Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.5 MB, 226 trang )

Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
1
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


9037
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY






BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: “Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực
hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình đào tạo
công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”
Mã số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN






Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương


Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Chủ nhiệm đề tài: KS. Trần Thị Tuyết Mai






HÀ NỘI, NĂM 2011

Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
2
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Tên đề tài
: Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện
tử và xây dựng mô hình đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước. Mã số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN


TT Họ tên Học vị Nhiệm vụ
1 Trần Thị Tuyết Mai Kỹ sư Chủ nhiệm đề tài
2 Nguyễn Thị Phương Hoa Cử nhân Sư phạm Thư ký đề tài
3 Nguyễn Thị Hòa
Cử nhân Cao đẳng

Da Giầy
Cộng tác viên
4 Phan Thị Thanh Xuân Kỹ sư CN May
Cộng tác viên
5 Ngô Văn Thùy Cử nhân Kinh tế
Cộng tác viên
6 Nguyễn Thị Hồng Liên Cử nhân Ngoại ngữ
Cộng tác viên

Và các đồng nghiệp tại một số doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước.















Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
3
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Thị Hồi, Giáo trình thiết kế giầy, 1997.
2. Trần Thị Tuyết Mai, Giáo trình Thiết kế giầy, 2002, Viện Nghiên cứu Da
– Giầy.
3. Đỗ Thị Hồi, Bùi Văn Huấn, Trần Thị Tuyết Mai, Công nghệ sản xuất giầy,
2002, Viện Nghiên cứu Da – Giầy.
4. Swayam Siddha, The art of hand turn over binding for footwear and
leather products, 1994, FDDI.
5. Swayam Siddha, The art of hand folding for footwear and leather products,
1994, FDDI .
6. Swayam Siddha, The skill of sole, 1994, FDDI.
7. Swayam Siddha, The skill of seem reducing, 1994, FDDI.
8.
Swayam Siddha, The skill of corder flat bed sewing machine, 1994, FDDI.
9. Jarmila Zobacova and Dipl . Ing . Stanislav Velikovsky, Designing and
styling of shoes, 1995, ISMS.
10. Ing. Anna Mandakova, Technology of clicking department, 1995, ISMS.
11. Alan Hart, Understanding footwear.
12. Jan Pivecka and Siegfried Laure, The shoe last.
13. Michael H.Sharp, The pattern cutters handbook.
14. S. Mohan Kumar and Md.Sai, Manual of shoe designing, 1999, CLRI.
15. Bruno Dannenmann và Nicola Giulianelli, Các bài giảng về thiết kế giầy,
2000.
16. Laszlo Vass & Magda molnar, Handmade Shoes for men, Konemann
17. Viet Nam Leather and Footwear Industry Directory 2011 - Viet Nam
Leather and Fơơtwear Industry Association
18. Một số tài liệu tham khảo khác (catalog, tạp chí…)
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

4
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở pháp lý, xuất xứ và sự cần thiết của đề tài
1.1.1 Cơ sở pháp lý
Đề tài: “Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện
tử và xây dựng mô hình đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp sản xuất giầy trong nước”. Mã số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN được thực
hiện theo hợp đồng
đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ số 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày
18/05/2010 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu Da Giầy.
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài
Ngành sản xuất giầy trong nước là một ngành công nghiệp thu hút nhiều
lao động. Theo báo cáo của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam số lao động tham gia
trong các doanh nghiệp sản xuất giầy trong cả nước hiệ
n nay lên đến hơn
670.000 lao động và còn hơn 500.000 lao động tham gia sản xuất trong các
ngành công nghiệp hỗ trợ [17]. Với lực lượng lao động đông đảo như vậy công
tác đào tạo công nhân của ngành sản xuất giầy là một hoạt động diễn ra thường
xuyên liên tục và ngày càng trở nên cấp thiết trong các doanh nghiệp. Để cải
thiện điều kiện học tập và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân tại các doanh
nghi
ệp cần thiết phải có sự đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng áp
dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo. Cùng với sự đổi mới đó cần
thiết phải xây dựng bộ bài giảng điện tử để có thể trình diễn, truyền đạt kiến

thức, thông tin đến học viên một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả. Nội
dung bài giảng điện tử
phải được đơn giản hoá, cụ thể hoá và minh hoạ bằng
hình ảnh sinh động (tĩnh, động)… nhằm truyền đạt trung thực mục đích, yêu cầu
và trình tự thực hiện các bước công việc cơ bản trong quá trình sản xuất đến đối
tượng công nhân chủ yếu là những người lao động chân tay có trình độ học vấn
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
5
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

hạn chế. Bài giảng điện tử phải phát huy những ưu thế của công nghệ thông tin
trong quá trình giảng dạy công nghệ sản xuất giầy cho công nhân nhằm cải thiện
chất lượng đào tạo. Việc đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình
giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành cho công nhân sản xuất giầy tại
doanh nghiệp là một hướng đi tích cực phù hợp vớ
i xu hướng chung trong công
tác dạy và đào tạo nghề nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình đào tạo nhất là
đào tạo tại chỗ trong điều kiện ngành Da Giầy không có các cơ sở đào tạo
chuyên ngành dành cho công nhân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình đào tạo công nhân sản xuất giầy
đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sử dụng công nhân của các doanh nghiệp sản
xuất giầy trong nước. Việc đề xuất mô hình đào tạo sẽ theo xu hướng đào tạo tại
chỗ; linh hoạt về không gian, thời gian và áp dụng công nghệ thông tin trong quá
trình giảng dạy.
Trong mô hình đào tạo công nhân tại chỗ ở các doanh nghiệp, nhóm
nghiên cứu đề xuất soạn thảo bộ bài giảng điện tử và tài liệu hướng dẫn dạy nghề
sản xuất giầy phục vụ công tác đ

