Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

CÁC KHÁI NIỆM TRONG HỆ THỐNG ASTERISK - Chương 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.49 KB, 17 trang )

Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
19
Công ty có khả năng tiếp nhận cùng một lúc 10 cuộc gọi như thế cuộc gọi thứ
11 gọi đến thì hệ thống giải quyết như thế nào?. Bình thường thì sẽ nghe tín hiệu
bận nhưng với chức năng phân phối cuộc gọi sẽ đưa thuê bao đó vào hàng đợi để
chờ trả lời, trong khi chờ trả lời cuộc gọi thuê bao có thể nghe những bài hát hay do
asterisk cung cấp, trong lúc này nếu 1 trong mười số điện thoại trở về trạng thái rỗi
thì cuộc gọi đang chờ sẽ được trả lời. Giống như chức năng của dịch vụ 1080 hay
116 của Bưu Điện Thành Phố vậy.
2 CÁC KHÁI NIỆM TRONG HỆ THỐNG ASTERISK
1 GIỚI THIỆU
Trong chương này sẽ giải thích rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống
asterisk, cung cấp những kiến thức nền tảng, những khái niệm cần thiết để thiết kế
triển khai xây dựng hệ thống điện thoại với Asterisk.
2 PBX - Private Branch Exchange
PBX hay còn gọi là PABX - Private Automatic Branch Exchange là hệ thống
tổng đài nội bộ được đặt tại nhà thuê bao, từ Automatic ở đây muốn nói đến là hệ
thống tổng đài điện tử tự động nhưng hiện nay đa số là tổng đài PBX điện tử tự
động nên từ trên thực sự không còn cần thiết nữa.
PBX với mục tiêu chia sẻ nhiều thuê bao nội bộ gọi ra thế giới bên ngoài
thông qua một vài đường trung kế hay nói một cách khác PBX là hệ thống trung
chuyển giữa các đường dây điện thoại bên ngoài từ công ty điện thoại và máy điện
thoại nội bộ trong tổng đài PBX. Vì thế nên số lượng máy điện thoại nội bộ luôn
nhiều hơn số đường dây nối đến PBX từ bên ngoài.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
20
PBX thực hiện chuyển mạch cuộc gọi các máy điện thoại nội bộ với nhau và
với các máy điện thoại bên ngoài thông qua đường trung kế. Đồng thời thực hiện
chuyển mạch các cuộc gọi điện thoại từ bên ngoài vào các máy điện thoại nội bộ.
Ngoài việc chuyển mạch cuộc gọi PBX cung cấp nhiều tính năng sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau của khách hàng mà bản thân các đường dây điện


thoại từ công ty điện thoại kết nối đến không thể thực hiện được, các tính năng như
tương tác thoại(IVR), Voicemail, phân phối cuộc gọi tự động(ADC)…
Hiện nay với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ VoIP, chúng ta còn có
thêm thuật ngữ IP PBX. Đây là hệ thống chuyển mạch PBX với công nghệ Voip.
3 VOIP - Voice Over Internet Protocol
Voice over Internet Protocol (VoIP) là một công nghệ cho phép truyền thoại
sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. Voip là một
trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối
với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ.
Voip có thể vừa thực hiện mọi loại cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh
truyền thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Do
các ưu điểm về giá thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên voip
hiện nay được triển khai một các rộng rãi.
Dịch vụ điện thoại voip là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, nguyên tắc của
VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ
các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được
ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói
ban đầu.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
21
Các cuộc gọi trong VoIP dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cả chuyển mạch
kênh và chuyển mạch gói. Trong mỗi loại chuyển mạch đều có ưu, nhược điểm
riêng của nó. Trong kỹ thuật chuyển mạch kênh giành riêng cho một kênh truyền
giữa hai thiết bị đầu cuối thông qua các node chuyển mạch trung gian. Trong
chuyển mạch kênh tốc độ truyền dẫn luôn luôn cố định(nghĩa là băng thông không
đổi) , với mạng điện thoại PSTN tốc độ này là 64kbps, truyền dẫn trong chuyển
mạch kênh có độ trễ nhỏ.
Trong chuyển mạch gói các bản tin được chia thành các gói nhỏ gọi là các
gói, nguyên tắc hoạt động của nó là sử dụng hệ thống lưu trữ và chuyển tiếp các gói
tin trong nút mạng. Đối với chuyển mạch gói không tồn tại khái niệm kênh riêng,

