Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CHỤP ỐNG DẪN SỮA CẢN QUANG BẤT THƯỜNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.89 KB, 26 trang )

GIÁ TRỊ CỦA CHỤP ỐNG DẪN SỮA CẢN QUANG BẤT THƯỜNG
TRONG CHẨN ĐOÁN U TÂN SINH GÂY TIẾT DỊCH NÚM VÚ
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG



TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của kết quả Chụp ống dẫn sữa cản quang
(CODSCQ) bất thường trong chẩn đoán các khối u tân sinh gây tiết dịch núm
vú.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm chẩn đoán
Phương pháp: Trong thời gian từ tháng 06/1999 đến tháng 04/2008, có 95 phụ
nữ bị tiết dịch núm vú bệnh lý được CODSCQ cho kết quả bất thường tại
phòng Nhũ Hoa của Bệnh viện Hùng Vương tham gia nghiên cứu. Chúng tôi
tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sang thương gây tiết dịch núm vú gửi chẩn đoán
giải phẫu bệnh (GPB), sau đó so sánh kết quả CODSCQ bất thường và kết quả
GPB sau phẫu thuật.
Kết quả: Trong 95 ca CODSCQ, có 86 ca chụp thành công lần đầu và 9 ca thất
bại phải tiến hành chụp lần thứ hai. Các giá trị của CODSCQ bất thường trong
chẩn đoán khối u tân sinh gây tiết dịch núm vú: độ nhạy 92,06%, độ đặc hiệu
46,88%, giá trị tiên đoán dương 77,33%, giá trị tiên đoán âm 75%. Các giá trị
của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú trong OTV: độ nhạy 92,16%,
độ đặc hiệu 54,55%, giá trị tiên đoán dương 70,15%, giá trị tiên đoán âm
85,71%.
Kết luận: CODSCQ là kỹ thuật an toàn, khá đơn giản, chi phí thấp, có giá trị
trong chẩn đoán bệnh lý gây tiết dịch núm vú nên có thể áp dụng rộng rãi ở
những trung tâm có trang bị máy nhũ ảnh và đội ngũ nhân viên y tế đã qua
khóa huấn luyện đào tạo về kỹ thuật này.
ABSTRACT
EVALUATION THE ROLE OF ABNORMAL GALACTOGRAPHY IN
DIAGNOSIS OF NEOPLASM CAUSING NIPPLE DISCHARGE IN HUNG


VUONG HOSPITAL
Nguyen Vu My Linh, Tran Thi Loi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 23 - 31
Objective: To evaluate the performance of abnormally galactographic findings
in diagnosis of neoplasm causing nipple discharge.
Design: Diagnostic test study
Materials and methods: From Jun 1999 to Apr 2008, 95 cases of pathologic
nipple discharge having abnormal galactography were included. All of these
cases underwent a selective excision of ductal-lobular unit, and the pathologic
results were then correlated with the galactographic findings.
Results: Cannulation of nipple discharge was successful in the first attempt in
86 of 95 patients (90.5%). The performance of abnormal galactography in the
diagnosis of neoplasm causing nipple discharge was as follow: sensitivity
92.1%, specification 46.9%, positive predictive value 77.3%, and negative
predictive value 75.0%. Whereas, the performance in the diagnosis of
papilloma was: sensitivity 92.2%, specification 54.6%, positive predictive
value 54.6%, negative predictive value 85.7%.
Conclusion: Galactography is a safe, simple, low-cost procedure and valuable
in diagnosis of pathologic nipple discharge, therefore it can be widely
implemented among settings with adequate equipment and trained personnel.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiết dịch núm vú là một trong những lý do khiến bệnh nhân đi khám vú. Theo
một nghiên cứu tiến hành tại phòng khám Nhũ hoa Bệnh viện Hùng Vương
năm 2003 - 2005, tiết dịch núm vú chiếm 2,4% các lý do khám vú
(Error! Reference
source not found.)
và theo tổng quan y văn là 4 - 5%
(Error! Reference source not found.)
. Mặc
dù hầu hết nguyên nhân là bệnh lý lành tính, nhưng cũng có 10 - 15% trường

