 BRRM Q0.4 Đầu ra Mở barrier cửa ra
10 BRRD Q0.5 Đầu ra Đóng barrier cửa ra
1
2. Chon PLC:
Với đầu vào ra như trên 4 vào và 6 ra thì chúng ta dùng CPU PLC S7-200 là đủ (CPU
224)
0.5
3. Lưu đồ thuật toán:
Bước 1: Kiểm tra điều khiển bắt đầu. Nếu núm Start ấn, cho phép hệ thống chạy
Bước 2: Kiểm tra bộ đếm, nếu số xe bằng 12 thì báo đèn đỏ báo đầy và ra lệnh không
cho phép mở barrier cửa vào. Ngược lại báo đèn còn chỗ.
Bước 3: Khi có xe đến phát hiện bởi cảm biến cửa vào S1, cấp điện cho động cơ mở
barrier cửa vào (BRVM) đồng thời đếm số xe vào. Trễ 30 giây sau khi S1 chuyển trạng
thái từ 1 xuống 0 thì đóng barrier lại (BRVD)
Bước 4: Khi 1 xe ra phát hiện bởi cảm biến S2, thì:
- Cấp điện mở barrier cửa ra (BRRM)
- Trừ đi một số xe có trong bãi
Bước 5: Khi cảm biến S2 chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 thì trễ 30s sau đó ra lệnh đóng
barrier lại (BRRD)
Bước 6: Kiểm tra tín hiệu Stop, nếu núm này ấn thì dừng hệ thống, nếu không chuyển
sang bước 1.
1.0
4. Viết chương trình: Tùy theo thuật toán và cách sử đụng lệnh của học viên 2.5
Câu 11: Viết chương trình PLC điều khiển đóng/mở cửa tự động với những yêu
cầu sau: Khi có người (vật) vào hoặc ra được phát hiện bởi cảm biến, bộ điều
khiển cấp nguồn cho động cơ theo chiều mở cửa. Động cơ chạy cho đến khi công
tắc hành trình cuối đóng lại. Khi không có người và cửa đã mở hết thì trễ 10 giây
sau đó đóng cửa lại cho đến khi cảm biến hành trình đóng bật lên. Nếu đang
đóng mà cảm biến phát hiện có người ra/vào thì lại điều khiển cửa mở ra.
Chú ý: Khi thực hiện phải làm những bước sau:
- Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
- Chọn PLC và mô đun mở rộng (nếu cần - Nếu số đầu vào/ra quá nhiều thì
cần phải chọn thêm mô đun mở rộng)
- Xây dựng lưu đồ thuật toán
- Viết chương trình
(5 điểm)
Trả lời: Điểm
1. Phân tích bài toán để xác định số đầu và kiểu loại vào/ra
Stt Ký hiệu Địa chỉ Kiểu tín
hiệu
Giải thích
1 Start I0.0 Đầu vào Khởi động hệ thống
2 Stop I0.1 Đầu vào Núm ấn dừng hệ thống
3 S1 I0.2 Đầu vào Cảm biến báo cửa đã mở hết
4 S2 I0.3 Đầu vào Cảm biến báo cửa đã đóng
5 S3 I0.4 Đầu vào Cảm biến báo có người hoặc vật
1