băng thông không cố định có nghĩa là có thể thay đổi tốc độ truyền, kỹ thuật chuyển
mạch gói phải chịu độ trễ lớn vì trong chuyển mạch gói không quy định thời gian
cho mỗi gói dữ liệu tới đích, mỗi gói có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau để
tới đích, chuyển mạch gói thích hợp cho việc truyền dữ liệu vì trong mạng truyền dữ
liệu không đòi hỏi về thời gian thực như thoại, để sử dụng ưu điểm của mỗi loại
chuyển mạch trên thì trong voip kết hợp sử dụng cả hai loại chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói.
4 PSTN – Public Switched Telephone Network
PSTN là mạng chuyển mạch điện thoại công cộng hay nói cách khác là mạng
kết nối tất cả các hệ thống tổng đài chuyển mạch-mạch.
Để hiểu rõ hơn hãy xem xét mạng PSTN với mạng Internet về khía cạnh
chuyển thoại trên đó. Chuyển mạch mạch muốn thực hiện cuộc gọi giữa hai thuê
bao thì hệ thống phải giành riêng một kênh truyền 64kbps để chuyển tải tín hiệu
thoại trên đó, Còn cuộc gọi điện thoại trên mạng Internet thì tín hiệu thoại được
đóng gói và chuyển đi trên cùng kênh truyền với nhiều dịch vụ khác. Vì lẽ đó chất
lượng cuộc gọi trên mạng PSTN bao giờ cũng tốt hơn trên mạng Internet nhưng đổi
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
22
lại chi phí lại đắc hơn rất nhiều, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế, nên phải cần cân
nhắc kỹ khi sử dụng.
PSTN được phát triển trên chuẩn ITU(International Telecommunication
Union) còn mạng Internet được phát triển trên chuẩn IETF(Internet Engineering
Task Force) cả hai mạng trên đều sử dụng địa chỉ để định tuyến cuộc gọi, PSTN sử
dụng các con số điện thoại để chuyển mạch cuộc gọi giữa các tổng đài điện thoại
trong khi đó trên mạng Internet, địa chỉ IP sẽ được sử dụng để định tuyến các gói
thoại.
5 TDM – Time Division Multiplexing
Là kỹ thuật ghép kênh phân chia thời gian nhiều tín hiệu có thể truyền đồng
thời trên một đường truyền, TDM được sử dụng chuyển thoại trong hệ thống mạng
PSTN. Có hai chuẩn ghép kênh TDM cơ bản là E1 với 30 kênh thoại trên một

