Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.22 KB, 8 trang )

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản
văn hóa thế giới
Vừa qua, UNESCO đã ra quyết định công nhận khu Thiếu Lâm Tự của Trung
Quốc là một di sản văn hóa thế giới.
Quyết định này được Công ước Di sản thế giới tại Brazil công bố vào ngày chủ
nhật, 1/8 vừa qua. Thiếu Lâm Tự là một trong 39 đề cử đến từ 33 quốc gia trên thế
giới.
Quần thể di tích nằm trên dãy núi Tung Sơn, thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam.
Đây cũng là một trong năm ngọn núi linh thiêng nhất Trung Quốc. Điều tạo nên
nét đặc biệt cho Tung Sơn chính là nền văn hóa, lịch sử đặc sắc có từ lâu đời.
Tung Sơn cũng chính là cái nôi sinh ra Phật giáo Thiền Trung Quốc. Khu quần thể
có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Thiếu Lâm Tự, Ta Lin, và Zhongyue - ngôi chùa
cổ nhất nước này. Ngoài ra khu quần thể này còn có Đài quan sát, đền, tháp và học
viện cho các tu sinh…
Bề dầy lịch sử hàng ngàn năm của khu quần thể này lưu giữ những giá trị văn hóa,
những phong tục, tôn giáo, triết học và cả khoa học của đất nước ngàn năm văn
hiến này. Tung Sơn là nơi khai sinh của nền văn minh Trung Quốc, đó là lí do vì
sao quần thể này được chọn là di sản văn hóa thế giới.




Được một nhà sư Ấn Độ có tên Bạt Đà xây dựng vào khoảng năm 495,
dưới thời Bắc Ngụy, tại núi Thiếu Thất, phía tây dãy Tung Sơn, từ đó,
Thiếu Lâm Tự không ngừng phát triển về các mặt văn hóa, khoa học,
võ thuật

Khu rừng chùa nổi tiếng nằm trong quần thể di sản.

Đài Quan sát Đăng Phong, được xây dựng vào đời nhà Nguyên (1271-
1368). Đây cũng là một trong những đài thiên văn cổ nhất trên thế giới.


Các nhà thiên văn Trung Quốc đã tính toàn chính xác độ dài một năm
là 365,2425 ngày trước khi người Châu Âu phát minh ra lịch
Gregorian.

Cổng vào của chùa Zhongyue, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc.

Không chỉ nổi tiếng về các giá trị văn hóa, lịch sử, Thiếu Lâm Tự còn
được biết đến như một trung tâm võ thuật hàng đầu Châu Á.


×