hợp tiết dịch núm vú do ung thư vú, chủ yếu là carcinoma ống tuyến vú
(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
. Tiết dịch núm vú thường là dấu
hiệu đơn độc trong các bệnh lý lành tính và đôi khi là dấu hiệu duy nhất của
ung thư vú. Vấn đề đặt ra là làm sao phân biệt được sang thương lành và ác tính
trong bệnh cảnh tiết dịch núm vú? Đây là một thách thức đối với các nhà lâm
sàng trong chẩn đoán bệnh lý của vú.
Trước đây, người ta khuyên nên xét nghiệm tế bào học dịch tiết núm vú, xét
nghiệm này đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình khám vú, tuy nhiên tỷ lệ âm
tính giả rất cao do trên lam hiện diện nhiều hồng cầu bị ly giải và tế bào thoái
hóa nhiều
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
. Siêu âm vú có thể
thấy u nhú trong ống tuyến vú với điều kiện khối u phải lớn trên 3-5mm, và
siêu âm dễ phát hiện giãn ống tuyến vú hay nang lớn, loại này ít có biểu hiện
tiết dịch núm vú. Chụp nhũ ảnh có thể phát hiện được u nhú trong ống tuyến vú
có kích thước lớn, có nốt tròn cản quang đậm, đôi khi kèm vài chấm vôi hóa,
thường là lành tính. Chụp ống dẫn sữa cản quang (CODSCQ) là một kỹ thuật
bơm chất cản quang tan trong nước vào lòng ống tuyến vú tiết dịch, rất cần
thiết trong chẩn đoán bệnh lý gây tiết dịch núm vú
(Error! Reference source not found.)
.
Đây là phương pháp duy nhất xác định bản chất, vị trí và độ lan rộng của sang
thương gây tiết dịch núm vú. CODSCQ đặc biệt có giá trị khi không có triệu
chứng nào khác ngoài tiết dịch núm vú và không có ghi nhận gì trên lâm sàng
và nhũ ảnh
(Error! Reference source not found.)
. CODSCQ trước phẫu thuật rất hữu ích để
phân biệt sang thương lành hay ác tính, giúp định vị được ống tuyến vú bệnh lý

và do đó góp phần làm giảm thiểu thể tích vú phải phẫu thuật
(Error! Reference source
not found.)
.
CODSCQ đã được phát minh năm 1938 bởi Hicken và cộng sự (cs) nhằm để
đánh giá bệnh lý gây tiết dịch núm vú. Nhưng mãi 30 năm sau, CODSCQ mới
được phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhờ vào cải tiến phương
pháp thông ống tuyến vú và sự xuất hiện của chất cản quang tan trong nước vào
năm 1969. Từ lâu, CODSCQ đã được xem như một phương pháp chẩn đoán tốt
bệnh lý gây tiết dịch núm vú. Nhưng cho đến ngày hôm nay, trải qua hơn một
nửa thế kỷ, khi mà nền y học đã có nhiều bước tiến đáng kể với sự ra đời của
chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ và nội soi ống tuyến vú, CODSCQ
liệu có còn hữu dụng nữa hay không? Đó là vấn đề mà nhiều nhà khoa học
đang quan tâm.
Trong tạp chí “La lettre du sénologue” của Hội Nhũ hoa và Giải phẫu bệnh học
của toàn nước Pháp năm 2006, Tristant H đã đưa ra vấn đề “CODSCQ là một
xét nghiệm của quá khứ hay là một kỹ thuật của tương lai”. Và tác giả đã giải
đáp rằng giá trị tiên đoán của CODSCQ trong chẩn đoán các sang thương gây
tiết dịch núm vú so với các xét nghiệm khác vẫn còn cao trong hoàn cảnh hiện
nay, nó vẫn là một xét nghiệm của quá khứ và của cả tương lai
(Error! Reference source
not found.)
.
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của CODSCQ trong
chẩn đoán tiết bệnh lý gây dịch núm vú. Tại Bệnh viện Hùng Vương, phòng
khám Nhũ hoa đã được thành lập từ năm 1997, với số lượng bệnh nhân
khoảng 10.000-15.000 mỗi năm, với nhiều bệnh cảnh khác nhau, trong đó
tiết dịch núm vú là bệnh cảnh khó chẩn đoán nhất do triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng nghèo nàn. Đến tháng 6 năm 1999, chúng tôi mới có điều
kiện tiến hành CODSCQ nhằm mục đích chẩn đoán bệnh lý gây tiết dịch