ào tạo công nhân mới. Nội dung bài giảng điện
tử và tài liệu hướng dẫn được biên soạn dựa trên cơ sở tài liệu, giáo trình (dạng
sách) dạy nghề cho công nhân và cập nhật những tư liệu thực tiễn ở doanh
nghiệp và được đổi mới về hình thức thể hiện. Đây là một công việc mới mẻ đòi
hỏi sự chuẩn bị rất tỷ mỷ, công phu c
ần được thử nghiệm và hoàn thiện dần
trong thực tế giảng dạy ở các doanh nghiệp. Do đó, nhóm nghiên cứu đề tài có
nhiệm vụ trọng tâm là biên soạn bộ bài giảng điện tử về công nghệ sản xuất giầy
phục vụ công tác đào tạo công nhân tại chỗ của doanh nghiệp. Trên cơ sở bài
giảng điện tử, nhóm nghiên cứu sẽ biên tập tài liệu hướng dẫ
n công nhân công
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
6
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

nghệ để cán bộ trẻ và công nhân ở các doanh nghiệp có thể tự đọc tham khảo khi
không có điều kiện dự học theo lớp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
 Thực trạng công tác đào tạo công nhân sản xuất giầy tại các doanh nghiệp
sản xuất giầy trong nước
 Những vấn đề tổng quan về sản phẩm và nguyên liệu sả
n xuất giầy [1, 2,
10]
 Công nghệ sản xuất giầy tổng quát [3]
 Công nghệ sản xuất giầy thể thao [13, 15]
 Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin (MS Powerpoint) trong giảng
dạy [18]

Phạm vi nghiên cứu:
 Khảo sát, đánh giá ưu nhược điểm của công tác đào tạo công nhân của 1
số doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước
 Nghiên cứu công nghệ sản xuất giầ
y tại các dây chuyền sản xuất theo
phương pháp sản xuất công nghiệp ở một số doanh nghiệp sản xuất giầy
trong nước để cập nhật tư liệu minh hoạ cho nội dung bài giảng phù hợp
với đối tượng công nhân mới
 Sử dụng MS Powerpoint để trình bày, soạn thảo bài giảng điện tử về công
nghệ sản xuất giầy phục vụ công tác đào tạ
o công nhân mới tại doanh
nghiệp sản xuất giầy [18]
1.4 . Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đề xuất mô hình đào tạo công nhân tại chỗ phù hợp với điều
kiện hiện nay ở các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước
 Lựa chọn công nghệ phù hợp để hướng dẫn công nhân mới và cập nhất tư
liệu thích hợ
p phục vụ soạn thảo bài giảng điện tử và tài liệu hướng dẫn
công nhân công nghệ ngành sản xuất giầy. Cụ thể là:
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
7
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

o Khảo sát tại chỗ một số dây chuyền sản xuất giầy trong nước
o Lựa chọn công nghệ sản xuất hoàn chỉnh có tính phổ biến
o Lựa chọn các thao tác cơ bản trong các công đoạn chính của công
nghệ sản xuất

o Chọn mẫu sản xuất, công đoạn thao tác và người thao tác mẫu
o Chụp ảnh và ghi hình tại doanh nghiệp để lấy tư
liệu phục vụ soạn
thảo bài giảng
 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để biên soạn bài giảng điện tử
và tài liệu hướng dẫn công nhân công nghệ ngành sản xuất giầy trên cơ sở
tư liệu thực tế
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết (công nghệ sản xuất giầy, giải pháp ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy…)

Khảo sát thực tế (đánh giá, phân tích và lựa chọn mẫu phù hợp)
 Xây dựng mô hình và dự thảo bài giảng, tài liệu. Lấy ý kiến chuyên gia và
hoàn thiện
1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, công tác đào tạo công nhân của ngành Da Giầy còn nhiều bất
cập do không có trường lớp chuyên đào tạo công nhân sản xuất giầy. Việc dạy
nghề cho công nhân sản xuất giầy vẫn theo l
ối truyền thống và ngày càng đơn
giản hoá đến mức gần như bỏ qua việc học lý thuyết và các mục đích, yêu cầu cơ
bản của quá trình sản xuất. Công nhân không được trang bị kiến thức cơ bản khi
tham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ được hướng dẫn và huấn luyện thực hiện
một vài thao tác. Các doanh nghiệp không có điều kiện tổ chức giảng dạy cho
công nhân như các đơn v
ị dạy nghề chuyên nghiệp nên rất cần có sự hỗ trợ mọi
mặt để nâng cao chất lượng đào tạo công nhân trước mắt là tài liệu phục vụ công
tác giảng dạy (bài giảng, tài liệu hướng dẫn công nhân công nghệ…).
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
8

Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong
những ngành khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh nhất. Đây là một
ngành khoa học đang phục vụ đắc lực và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các
ngành nghề khác nhau trong xã hội. Một trong các ứng dụng quan trọng có tính
phổ biến và ngày càng trở nên thông dụng của công nghệ thông tin đó là khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạ
y học.
Hiện nay, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin có thể
mang lại cho công tác giáo dục, đào tạo chưa được khai thác thoả đáng song
không thể phủ nhận tính tích cực và hiệu quả của công nghệ thông tin trong quá
trình dạy và học của một số ngành.
Với mong muốn áp dụng hàng loạt ưu thế của công nghệ thông tin vào
lĩnh vực đào tạo công nhân nhằm giảm bớt khó khăn và nâng cao chất l
ượng đào
tạo công nhân công nghệ của doanh nghiệp sản xuất giầy nhóm nghiên cứu đề tài
đề xuất đề tài: “Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án
điện tử và xây dựng mô hình đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”. Đây là một công việc mới mẻ, rất tỷ
mỷ, công phu và cần được nghiên c
ứu kỹ lưỡng trong môi trường thực tế.
1.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở các nước phát triển có hệ thống trường dạy nghề cung cấp công nhân
cho doanh nghiệp phục vụ sản xuất theo đúng với ngành nghề đào tạo. Bên
cạnh đó, trường nghề và doanh nghiệp còn phối hợp đào tạo để có được công
nhân lành nghề với chi phí đào tạo hợp lý và thời gian học nghề không quá
dài. Trong quá trình đào tạo nhiều phương pháp, hình thức truyền đạt được áp

dụng để ph
ổ biến đến công nhân nhanh chóng, hiệu quả những kiến thức, kỹ
năng thực hành cần thiết khi tham gia sản xuất. Ngày nay, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong lĩnh vực dạy và học đã trở nên phổ biến với chi phí
không quá lớn và cho hiệu quả cao.
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
9
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

Như vậy việc đề xuất nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu soạn thảo tài liệu
hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình đào tạo công
nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”
của nhóm nghiên cứu là phù hợp với xu thế và sẽ góp phần cải thiện điều kiện
giảng dạy công nhân tại các doanh nghiệp sản xuất giầy từ đó nâng cao chất
l
ượng đào tạo công nhân tại của các doanh nghiệp. Dưới đây là kết quả nghiên
cứu của đề tài.
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
10
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

PHẦN 2. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO
2.1 Tình hình đào tạo công nhân ở các doanh nghiệp sản xuất giày trong
nước.
2.1.1 Về công tác đào tạo công nhân tại các doanh nghiệp Da Giầy:
Với lực lượng lao động trong ngành Da Giầy lên tới hơn nửa triệu người

thì số lượng công nhân được đào tạo tại các trường và các cơ sở đào tạo chuyên
nghiệp hiện nay là không đáng kể. Nhất là khi ngành Da – Giầy không có trường
lớp đ
ào tạo công nhân chuyên ngành. Kết quả khảo sát 10 doanh nghiệp sản xuất
giầy cho thấy 100% công nhân làm việc tại đây là do doanh nghiệp tự đào tạo tại
chỗ. Lực lượng lao động trực tiếp khi tuyển dụng vào các doanh nghiệp ngành
Da Giầy được đào tạo theo hình thức kèm cặp tại chỗ là chính. Người hướng dẫn
ban đầu thường là các chuyên gia của đối tác nước ngoài. Họ hướng dẫn cho cán
bộ kỹ thuậ
t hay tổ trưởng, chuyền trưởng của doanh nghiệp sau đó những người
này sẽ hướng dẫn lại cho công nhân. Quá trình hướng dẫn của chuyên gia đôi khi
bị hạn chế do ngôn ngữ bất đồng. Người phiên dịch đôi khi không am hiểu về
nghề nên khả năng truyền đạt chính xác nội dung hướng dẫn bị hạn chế. Trong
thực tế công nhân cũ sẽ là người trực tiếp và thường xuyên hướng d
ẫn lại cho
công nhân mới. Đôi khi công nhân cũng được chuyên gia trực tiếp hướng dẫn
song chỉ khi sử dụng các thiết bị mới hay thiết bị chuyên dụng với những tính
năng đặc biệt hoặc những công nghệ khó.
Phương pháp hướng dẫn chủ yếu là làm mẫu để công nhân xem cách vận
hành thiết bị hoặc sử dụng công, dụng cụ và cách thực hiện thao tác công việc
một vài lần. Ít khi công nhân đượ
c hướng dẫn về lý thuyết của công việc được
giao. Sau đó, công nhân thực hiện công việc theo cách bắt chước và cố gắng đạt
được kết quả cuối cùng của công việc. Do chỉ quan tâm đến kết quả công việc
nên họ ít chú ý đến trình tự, tư thế thao tác chuẩn mực trong việc vận chuyển,
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
11
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