khung tốc độ 2Mbps và T1 với 24 kênh thoại tốc độ 1.5Mbps.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
23
Hình Minh họa ghép kênh phân chia theo thời gian
6 Các hình thức báo hiệu giao tiếp TDM.
1 FXO và FXS
FXO (Foreign Exchange Office) là thiết bị nhận tín hiệu từ tổng đài gửi đến
như dòng chuông, tín hiệu nhấc gác máy, tín hiệu mời quay số, gửi và nhận tín hiệu
thoại… FXO giống như máy Fax hay modem dial-up 56k vậy. Dùng để kết nối với
đường dây điện thoại.
FXS (Foreign Exchange Station) là thiết bị tại nơi cung cấp đường dây điện
thoại, thiết bị FXS sẽ cung cấp tín hiệu mời quay số(dialtone), dòng chuông, hồi âm
chuông(ring tone). Trong đường dây Analog FXS cung cấp dòng chuông và điện áp
cho điện thoại hoạt động ví dụ FXS cung cấp điện áp -48VDC đến máy điện thoại
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
24
Analog trong suốt thời gian đàm thoại và cung cấp 90VAC(20hz) để phát điện áp
rung chuông. Thiết bị FXS phát còn thiết bị FXO nhận.
Card TDM sử dụng trong hệ thống asterisk thường tích hợp vừa thiết bị FXO
vừa là thiết bị FXS(Giống bộ ATA) FXO để kết nối với đường dây điện thoại còn
FXS dùng để kết nối với máy điện thoại analog thông thường dùng để chuyển mạch
cuộc gọi TDM qua hệ thống asterisk(Xem thêm trong phần cấu hình cho kênh
TDM).
Tóm lại cần nắm:
· FXS được kết nối với FXO giống với đường dây điện thoại nối với máy
điện thoại.
· FXS cung cấp nguồn cho điện thoại FXO(điện thoại Analog)
Hình a) Máy điện thoại vai trò FXO kết nối với FXS(PSTN), Hình b) PBX
kết nối với FXO và FXS, Hình c) ATA đóng vai trò như FXS để kết nối với máy
điện thoại vai trò FXO.

Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
25
2 Báo hiệu Analog giữa đầu cuối và tổng đài
Khi chúng ta nhấc mấy điện thoại để gọi thì nghe tín hiệu mời quay số, khi
cuộc gọi gọi đầu bên kia bị bận thì chúng ta nghe tín hiệu bận(busy tone) các loại
tín hiệu như vậy gọi là các tín hiệu báo hiệu analog. Các tín hiệu như: Mời quay số,
tín hiệu bận, rung chuông, trạng thái nhấc gác máy. Các loại tín hiệu trên được trao
đổi giữa thiết bị FXO và FXS.
Có nhiều phương thức báo hiệu khác nhau ứng với từng nơi sử dụng, vì thế
tại nơi kết nối với đường dây điện thoại cần xem xét họ đang sử dụng phương thức
báo hiệu gì, từ đó chúng ta khai thác loại tín hiệu báo hiệu cho thích hợp, các
phương thức báo hiệu như Loop Start, Ground Start. Một minh họa cho việc sử
dụng sai phương thức báo hiệu là khi chúng ta khai báo phương thức báo hiệu giữa
hệ thống Asterisk và đường dây điện thoại khác nhau thì dẫn đến Asterisk sẽ không
nhận biết được tín hiệu gác máy, điều này sẽ làm cho asterisk không báo giờ giải tỏa
được cuộc gọi để thực hiện cuộc gọi mới.
3 Báo hiệu giữa các tổng đài
SS7 hệ thống báo hiệu số 7 được phát triển bởi AT&T và ITU là hệ thống
báo hiệu chuyển các cuộc gọi giữa các tổng đài trong mạng PSTN. Trong hệ thống
báo hiệu số 7 tín hiệu chuyển tải trên đường trung kế kết nối giữa hai tổng đài gồm
có hai mạch riêng, một cho thoại và một cho báo hiệu, như vậy thoại và báo hiệu có
thể chuyển trên hai kênh vật lý khác nhau.
7 Báo Hiệu trên mạng điện thoại VoIP
1 SIP Session Initiation Prorocol
Sip là giao thức Internet dành cho báo hiệu VoIP được phát triển bởi IETF
cung cấp vài chức năng giống hệ thống báo hiệu số 7 nhưng dựa trên nền IP. Một
chức năng giống báo hiệu số 7 đó là báo hiệu và thoại chuyển tải trên hai kênh
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
26
riêng. Giao thức SIP thực hiện chức năng thiết lập và báo hiệu cuộc gọi, khi nói đến