núm vú. Từ những nhu cầu thực tế cần thiết tìm hiểu giá trị của CODSCQ và
mong muốn thực hiện chẩn đoán, điều trị bệnh lý vú ngày càng chính xác và
hoàn thiện hơn, cũng như tại bệnh viện Hùng Vương và nước Việt Nam chưa
có công trình nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này nên chúng tôi quyết định tiến
hành nghiên cứu “Giá trị của chụp ống dẫn sữa cản quang bất thường
trong chẩn đoán u tân sinh gây tiết dịch núm vú tại Bệnh viện Hùng
Vương”.
Mục tiêu
Khảo sát giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán các khối u
tân sinh gây tiết dịch núm vú: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá
trị tiên đoán âm.
Khảo sát giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú
trong ống tuyến vú (OTV) gây tiết dịch núm vú: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm chẩn đoán
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả phụ nữ có tiết dịch núm vú bệnh lý được CODSCQ cho kết quả bất
thường và được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sang thương gửi chẩn đoán GPB tại
bệnh viện Hùng Vương trong thời gian từ tháng 06/1999 đến tháng 04/2008.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận vào
Tất cả các trường hợp thỏa các tiêu chuẩn trong dân số nghiên cứu: các bệnh
nhân có tiết dịch núm vú bệnh lý (tiết dịch từ 1 lỗ hay 2 lỗ, dịch trong, huyết
thanh, dịch máu, dịch pha lẫn huyết thanh-máu), được CODSCQ cho kết quả
bất thường và được phẫu thuật cắt bỏ sang thương làm chẩn đoán GPB.
Tất cả bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tiết dịch núm vú dạng mủ- Tiết sữa- Tiết dịch núm vú nhiều lỗ hai bên vú-

Có tình trạng viêm nhiễm trùng cấp tính ở vú- Phụ nữ đang mang thai- Tiền
sử dị ứng chất màu xanh methylen và thuốc cản quang Texlebrix- Co rút
núm vú nhiều - CODSCQ cho kết quả bình thường.
Thu thập các hồ sơ liên quan từ phòng khám nhũ hoa, phòng lưu trữ hồ sơ của
bệnh viện Hùng Vương trong thời gian nghiên cứu với mẫu bảng thu thập số
liệu.
Xử lý và phân tích số liệu
Bằng phần mềm SPSS.10 & STATA 8.0 kết quả được trình bày dưới dạng
các bảng và biểu đồ.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám Nhũ hoa của Bệnh viện Hùng
Vương trong thời gian từ tháng 6/1999 đến tháng 4/2008, chúng tôi thu nhận
được 95 trường hợp.
Bảng 1. Phân bố đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất

T
ỷ lệ
(%)
< 30 tuổi 11 11,58
30 – 50 tuổi 75 78,95
Nhóm
tuổi
> 50 tuổi 9 9,47
Chưa con 31 32,63
1 – 2 con 43 45,26
3 - 4 con 16 16,84
Số con
5 con 5 5,26
Bệnh vú l

ành
tính
3 3,15
B
ệnh vú ác
tính
0 0
TS b
ản
thân
Không b
ệnh
lý vú
92 96,85
Không 93 97,89
TS gia
đ
ình ung
thư vú
Có 2 2,11
Ti
ết dịch núm

91 95,79%

Lý do
khám
Đau, u, ki
ểm
tra

4 4,21%
Vú phải 49 52%
Vị trí
Vú trái 46 48%
1 lỗ 92 97%
Số lỗ
2 lỗ 3 3%
Tự nhiên 86 90,53%