sắp đặt bán thành phẩm và tư thế làm việc. Đây là một trong những nguyên nhân
chính làm giảm năng suất lao động và gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến sức
khỏe của công nhân. Công nhân hầu như không được học tập bài bản về tư thế,
tác phong khi tham qia vào dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Việc đào tạo công nhân tại chỗ của ngành Da Giầy hiện nay còn hạn chế ở
một số
điểm sau:
 Công tác đào tạo công nhân tại chỗ hiện nay chỉ đủ năng lực đào tạo lao
động phổ thông và công nhân mới.
 Đào tạo công nhân thao tác công đoạn là chính mà không hình thành công
nhân có tay nghề vì vậy khó có khả năng điều hành, thay thế vị trí làm
việc của công nhân trong dây chuyền khi cần. Nếu thay đổi lại mất thời
gian, công sức hướng dẫn, học việc…
 Chất lượng đ
ào tạo không đồng đều giữa các doanh nghiệp và còn phụ
thuộc rất nhiều vào hoạt động đào tạo của từng doanh nghiệp (nhận thức,
khả năng đầu tư và sự quan tâm của chủ doanh nghiệp…) cũng như khả
năng tiếp thu của người lao động (vì phần lớn công nhân của ngành có
trình độ học vấn thấp)
 Chưa đào tạo đượ
c một số loại hình công nhân và công nhân bậc cao phục
vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Mặc dầu vậy, hiện nay việc đào tạo công nhân tại chỗ được hầu hết các
doanh nghiệp đánh gía là cách làm hiệu quả nhất. Đặc biệt là ở những nơi chủ
doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn, quan tâm thích đáng và có năng lực đầu tư
cho công tác đào tạo. Do công tác đ
ào tạo tại chỗ có những mặt tích cực sau:
 Nhanh chóng đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy

12
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

 Tiết kiệm chi phí do có khả năng tận dụng trang thiết bị cũ, nguyên phụ
liệu dư thừa của doanh nghiệp
 Khả năng tận dụng phần giá trị tăng thêm khi học viên thực hiện những
công đoạn đơn giản trong quá trình tham gia học nghề và làm sản phẩm
trên dây chuyền.
Điều này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn do năng lực đào tạo của h
ệ thống
các trường đào tạo và trường nghề không theo kịp với nhu cầu của sự phát triển
sản xuất. Hơn nữa điều kiện sinh hoạt của học viên, công nhân tại các trường
cũng chưa được đáp ứng. Chi phí cho học tập, sinh hoạt và đào tạo nghề vượt
qua khả năng của người học. Do đó việc đào tạo tại chỗ độ
i ngũ công nhân sẽ
còn là hướng đào tạo lâu dài.
Việc đào tạo tại chỗ gần nửa triệu lao động dẫn đến doanh nghiệp nào
cũng có bộ phận đào tạo. Và như vậy toàn ngành hình thành một đội ngũ giáo
viên không chuyên song lại thường xuyên tham gia đào tạo trong khi chính họ lại
chưa được qua đào tạo bài bản ở bất cứ trường lớp chuyên ngành nào. Nếu tính
trung bình mỗi doanh nghiệp có 1- 2 người tham gia công tác
đào tạo tại chỗ thì
toàn ngành có đến hàng ngàn người. Vấn đề đặt ra là làm sao có được những
giáo viên không chuyên song lại có khả năng đào tạo được đội ngũ công nhân có
chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
theo cách hiệu quả nhất.
Danh sách các đơn vị khảo sát (phụ lục 1)
2.1.2 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo công nhân tại chỗ của các doanh

nghiệp:
2.1.2.1 Ư
u nhược điểm của các mô hình đào tạo đã áp dụng:
a) Hình thức đào tạo tập trung
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
13
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

Ưu điểm:
 Công nhân được đào tạo bài bản về lý thuyết và thực hành. Công
nhân hiểu biết và làm được các phần việc theo yêu cầu của cấp bậc
thợ được đào tạo.
Nhược điểm:
 Chi phí cao (học phí, thời gian, ăn ở…)
 Không khả thi đối với người lao động thu nhập thấp
 Hiện nay gần như không còn trường lớp đ
ào tạo tập trung công
nhân sản xuất giầy
 Không đủ nguồn công nhân cung cấp cho các doanh nghiệp
 Hiện nay gần như không còn cơ sở nào tồn tại
b) Hình thức đào tạo tại chỗ: hiện đang là hình thức đào tạo có tính phổ biến
nhất trong các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước
Ưu điểm:
 Đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu sử dụng lao độ
ng của doanh
nghiệp
 Chi phí thấp.
 Thuận tiện cho người học

Nhược điểm:
 Về cơ sở vật chất: không có phòng học hoặc không gian riêng dành
cho công tác đào tạo. Hầu hết công nhân học thực hành trên bán
thành phẩm ngay tại dây chuyền sản xuất.
 Thời gian đào tạo: không cố định
 Giáo viên:
¾ Giáo viên thực hành chủ yếu là công nhân cũ. Tay nghề và
khả
năng truyền đạt hạn chế do bản thân họ không được đào
tạo bài bản và khả năng truyền đạt cũng hạn chế
¾ Giáo viên lý thuyết thiếu
¾ Chuyên gia: hướng dẫn không thường xuyên và bị hạn chế do
bất đồng về ngôn ngữ
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
14
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

 Tài liệu giảng dạy: chủ yếu là các tài liệu cũ. Nội dung nghèo nàn,
thiếu tổng thể và soạn thảo theo lối truyền thống
 Đối tượng học:
¾ Trình độ thấp
¾ Tư thế tác phong tự do
¾ Chủ yếu là lao động nông thôn nên hạn chế về khả năng giao
tiếp, tiếp thu, nhận thức…
¾ Số lượng: không ổn định, tùy thuộc vào
đơn hàng và nhu cầu
sử dụng lao động của doanh nghiệp
 Kết quả:

¾ Công nhân không được trang bị kiến thức tổng quan về sản
phẩm và công nghệ sản xuât giầy
¾ Không được biết rõ ràng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công
đoạn và mối liên hệ hữu cơ giữa các công đoạn trong dây
chuyền sản xuất.
¾ Tư thế lao động, tư th
ế thao tác thiếu chuẩn mực. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến năng xuất lao động thấp do
mất thời gian vào những thao tác thừa và bán thành phẩm đi
lòng vòng
¾ Công nhân dễ dàng bỏ việc vì thực chất là chưa có nghề hoàn
chỉnh (lao động phổ thông tay nghề thấp)
¾ Thiếu ý thức phối kết hợp giữa các công đoạn trong quá trình
sản xuất
¾ Công tác tuyển dụng lao độ
ng, công nhân mới diễn ra thường
xuyên, liên tục với số lượng lớn nên việc đào tạo càng trở nên
khó khăn nếu tổ chức lớp học như truyền thống. (Hiện nay,
sự biến động nhân công trong doanh nghiệp trung bình
khoảng 10 - 15% tổng số lao động/năm. Lúc cao điểm có thể
tới 30%.)
2.1.2.2 Sự cần thiết xây dựng, áp dụng mô hình đào tạo mới
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
15
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

Để cải thiện chất lượng đào tạo công nhân trên cơ sở phát huy ưu thế và
khắc phục nhược điểm của mô hình đào tạo tại chỗ hiện nay cần thiết phải xây

dựng mô hình đào tạo mới nhằm vào các mục tiêu dưới đây:
 Hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện chất lượng đào tạo tại chỗ. Đây
là việc làm cấp bách để
đưa ngành Da – Giầy phát triển theo hướng
bền vững.
 Thống nhất nội dung, kiến thức cơ bản, trình tự thao tác hợp lý và
đúng kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
 Đào tạo rút gọn song phải đảm bảo cung cấp những kiến thức tối
thiểu cho công nhân để họ không chỉ là những người máy trong dây
chuyền nhất là trong dây chuyền sản xuất gi
ầy là nơi có quá nhiều
công đoạn nhỏ lẻ đòi hỏi tính hợp tác cao mới đảm bảo quá trình lắp
ráp đồng bộ được thực hiện hoàn hảo và nhanh chóng.
 Không thể bỏ qua việc trang bị những kiến thức cơ bản về sản
phẩm, về quy trình công nghệ cho dù người công nhân làm bất cứ
công việc gì trong dây chuyền sản xuất
 Đào tạo lao động theo hướng bài bản s
ẽ là yếu tố góp phần ổn định
nguồn lao động tham gia sản xuất.
 Cần có giải pháp đào tạo dạy nghề mới trong đó thời gian đào tạo
ngắn song vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời công nhân có chất lượng
cho các dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp.
 Hình thức đào tạo phải phù hợp với thực tế; kết hợp hài hoà nhu cầu
sử
dụng lao động của doanh nghiệp và cơ hội học nghề để làm việc
lâu dài của người lao động.
2.2 Mô hình đào tạo tại chỗ công nhân sản xuất giày
2.2.1 Căn cứ xây dựng mô hình đào tạo:
- Căn cứ nhu cầu đào tạo công nhân phục vụ sản xuất giầy của các doanh
nghiệp ngành da giầy và nhu cầu học việc của người lao động

- Căn cứ vào đặc đi
ểm công nghệ của quá trình sản xuất giầy là có nhiều
công đoạn trong đó còn nhiều công việc phụ phải thao tác thủ công sử dụng
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
16
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

nhiều lao động. Hình thức tổ chức sản xuất hiện nay trong các doanh nghiệp chủ
yếu áp dụng hình thức sản xuất theo dây chuyền nước chảy từ công đoạn đầu đến
công đoạn cuối. Theo đó công nhân tham gia sản xuất thực hiện công việc được
chuyên môn hóa đến từng công đoạn nhỏ của quá trình sản xuất. Do vậy tính
chất công việc trong từng công đoạn không quá phức t
ạp. Vì vậy có thể áp dụng
hình thức học tập tại chỗ đối với số đông người lao động nhất là lao động mới và
lao động phổ thông.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc công nhân ngành sản xuất giầy TCN –
2004 do Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công Thương ban hành và khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện.
- Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của các doanh nghiệp sản xuấ
t
giầy trong nước.
2.2.2 Tiêu chí của mô hình đào tạo mới:
Thực trạng đào tạo công nhân tại các doanh nghiệp cho thấy mô hình đào
tạo mới cần đạt được các tiêu chí sau:
• Khắc phục những tồn tại hiện có. Mở ra một hình thức đào tạo mới
đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động của doanh nghiệp
• Thực hiện đào tạo tạ
i chỗ trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp

• Hình thức linh hoạt phù hợp với số lượng công nhân cần đào tạo
• Nội dung giảng dạy ngắn gọn dễ hiểu, dễ vận dụng
• Thời gian đào tạo nhanh, chi phí thấp song chất lượng đào tạo tốt
đảm bảo công nhân nắm bắt công việc nhanh chóng, thao tác thành
thạo công việc được giao và tham gia hiệu quả vào dây chuy
ền sản
xuất
• Hiệu quả - Được các doanh nghiệp hưởng ứng và áp dụng.
Với tiêu chí cơ bản của mô hình đào tạo tại chỗ nêu trên dể đạt được kết quả
tôt trong công tác đào tạo tại chỗ cần thiết phải cải tiến hình thức truyền đạt của
giáo viên đến học viên trong quá trình giảng dạy. Một trong những hướng đi đó
là ứng dụ
ng công nghệ thông tin trong dạy học. Dưới đây là sự cần thiết phải
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
17
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo dạy nghề nói chung trong
đó có nghề sản xuất giầy.
2.2.3 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình đào
tạo nghề sản xuất giầy tại doanh nghiệp:
2.2.3.1. Ưu thế khi ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo:
Khái niệm về công nghệ thông tin (CNTT) có thể được định nghĩa theo
nhiều cách song định nghĩa mang tính phổ biế
n như sau: công nghệ thông tin là
một công nghệ dùng để xử lí thông tin; cụ thể là sử dụng máy tính điện tử và
phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và nhận thông
tin từ bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Công nghệ này cho phép xử lí thông tin

bởi máy tính; có khả năng phát triển, cài đặt và thực thi một hệ thống máy tính
và ứng dụng. Dưới đây là nhữ
ng ưu thế của CNTT trong đào tạo.
Thứ nhất, việc ứng dụng CNTT trong đào tạo sẽ khiến máy tính trở thành
một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:
- Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới
dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh,…sự tích hợp này của máy tính cho
phép mở rộng khả năng biể
u diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu
dạy học.
- Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin,
giao lưu và điều khiển trong dạy học: dưới góc độ điều khiển học thì quá trình
dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một
chương trình phù hợp, máy tính có thể điêù khiển được hoạ
t động nhận thức của
học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lí thông tin
và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết
quả cao.
- Tính lặp lại trong dạy học: khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ
một thông tin nào đó, cung cấp và lặp lại thong tin đó cho học sinh đến mức đạt
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
18
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

được mục đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự tiếp thu kiến thức của từng
học sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực.
- Khả năng mô hình hoá các đối tượng: đây chính là khả năng lớn nhất
của máy tính. Nó có thể mô hình hoá cá đối tượng, xây dựng các phương án khác

nhau, so sánh chúng và tạo ra phương án tối ưu. Có nhiều vấn đề, hiện tượng
không thể truyền t
ải được bởi các mô hình thông thường song máy tính hoàn
toàn có thể mô phỏng chúng.
- Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung
lượng như hiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho
phép thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy tính còn có thể kết nối với nhau
tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Đó
chính là những tiền đề giúp giáo viên và học sinh d
ễ dàng chia sẻ và khai thác
thông tin cũng như xử lí chúng một cách có hiệu quả.
Thứ hai, ứng dụng CNTT trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức
dạy học khác nhau như:
• Dạy học giáp mặt;
• Dạy học từ xa;
• Đào tạo trực tuyến;
• Học dựa trên công nghệ web;
• Học điện tử…
Các hình thức này đáp ứ
ng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các
thành phần khác nhau trong xã hội.
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc công cụ máy tính sẽ
thực hiện một số chức năng của giáo viên ở những khâu khác nhau của một quá
trình dạy học. Nhờ đó có thể xây dựng chương trình dạy học mà ở đó máy đã
thay thế một số công việc của người giáo viên…Cách dạ
y này thể hiện nhiều ưu
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
19
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình

đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm
bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập.
Với những ưu thế trên nếu CNTT được ứng dụng vào công tác đào tạo
công nhân tại chỗ trong các doanh nghiệp sản xuất giầy sẽ tạo ra một khả năng
tiếp cận mới nhanh chóng và hiệu quả đố
i với người lao động, đáp ứng nhu cầu
đào tạo công nhân thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết
phải xây dựng các phần mềm dạy học phù hợp với mục đích đào tạo. Phần mềm
dạy học là một phần mềm máy tính với mục đích dạy học. Nó bao gồm từ
chương trình học tập đơn giản cho đến phức tạ
p, cho nhiều đối tượng học viên
khác nhau.
Trong khuôn khổ của đề tài nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ bài
giảng điện tử công nghệ sản xuất giầy với mong muốn:
• Xây dựng chương trình dạy học trong đó máy tính đã thay thế một số
công việc của người giáo viên…
• Thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm
• Tậ
p trung giới thiệu những khái niệm và thao tác cơ bản của quá trình
sản xuất giầy làm cơ sở hướng dẫn ban đầu cho công nhân. Đây là
công việc đóng vai trò rất quan trọng và sẽ quyết định đến sự tiến bộ về
tay nghề, thái độ hợp tác trong lao động sản xuất, năng suất lao động
của mỗi cá nhân và nâng cao hiệu quả lao động của cả dây chuyền sản
xuất.
2.2.3.2. S
ự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình đào tạo nghề
sản xuất giầy tại doanh nghiệp:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo công nhân tại

doanh nghiệp sẽ đạt được một loạt yếu tố tích cực sau:
• Thể hiện tính mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
• Tiết kiệm thời gian, không gian dành cho công tác đào tạo
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
20
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