báo hiệu cuộc gọi là chỉ định các tín hiệu báo hiệu như: tín hiệu mời quay số, tín
hiệu bận…
2 Proxy server
Mặc dầu hai thiết bị SIP có thể liên lạc trực tiếp với nhau để khởi tạo cuộc
gọi nhưng trong giao thức SIP còn có chức năng Proxy để linh hoạt hơn trong thiết
lập cuộc gọi. Proxy Server sẽ làm nhiệm vụ ghi nhận tất cả các số điện thoại được
phía client đăng ký đến qua bản tin “Registration”. Khi một client khác thực hiện
cuộc gọi thì thực sự Client đó không biết số điện thoại cần gọi đang ở đâu nên thông
qua Proxy server để tìm kiếm thiết lập cuộc gọi.
+
Hình Đăng ký từ Client đến SIP Proxy, Với Giao thức SIP đường báo hiệu và
thoại riêng.
3 RTP vá NAT
Các cuộc gọi trên Internet với giao thức SIP được chia thành các gói thoại và
được chuyển qua giao thức RTP(Real Time Protocol) . RTP là giao thức không chỉ
thực hiện chuyển các gói thoại qua Internet mà còn có cả video nữa. Một cuộc gọi
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
27
thông thường có hai hướng thông tin là nhận và phát, RTP làm việc chuyển các gói
dữ liệu thoại cũng trên hai hướng.
NAT Network Address Translators là một trở ngại lớn trong giao thức RTP.
Mạng sử dụng NAT là một mạng chia sẻ nhiều địa chỉ IP nội bộ với một địa chỉ IP
Công cộng để kết nối với thế giới bên ngoài. NAT dùng để chia sẻ nhiều máy tính
trong mạng LAN nội bộ sử dụng được Internet, nhưng cũng chính vì thế mà các máy
tính nội bộ gặp khó khăn trong việc thực hiện cuộc gọi VoIP qua Internet. Đó chính
là vấn để trở ngại khi truyền thoại qua giao thức RTP.
Hình Minh họa hoạt động của NAT
Trong Giao thức RTP như chúng ta đã biết đó là thoại được chuyển trên hai
đường khác nhau là đường phát và đường thu, Vấn đề NAT nằm ở chỗ tín hiệu
thoại từ bên ngoài vào bên trong qua giao thức RTP không thực hiện được còn chiều

ngược lại thì thực hiện tốt. Hay nói cách khác vấn đề NAT làm cho các cuộc gọi từ
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
28
Internet đàm thoại vào các máy nội bộ qua NAT thì không nghe được, còn trong
trường hợp các cuộc gọi từ các máy nội bộ ra các máy internet thì nghe tốt.
Vấn đề NAT trên được giải quyết trong Asterisk bằng việc khai báo thông số
NAT=yes trong cấu hình kênh giao thức SIP.
4 IAX – Inter Asterisk eXchange
IAX là giao thức báo hiệu Voip được phát triển bởi tác giả của phần mềm
Asterisk để khắc phục những hạn chế trong giao thức SIP. Không giống như giao
thức SIP chuyển tải thoại và báo hiệu trên hai kênh khác nhau (out of band), IAX
chuyển tải thoại và báo hiệu trên cùng một kênh(in band). IAX giải quyết được vấn
đề NAT đề cập trên phần giao thức SIP. Mặc khác IAX là giao thức tối ưu trong
việc sử dụng băng thông, cho phép nhiều gói dữ liệu thoại trên cùng một IP header,
cơ chế chuyển tải nhiều cuộc gọi trên cùng một gói IP được gọi là trung kế(Trunk).
Có thể giải thích thêm cơ chế trung kế như sau: Giả sử Tôi cần gửi 5 bức thư
tới người bạn của Tôi, Tôi sẽ có hai hình thức để thực hiện, thứ nhất là mỗi bức thư
Tôi bỏ vào một phong bì vậy tổng cộng tôi phải sử dụng 5 phong bì để gửi đi 5 bức
thư, Cách thứ hai là Tôi bỏ 5 bức thư vào 1 phong bì và gửi đi vậy tổng cộng Tôi
chỉ tốn 1 phong bì, Qua phân tích trên rõ ràng việc 5 bức thư vào một phong bì sẽ
tiết kiệm hơn so với 5 bức thư với 5 phong bí. Cơ chế trên cũng giống như nhiều
cuộc gọi được đóng thành gói và chuyển đi trên đường trung kế.
Tóm lại: IAX là giao thức dành cho VoIP mới nhất cho đến thời điểm này với
nhiều ưu điểm hấp dẫn như:
+ Tối thiểu sử dụng băng thông.
+ Trong suốt với NAT.
+ Hiệu quả với cơ chế trung kế.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
29
8 Thiết Bị VoIP