BN sờ nặn 3 3,16%
Cách tiết

BS khám vú 6 6,31%

Kết quả GPB sau phẫu thuật
Biểu đồ 1. Phân bố kết quả chẩn đoán GPB sau phẫu thuật
Tỷ lệ thất bại của CODSCQ
Biểu đồ 2. Phân bố nguyên nhân thất bại của CODSCQ
Trong 95 ca CODSCQ, có 86 ca chụp thành công lần đầu, có 9 ca phải tiến
hành CODSCQ lần thứ hai do vỡ ống OTV (5 ca), không thông được lỗ OTV
(2 ca), do bệnh nhân đau (1 ca) và thuốc trào ngược nhanh (1 ca).
Biến chứng của CODSCQ
Chúng tôi không ghi nhận được biến chứng nào của CODSCQ như nhiễm
trùng, tụ máu, sốc do thuốc hay do đau vú. Nhưng ở thì thông ống tuyến vú để
bơm thuốc cản quang có làm cho một bệnh nhân bị đau vú nhiều phải ngưng
ngay thủ thuật.
Kết quả hình ảnh của CODSCQ
Kết quả CODSCQ bất thường cho đa dạng hình ảnh và phối hợp nhiều kiểu
hình ảnh trong cùng một sang thương thực thể. Hình giãn ống chiếm nhiều nhất
92/95 (96,84%), kế đến là hình cắt cụt 42/95 (44,21%), hình hẹp không hoàn

toàn 37/95 (38,95%), hình khuyết đơn độc 17/95 (17,89%), hình khuyết nhiều
chỗ 14/95 (14,74%) và hình cứng ống 4/95 (4,21%). Trong u nhú trong OTV,
các hình ảnh thường gặp nhất là hình giãn ống, hình cắt cụt, tiếp sau là hình
hẹp, hình khuyết đơn độc. Trong carcinoma OTV, hình ảnh khuyết nhiều chỗ
hay gặp nhất, kế đến là hình giãn ống, hình cứng ống và hình cắt cụt. Bệnh sợi
bọc, các hình ảnh hay gặp là hình giãn ống và hẹp ống.
Kết quả chẩn đoán của CODSCQ
Kết quả u nhú trong OTV chiếm nhiều nhất (63.16%), kế đến là bệnh sợi bọc
(13,68%), ung thư và nghi ngờ ung thư vú (8,42%), đa u nhú trong OTV
(7,37%), khối u lành ngoài OTV (4,21%) và ít nhất là giãn OTV (3,16%).
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán các khối u
tân sinh gây tiết dịch núm vú
Bảng 2. So sánh kết quả CODSCQ bất thường và GPB sau phẫu thuật trong
chẩn đoán khối u tân sinh
GPB
CODSCQ
bất thường

U tân
sinh
Không u tân
sinh
Tổng

U tân sinh 58 17 75
Không u tân
sinh
5 15 20
Tổng 63 32 95
Từ bảng 2, chúng tôi tính ra các giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn

đoán khối u tân sinh gây tiết dịch núm vú như sau: ĐN 92,06% (86,63-97,5%) -
ĐĐH 46,88% (36,84-56,91%) - GTTĐD 77,33% (68,91-85,75%) - GTTĐA
75% (66,29-83,71%).
Trong đó, CODSCQ có u tân sinh (u nhú, đa u nhú, ung thư, nghi ung thư) và
GPB có khối u tân sinh (u nhú, tăng sản OTV điển hình và không điển hình,
carcinoma OTV tại chỗ và xâm lấn, bệnh Paget núm vú).
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú trong OTV
gây tiết dịch núm vú
Bảng 3. So sánh kết quả CODSCQ bất thường và GPB trong chẩn đoán u nhú
OTV
GPB
CODSCQ
bất thường
U nhú
Không u
nhú
Tổng
U nhú 47 20 67
Không u nhú