• Phát huy được toàn bộ ưu thế của công nghệ thông tin trong quá trình
dạy học.
• Giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong quá trình dạy học, nhất là khi
doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều công nhân và đưa họ vào nhiều
công đoạn sản xuất khác nhau của quá trình sản xuất.
• Tạo cơ hội để công nhân có điều kiện tiếp cận và nhận thức tổng thể về
quá trình sản xu
ất hoàn chỉnh sản phẩm giầy dép trong thời gian ngắn
• Công nhân dễ dàng tiếp cận và học hỏi lượng kiến thức, thông tin mở
do bài giảng có tính mở.
• Bộ bài giảng điện tử còn có thể được kết cấu lại một cách nhanh chóng
để tạo ra bài giảng điện tử mới phù hợp với trình độ đối tượng học giúp
cho người học hào hứng và dễ tiế
p thu.
• Ngày nay, với quy mô sản xuất lớn và tiến độ giao hàng nghiêm ngặt
việc đưa học sinh tiếp cận trực tiếp vào các dây chuyền sản xuất… ít có
khả năng thực hiện nhất là khi lực lượng lao động học việc trở nên quá
đông. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người học được tiếp
cận qua hình ảnh sinh động sẽ cải thiện được vấn đề này m
ột cách hiệu
quả

• Việc sẵn sàng bộ bài giảng điện tử sẽ là yếu tố then chốt để giáo viên
có thể lên lớp mọi lúc, mọi nơi giúp đơn giản hóa các điều kiện tổ chức
lớp học (như số lượng học viên mỗi lớp, phòng học, thời gian ấn
định…).
Như vậy, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo công
nhân ngành sả
n xuất giầy sẽ phát huy được hàng loạt các yếu tố tích cực nêu trên
và do đó mô hình đào tạo công nhân tại chỗ cũng sẽ được đơn giản hóa. Việc tổ
chức học tập cho công nhân nhờ đó sẽ có tính khả thi cao, có khả năng hiện thực
hoá ở diện rộng các doanh nghiệp. Công tác đào tạo phát triển sẽ đem lại lợi ích
cho cả người lao động và người sử dụng lao
động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
2.4 Mô hình đào tạo công nhân mới phục vụ sản xuất giầy tại doanh nghiệp
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
21
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

• Nhóm học viên: (5 - 10) đến 50 người
• Phương pháp giảng dạy: sử dụng bài giảng - giáo án điện tử kết hợp
thao tác mẫu tại dây chuyền.
• Mục đích giảng dạy:
- Trang bị kiến thức tổng quan, mục đích – yêu cầu của các công
đoạn sản xuất
- Giới thiệu trình tự thao tác chuẩn mực trong các công đoạn cơ
bản c
ủa quá trình sản xuất giầy: pha cắt, lắp ráp mũ giầy và gò,
ráp đế và hoàn thiện giầy.

• Địa điểm:
- Phòng học 15m
2
trở lên
- Hội trường
- Diện tích trống trong xưởng sản xuất v.v…
• Thiết bị giảng dạy:
- 01 máy tính
- 01 máy chiếu
- 01 màn chiếu nếu có (hoặc chiếu trực tiếp lên tường)
• Tài liệu giảng dạy: bộ bài giảng điện tử về công nghệ sản xuất giầy và
tài liệu hướng dẫn công nhân công nghệ ngành sản xuất gi
ầy
• Thời gian học:
- Lý thuyết: 01 – 02 ngày
- Thực hành: 01 – 04 tuần tại dây chuyền sản xuất của doanh
nghiệp tuỳ vào công việc cụ thể.
• Giáo viên:
- Là cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp có khả năng sư phạm, có
trình độ hiểu biết về công nghệ sản xuất giầy và biết sử dụng
máy tính, máy chiếu phục vụ giảng dạy
2.5 Tính kh
ả thi của mô hình đào tạo:
Mô hình đào tạo nêu trên có tính khả thi cao là do:
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
22
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


• Cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu, nhà xưởng…) doanh nghiệp có
khả năng đáp ứng.
• Quy mô đào tạo phù hợp với việc tuyển dụng và đào tạo lao động lẻ
diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp.
• Thời gian ngắn, địa điểm đào tạo linh hoạt
• Giáo viên là cán bộ kĩ thuật của chính doanh nghiệp nên rất thuận lợi
khi tiếp nh
ận chuyển giao bộ bài giảng điện tử và có khả năng soạn
thảo bổ sung nội dung mới vào bài giảng điện tử khi cần thiết.
• Có điều kiện cập nhật thường xuyên thực tế sản xuất của doanh nghiệp
vào bài giảng điện tử để kịp thời truyền đạt cho công nhân tạo nên sự
hứng thú trong học tập và kích thích sự tìm hiể
u, so sánh của học viên
giữa việc học lý thuyết với thực tế sinh động diễn ra trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp.
• Nội dung bài giảng ngắn gọn, thiết thực, dễ hiểu và phù hợp với đối
tượng công nhân.
Mặc dù có tính khả thi cao và là mô hình thích hợp với nhiều doanh
nghiệp song mô hình đào tạo tại chỗ chỉ là giải pháp phù hợp trong giai đoạn
hiện nay và không thay thế đượ
c hoàn toàn công tác đào tạo của các cơ sở đào
tạo chuyên nghiệp.




Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
23
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình

đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

PHẦN 3. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
CÔNG NHÂN CÔNG NGHỆ
3.1 Sự cần thiết:
• Thay thế những bài giảng và tài liệu hướng dẫn đã lạc hậu về nội dung
và hình thức thể hiện
• Cung cấp hoàn chỉnh các bài giảng về công nghệ sản xuất giầy từ khâu
đầu đến khâu cuối theo hướng chuẩn mực
• Bài giảng và tài liệu thể hi
ện sinh động nội dung cần truyền đạt để
người học dễ tiếp thu và áp dụng
• Làm tài liệu phục vụ công tác đào tạo tại chỗ theo mô hình đào tạo mới
tại các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước
3.2 Nội dung và hình thức bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài giảng để lên lớp mà ở đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên
điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. [18]
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia
hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẻ và logic được quy định bở
i cấu trúc
của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy
được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện
tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện
tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọ
i khác nhau cho một hoạt động cụ
thể để có được bài giảng điện tử.[18]
Do vậy nhiệm vụ đầu tiên của nhóm nghiên cứu là xác định nội dung cơ
bản sẽ truyền đạt đến công nhân để đạt được mục tiêu đào tạo. Dưới đây là

những cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra nội dung cơ bản trong quá trình đào tạo
công nhân công nghệ ngành sản xuất giầ
y.
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
24
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.

Sau khi khảo sát tại một số doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước kết quả
cho thấy công nghệ sản xuất giầy có tính phổ biến hiện nay là công nghệ sản
xuất giầy theo phương pháp dán và loại giầy sản xuất chủ yếu là giầy thể thao.
Theo thống kê của Hiệp hội Da giầy Việt Nam, số lượng và chủng loại giầy được
các doanh nghiệp trong nước sản xuất giai
đoạn 2007 đến 2010 được nêu trong
bảng dưới đây:
XUẤT KHẨU GIẦY DÉP TỪ NĂM 2007 – 2010

Đơn vị tính: triệu đôla Mỹ; triệu đôi
2007 2008 2009 2010
Mục
Số
lượng
Giá trị
Số
lượng
Giá trị
Số
lượng
Giá trị

Số
lượng
Giá trị
Giầy
thể
thao
392 2.701,9 377 3.282,7 450 2.440,1 480 3.235
Giầy
vải
38.3 205.2 49.7 308.1 100 542.23 100 673.95
Giầy
nam
110.5 802.57 121.58 857.27 120 650.68 105 707.64
Sandan
và dép
74.2 284.56 72.17 319.14 80 433.79 75 505.46
Tổng
cộng
614.7 3.994,24 620.73 4.767,2 750 4.066,76 760 5.122,3
Nguồn Hiệp hội Da Giầy Việt Nam [17]
Mặt khác do việc tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất giầy được
tổ chức theo hình thức sản xuất công nghiệp nên công việc của công nhân được
chuyên môn hóa đến từng thao tác nhỏ của quá trình sản xuất. Vì vậy, công nhân
sản xuất giầy theo hình thức sản xuất công nghiệp - nhất là công nhân mới - chỉ
còn làm những thao tác đơn giản. Điều này đã được quy định tương đối rõ trong
Mã số đề tài: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN Viện nghiên cứu Da – Giầy
25
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hợp đồng số: 04.10/RDBS/HĐ-KHCN ngày18/05/2010:
“Nghiên cứu soạn thảo tài liệu hướng dẫn thực hành, giáo án điện tử và xây dựng mô hình
đào tạo công nhân tại chỗ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước”.


“Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành giầy: 24 TCN 04:2004” theo
quyết định số 33/2004/QĐ-BCN ngày 05/05/2004.
Tóm lại những căn cứ để nhóm nghiên cứu xây dựng nội dung đào tạo
công nhân công nghệ ngành sản xuất giầy như sau:
• Công nghệ sản xuất giầy thể thao (gò dưới, ráp đế bằng phương pháp
ép dán) là công nghệ có tính phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất
giầy trong nước
• Hình thức tổ
chức sản xuất chuyên môn hoá trong các dây chuyền sản
xuất của các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước
• Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành Giầy: 24 TCN 04: 2004.
Tiêu chuẩn này có hiệu lực hướng dẫn và khuyến khích áp dụng đối
với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh Da – Giầy trong phạm vi cả nước (Quyết định số 33/2004/QĐ-
BCN ngày 05/05/2004 của Bộ trưởng B
ộ Công Nghiệp về việc ban
hành tiêu chuẩn ngành Da – Giầy)
• Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn thảo bài giảng điện tử
về công nghệ sản xuất giầy để phát huy những ưu thế của CNTT trong
lĩnh vực giảng dạy.
• Giáo trình “Công nghệ sản xuất giầy” - Viện nghiên cứu Da Giầy –
2002 [3]
3.2.1 Nội dung bài giảng điện tử:
Nhóm nghiên cứu đã soạn th
ảo bộ bài giảng điện tử có nội dung liên quan
đến 03 công đoạn chính của quá trình sản xuất giầy. Đó là công nghệ pha cắt
nguyên liệu phục vụ sản xuất giầy, công nghệ lắp ráp mũ giầy và công nghệ gò,
ráp đế và hoàn thiện giầy. Công đoạn tiền chế đế giầy không đề cập chi tiết vì
trong thực tế việc tiền chế đế giầy thường được s

ản xuất ở khu vực độc lập nằm
ngoài dây chuyền sản xuất giầy.
Dàn bài của bộ bài giảng điện tử được biên soạn gồm 03 phần chính với
các nội dung chi tiết sau:
Phần I. Giới thiệu khái quát sản phẩm giầy

×