1 Voip Phone
Đây là thiết bị phần cứng kết nối với mạng VoIP giống như máy điện thoại để
bàn thông thường nhưng dành cho VoIP, cần phải thực hiện cấu hình trước khi sử
dụng.
Lưu ý một số tính năng khi thực hiện mua thiết bị điện thoại VoIP:
+ Low bandwidth : hỗ trợ Codec nào, G729 là tốt nhất hiện nay.
+ Web Interface : Phải có giao tiếp thiết lập cấu hình thân thiện dễ sử dụng.
+ Audio Interface : Có speaker phone hay không?
Giá thành của điện thoại voip IP đắc hơn điện thoại thông thường, giá khoảng
trên dưới 100$ một cái.
Hình Máy Điện Thoại VoIP
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
30
2 Softphone
Là một phần mềm được cài trên máy tính thực hiện tất cả các chức năng giống
như thiết bị điện thoại Voip, cần lưu ý khi sử dụng softphone là máy tính phải có
card âm thanh, headphone và firewall không bị khóa.
Sử dụng softphone với hệ thống Asterisk nên dùng softphone với công nghệ
giao thức mới dành cho Asterisk đó là IAX.
Hình Điện Thoại Softphone
3 Card giao tiếp với PSTN
Muốn cho phép các máy điện thoại nội bộ trong hệ thống Asterisk kết nối và
thực hiện cuộc gọi với mạng PSTN chúng ta cần phải có thiết bị phần cứng tương
thích. Thiết bị phần cứng sử dụng cho hệ thống Asterisk do chính tác giả lập công ty
Digium phân phối, đây cũng chính là ý tưởng lớn trong việc phân phối phần mềm
Asterisk là hệ thống nguồn mở sử dụng miễn phí.
Thiết bị phần cứng thường ký hiệu bắt đầu bằng cụm từ TDMxyB trong đó x
là số lượng port FXS, y là số lượng port FXO giá trị tối đa của x và y là 4, ví dụ
card TDM22B có nghĩa là có 2 fort FXS và 2 port FXO.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn

31
Hình Card TDM22B gồm 4 port 2 FXS và 2 FXO
4 ATA Analog Telephone Adaptors
ATA là thiết bị kết nối với điện thoại Analog thông thường đến mạng VoIP,
một thiết bị ATA gồm có hai loại port: RJ-11 để kết nối với máy điện thoại analog
thông thường còn RJ-45 để kết nối với mạng VoIP.
ATA thực sự là thiết bị FXS chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu số sử
dụng cho mạng VoIP, để tận dụng máy điện thoại Analog nên trang bị thiết bị ATA
thay vì phải trang bị điện thoại VoIP.
Thiết bị ATA sử dụng với giao thức IAX được Digium phân phối là thiết bị
ATA được sử dụng rộng rãi với Asterisk có tên gọi là IAXy.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
32
Hình Thiết bị ATA
9 Codecs
Thuật Toán codecs(Compressor/De-compressor) là một tập các quy luật được
sử dụng để chuyển đổi các tín hiệu thoại dạng Analog sang tín hiệu số và ngược lại.
Có nhiều thuật toán codec để thực hiện chuyển đổi tín hiệu analog sang tín
hiệu số dạng nhị phân (0,1) như G711, GSM, G729…Ứng với mỗi thuật toán có
những ưu điểm riêng, đặc biệt là việc tối ưu sử dụng băng thông trên đường truyền.
Mục tiêu cuối cùng là các thuật toán đưa ra phải đảm bảo chất lượng cuộc gọi nhất
và tiết kiệm băng thông nhất.
G729 là thuật toán codec tốt nhất hiện nay trong hệ thống VoIP. Với hệ
thống Asterisk để sử dụng thuật toán này cần phải mua bản quyền sử dụng vì đây là
codec không miễn phí sử dụng.
10 QoS – Quality of Service
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ, đối với VoIP đó là các
yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu thoại.
1 Độ trễ
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn

33
Thoại là dịch vụ mang tính thời gian thực rất cao vì thế trễ là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ. Trễ được định nghĩa là khoảng thời gian tính
từ lúc tín hiệu thoại đi từ miệng người nói tới tai người nghe. Trễ là yếu tố không
thể tránh khỏi, độ trễ đối với mạng điện thoại truyền thống (mạng PSTN) khoảng từ
50ms đến 70ms, theo khiến nghị của ITU-T để đảm bảo chất lượng cho hệ thống
VoIP thì độ trễ từ đầu phát tới đầu thu hoặc ngược lại không được vượt quá 150ms,
khi mà độ trễ vượt quá 400ms đến 500ms thì không thể chấp nhận được.
Các nguyên nhân gây ra trễ bao gồm : Trễ trên mạng lưới, trễ trên bộ mả hóa
giải mã, trễ trong quá trình đóng gói, trễ bộ đệm, trễ xử lý tiếng nói…
2 Độ trượt(Jitter)
Nguyên nhân gây ra trượt là gói tín hiệu thoại trong quá trình truyền từ
nguồn đến đích sẽ gặp phải những điều kiện khác nhau trên mạng lưới do đó thường
đến đích với những khoảng trễ khác nhau. Đây là tính không đồng nhất của trễ. Một
nguyên nhân khác của trượt đối với ứng dụng PC to PC là do việc sử dụng hệ điều
hành phi thời gian thực, các gói tin thoại phải đợi hệ điều hành xử lý trong những
khoảng thời gian khác nhau khi mà hệ điều hành đang phải xử lý đối với các ứng
dụng khác.
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
34
Hình Nguyên nhân xảy ra trượt
Để loại bỏ tính không đồng nhất của trễ, người ta thiết kế các bộ đệm trễ
(Jitter Buffer) tại nơi đến của các gói tin, các gói tin đến với các khoảng cách khác
nhau về thời gian được lưu tại bộ đệm rồi phát khỏi bộ đệm với khoảng trễ như
Sách Asterisk – />Tác Giả Lê Quốc Toàn
35
nhau. Khi bộ đếm có kích thước càng lớn thì khả năng loại bỏ tính không đồng nhất
càng lớn, tuy nhiên việc sử dụng bộ đệm sẽ gây ra hiện tượng trễ trong ứng dụng
thoại, do đó cần có bài toán cân đối giữa độ trễ và độ trượt.
Ngoài 2 nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến chất

lượng thoại như độ mất gói, giới hạn băng thông, tiếng vọng.
3 CÀI ĐẶT ASTERISK
1 Cài đặt Asterisk
1 Download và bung nén
Để cài đặt Asterisk, đầu tiên chúng ta cần phải cài đặt hệ điều hành linux trên
máy tính của mình. Có thể cài hệ điều hành Linux Fedora , CentOS, Redhat, hoặc
Debian. Các gói phần mềm phụ thuộc phải có trong hệ điều hành Linux trước khi
cài Asterisk bao gồm:
· bison
· gcc
· kernel-source
· libtermcap-devel
· ncurses-devel
· openssl096b
· openssl-devel

×