4 24 28
Tổng 51 44 95
Từ bảng 3, chúng tôi tính ra các giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn
đoán u nhú trong OTV như sau: ĐN 92,16% (81,11-97,82%) - ĐĐH 54,55%
(38,84-69,6%) - GTTĐD 70,15% (57,73-80,72%) - GTTĐA 85,71% (67,33-
95,96%)
Trong đó, CODSCQ u nhú là có u nhú, đa u nhú trong OTV và GPB u nhú
là có u nhú trong OTV.
BÀN LUẬN
Kết quả GPB sau phẫu thuật

Bảng 4. So sánh kết quả GPB sau phẫu thuật
Kết quả GPB sau phẫu thuật %
Tác giả

(Năm –
Cỡ
mẫu)
U
nhú
OTV

B
ệnh
sợi
bọc
Giãn
OTV

Tăng
sản
OTV

Carcinoma
OTV
Khác

Hou
M.F-
H.C.J
(1998 -

101)
56,4

11,9

5,9 8,9 12,9 4,0
Dinkel
H.P
(2000 -
39,2

38,5

13,3

7,7 1,3
Kết quả GPB sau phẫu thuật %
Tác giả

(Năm –
Cỡ
mẫu)
U
nhú
OTV

B
ệnh
sợi
bọc

Giãn
OTV

Tăng
sản
OTV

Carcinoma
OTV
Khác

143)
Hou
M.F-
H.T.J
(2001 -
181)
55,8

6,6 20,4 17,2
Steffi
Lau
(2005 -
118)
57,6


9,3 (t
ại chỗ
3,4)

33,1
N.V.M

Linh
(2008 -
95)
53,7

25,3

6,3 5,2
7,4 (t
ại chỗ
5,3)
2,1
Nghiên cứu cho kết quả u nhú OTV chiếm nhiều nhất trong các sang thương
gây tiết dịch núm vú bệnh lý, điều này phù hợp với kết quả của các tác giả
khác. Còn tỷ lệ ung thư vú gây ra tiết dịch núm vú bệnh lý thay đổi nhiều tùy
theo các tác giả.
Tỷ lệ thất bại của CODSCQ
Nghiên cứu ghi nhận 95 ca CODSCQ, nhưng chỉ có 86 ca thành công ở lần đầu
tiên (90,53%), và 9 ca (9,47%) bị thất bại phải làm lại lần thứ hai sau hai tuần
do 5 ca làm vỡ OTV, 2 ca không thông được lỗ OTV, 1 ca thuốc trào ngược
nhanh và 1 ca bệnh nhân đau vú nhiều.
Nghiên cứu của Dinkel H.P ghi nhận tỷ lệ thất bại của CODSCQ là 9,5% do
thuốc cản quang trào ra ngoài hay không vô được OTV
(Error! Reference source not
found.)
. Saarela A.O thực hiện thành công 29 ca CODSCQ (trên 30 bệnh nhân
tiết dịch núm vú bệnh lý) với tỷ lệ thành công là 96,7% và thất bại là 3,3%

(Error!
Reference source not found.)
. Tristan H đã đưa ra vấn đề là liệu CODSCQ có phải là một
xét nghiệm gây đau và khó thực hiện hay không? Nếu xem xét lại lỗ ngoài
OTV thường khó thấy, ngay cả khi có kính lúp, do đường kính ống quá nhỏ.
Đặc biệt khi không có tiết dịch núm vú thì CODSCQ không thể thực hiện
được. Núm vú rất nhạy cảm và có thể bị đau khi nong lỗ OTV. Thất bại của xét
nghiệm này thường là do không đúng kỹ thuật, gây khó chịu cho bệnh nhân.
Nếu ta thao tác tốt thì dễ dàng thực hiện được CODSCQ, hiếm khi bị thất
bại
(Error! Reference source not found.)
. Schwab S.A nhận thấy CODSCQ đôi khi khó thực
hiện do không thể đưa ống thông vô lòng OTV. Ông đã thử nghiệm với sử
dụng thuốc gây tê dạng xịt trên da vùng núm vú cho phép thực hiện thông ống
dễ dàng do thuốc làm giãn lỗ OTV
(Error! Reference source not found.)
. Berná-Serna J.D
sử dụng thoa kem gây tê tại chỗ (EMLA) - hỗn hợp lidocaine và prilocaine, là
loại kem giảm đau, lên vùng quầng núm vú trước chụp CODSCQ không làm
cho bệnh nhân đau hay khó chịu. Giảm lo lắng căng thẳng, cho phép bác sĩ X
quang tiến hành thủ thuật tự tin và an toàn, không gây stress cho cả bệnh nhân
lẫn bác sĩ
(Error! Reference source not found.)
.
Vậy, tỷ lệ CODSCQ thất bại của nghiên cứu này là khá cao. Chúng tôi sẽ cải
tiến tỷ lệ này bằng cách thoa hay xịt kem gây tê lên vùng quầng núm vú trước
khi thông OTV để dễ dàng thực hiện kỹ thuật và làm giảm cảm giác đau, giảm
khó chịu của bệnh nhân.
Tính an toàn của CODSCQ
Nghiên cứu không thấy xuất hiện biến chứng của CODSCQ như nhiễm trùng,

tụ máu, sốc do thuốc hay do đau vú. Nhưng bước thông ống tuyến vú để bơm
thuốc cản quang có làm một bệnh nhân bị đau vú nhiều phải ngưng ngay thủ
thuật.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận xét của các tác giả khác nghiên cứu về
CODSCQ là một phương pháp có độ an toàn cao, hiếm khi gây biến chứng cho
bệnh nhân
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found
Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found Error!
Reference source not found.)
.
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán các khối u
tân sinh gây tiết dịch núm vú
Chúng tôi tính ra các giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán khối u
tân sinh gây tiết dịch núm vú theo bảng 2 với CODSCQ dương tính là có khối
u tân sinh (u nhú, đa u nhú, ung thư, nghi ung thư) và GPB dương tính là có
khối u tân sinh (u nhú, tăng sản OTV điển hình và không điển hình, carcinoma
OTV tại chỗ và xâm lấn, bệnh Paget núm vú).
Bảng 5. So sánh giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán các khối u
tân sinh
CODSCQ bất thư
ờng trong
chẩn đoán khối u tân sinh
Tác giả
(Năm -

Cỡ mẫu)

ĐN
%

ĐĐH
%
GTTĐD
%
GTTĐA
%
Cilotti A
96 57
CODSCQ bất thư
ờng trong
chẩn đoán khối u tân sinh
Tác giả
(Năm -

Cỡ mẫu)

ĐN
%
ĐĐH
%
GTTĐD
%
GTTĐA
%
(1999 -

33)
Van Zee
KJ (1988
- 46)


67 (p
=
0,009)


Dinkel
H.P
(2000 -

143)
94
(87-
98)
55
(48-
62)

Grunwald
S
(2007 -

71)
56,3 100
CODSCQ bất thư
ờng trong
chẩn đoán khối u tân sinh
Tác giả
(Năm -


Cỡ mẫu)

ĐN
%
ĐĐH
%
GTTĐD
%
GTTĐA
%
N.V.M

Linh
(2008 -

95)
92,1
(86,6-
97,5)

46,9
(36,8-
56,9)
77,3
(68,9-
85,8)
75
(66,3-
83,7)
Nghiên cứu có ĐN của CODSCQ thấp hơn ĐN của Cilotti A

(Error! Reference source
not found.)
, Dinkel H.P
(Error! Reference source not found.)
, nhưng lại cao hơn ĐN của
Grunwalds, và có ĐĐH thấp hơn ĐĐH của các tác giả khác trong chẩn đoán
các khối u tân sinh lành hay ác tính gây tiết dịch núm vú.
Dinkel H.P với nghiên cứu lớn nhất về CODSCQ trong vòng 10 năm với đề tài
“Giá trị tiên đoán của CODSCQ đối với các khối u tân sinh lành và ác tính trên
bệnh nhân tiết dịch núm vú”, nhận thấy kết quả CODSCQ bất thường có tương
quan mạnh (p<0,001) với sự hiện diện của khối u tân sinh lành và ác tính trong
OTV, và CODSCQ có vai trò quan trọng trong định vị sang thương và hướng
dẫn phẫu thuật
(Error! Reference source not found.)
. Grunwald S
(Error! Reference source not found.)

với nghiên cứu “Giá trị chẩn đoán của nội soi trong đánh giá tiết dịch núm vú
và so sánh với các kỹ thuật chẩn đoán chuẩn khác” nhận thấy trong đánh giá
các khối tân sinh trong lòng OTV thì siêu âm có độ nhạy cao nhất (67,3%), kế
đó là MRI (65,2%), CODSCQ (56,3%), nội soi OTV (55,2%), và chọc hút tế
bào bằng kim nhỏ - FNAC (51,9%). Ngược lại CODSCQ, FNAC, sinh thiết lõi
có độ đặc hiệu cao nhất (100,0%), và nhũ ảnh (92,3%), tế bào học dịch tiết
(77,8%), thấp hơn là nội soi OTV và siêu âm vú (61,5%); MRI có độ đặc hiệu
thấp nhất (25,0%). Kết luận: trong đánh giá các khối u tân sinh gây tiết dịch
núm vú thì nội soi OTV có giá trị chẩn đoán cao hơn siêu âm vú nhưng lại thấp
hơn so với CODSCQ. Nội soi OTV là phương pháp mới cần phải được nghiên
cứu đa trung tâm để xác định tính hiệu quả của nó
(Error! Reference source not found.)
.

Theo Cho Narirya, ung thư trong OTV tại chỗ hay xâm lấn bị che mờ trên
nhũ ảnh và siêu âm thường biểu hiện dịch tiết bệnh lý, trong những trường
hợp này, CODSCQ tỏ ra rất có giá trị chẩn đoán. Do đó, nên cần xem kỹ
CODSCQ là rất quan trọng để không bỏ sót ung thư vú. Để đánh giá chính
xác bệnh lý tiết dịch núm vú, thực hiện CODSCQ rất là quan trọng, đây là
tiêu chuẩn vàng để đánh giá tiết dịch núm vú bệnh lý
(Error! Reference source not
found.)
. Slawson S.H khuyên các bác sĩ X quang cần phải rèn luyện kỹ năng
CODSCQ, nhằm đánh giá các bệnh lý gây tiết dịch núm vú, đặc biệt là phát
hiện sớm ung thư vú (giai đoạn 0, I), khi mà tiết dịch núm vú là dấu hiệu lâm
sàng duy nhất
(Error! Reference source not found.)
.

Như vậy, kết quả CODSCQ bất thường có ĐN cao trong phát hiện các khối u
tân sinh gây tiết dịch núm vú bệnh lý.
Giá trị của kết quả CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú trong OTV gây
tiết dịch núm vú.
Chúng tôi tính ra các giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú
trong OTV với CODSCQ dương tính là có u nhú, đa u nhú OTV và GPB
dương tính là có u nhú trong OTV.
Bảng 6. So sánh giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán u nhú trong
OTV
CODSCQ bất thư
ờng trong
chẩn đoán u nhú trong OTV
Tác giả

(Năm -

Cỡ
mẫu)
ĐN
%
ĐĐH
%
GTTĐD%

GTTĐA%

Hou
M.F-
Huang
C.J
(1998 -
87,71

75 81,96 82,5
101)
Kramer
S.C
(2000 -
35)
94 79
N.V.M

Linh
(2008 -
95)
92,2

(81,1-
97,8)

54,6
(38,8-
69,6)

70,2
(57,7-80,7)

85,7
(67,3-96)
Nghiên cứu có ĐN của CODSCQ thấp hơn ĐN của Kramer S.C, nhưng cao
hơn ĐN của Hou M.F và có ĐĐH thấp hơn của cả hai tác giả trên.
Theo Kramer S.C, CODSCQ là một chọn lựa cho chẩn đoán u nhú trong
OTV, tại vì đa số u nhú trong OTV có độ tương phản kém, thoát khỏi sự
phát hiện của MRI, còn các sang thương ác tính có độ tương phản cao được
phát hiện tốt qua MRI
(Error! Reference source not found.)
. Hou M.F & Huang T.J, độ
chính xác của CODSCQ là 58,3% đối với u nhú trong OTV và 80,6% đối
với các bệnh lý vú lành tính khác
(Error! Reference source not found.)
. Funovics M.A,
kết quả CODSCQ bình thường có ĐN 78% và ĐĐH 93% trong dự đoán
không có bệnh lý. Trong đánh giá tiết dịch núm vú bệnh lý, CODSCQ bất
thường có ĐN cao nhưng lại không đặc hiệu cho phát hiện u nhú trong OTV
hay carcinoma OTV (Error! Reference source not found.). Lam W.W.M
ghi nhận CODSCQ có độ nhạy thấp (69%) và độ đặc hiệu quá thấp (25%)
trong chẩn đoán phận biệt giữa u nhú lành tính và carcinoma dạng nhú

(14)
.
Carcinoma OTV chiếm 13% các nguyên nhân gây tiết dịch núm vú, nhưng
không được phân biệt rõ ràng trên phim CODSCQ với u nhú trong OTV
(3)
.
Nhìn chung, CODSCQ bất thường có độ nhạy cao nhưng không độ đặc cho
chẩn đoán u nhú trong OTV.
Vai trò của CODSCQ trong xác định vị trí sang thương trước phẫu thuật
Nghiên cứu này có 95 ca đều được phẫu thuật với phương pháp cắt bỏ phân
thùy OTV bệnh lý dạng hình tháp với CODSCQ trước phẫu thuật để định vị
sang thương và bơm xanh methylen trong phẫu thuật, trước thì rạch da giúp
cho phẫu thuật viên dễ dàng tìm sang thương. Chúng tôi nhận thấy không có
trường hợp phẫu thuật cho kết quả mô vú bình thường, 100% trường hợp có
sang thương lành hay ác tính ở vú, có 6 trường hợp carcinoma OTV tại chỗ.
Giard S nhận xét có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sang thương gây tiết
dịch núm vú bệnh lý, trong đó cắt bỏ OTV có chọn lọc dưới hướng dẫn của
CODSCQ trước phẫu thuật giúp phẫu thuật viên tìm kiếm sang thương là một
phương pháp được ứng dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, giúp định vị sang
thương chính xác nhất
(Error! Reference source not found.)
. CODSCQ định vị trước phẫu
thuật rất quan trọng, cần thiết cho việc hướng dẫn phẫu thuật cắt bỏ OTV tiết
dịch (Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.). Steffi Lau, CODSCQ trước phẫu thuật và cắt bỏ OTV tiết dịch là
phương pháp đủ để chẩn đoán và điều trị tiết dịch núm vú bệnh lý. Kỹ thuật
này nên thực hiện ở tất cả các phụ nữ mãn kinh có triệu chứng tiết dịch núm vú
bệnh lý vì tỷ lệ ung thư vú ở đối tượng này cao 12,7% và các phương pháp
khác không đạt chất lượng tốt (Error! Reference source not found.).
Tóm lại, CODSCQ xác định được vị trí sang thương trước phẫu thuật và kết

hợp với bơm xanh methylen trước phẫu thuật là một phương pháp tốt giúp
hướng dẫn cắt bỏ sang thương gây tiết dịch núm vú bệnh lý.
KẾT LUẬN
Giá trị của CODSCQ bất thường trong chẩn đoán các khối u tân sinh gây tiết
dịch núm vú có ĐN 92,06% (86,63-97,5%), ĐĐH 46,88% (36,84-56,91%),
GTTĐD 77,33% (68,91-85,75%), GTTĐA 75% (66,29-83,71%)
Giá trị của CODSCQ trong chẩn đoán u nhú trong ống tuyến vú gây tiết dịch
núm vú có: ĐN 92,16% (81,11-97,82%), ĐĐH 54,55% (38,84-69,6%),
GTTĐD 70,15% (57,73-80,72%), GTTĐA 85,71% (67,33-95,96%)
CODSCQ là một kỹ thuật an toàn, khá đơn giản, chi phí thấp, có giá trị trong
chẩn đoán bệnh lý gây tiết dịch núm vú nên có thể áp dụng rộng rãi ở những

×