Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những khám phá lạ về virut gây bệnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.01 KB, 5 trang )

Những khám phá lạ về virut
Virut (virus), vi khuẩn (bacteria) là những tác nhân gây bệnh được dư luận nhắc đến
nhiều, song những gì liên quan đến virut đến nay con người vẫn chưa tường hết, trong đó
có một số khám phá lạ vừa được tạp chí Discover của Mỹ công bố.


Virut không phải là các sinh vật sống vì chúng không có cấu tạo tế bào, không thể biến thức ăn
thành năng lượng, thiếu các thông tin di truyền mã hoá cho các bộ máy cần thiết của quá trình
trao đổi chất, sản sinh năng lượng và tổng hợp protein, chỉ có thể sống dựa vào vật chủ và nếu
không có chủ thể thì virut chỉ là những hạt hoá chất trơ.

Tuy nhiên, virut không phải là một thứ vật chất thông thường. Chúng có gen và có thể tái tạo,
tiến hoá qua chọn lọc tự nhiên. Cụ thể hơn thì virut là ký sinh nội bào, không quan sát được dưới
kính hiển vi quang học, có các phần tử hay các hạt virut (virus Particle) được tạo ra bằng cách
lắp ráp các cấu phần được tổng hợp từ trước.


Liên quan đến virut, các nhà khoa học đã tranh luận rất nhiều, nhất là từ năm 1892 khi Dmitry
Ivanovsky, một nhà vi sinh vật người Nga thông báo có một ca nhiễm trùng virut tại một nhà
máy sản xuất thuốc lá thông qua môi chất gây bệnh kiểu như vi khuẩn. Và ngày nay, khoa học đã
xác định được đó là virut thể khảm ở thuốc lá (tobacco mosaic virus).

Năm 1946, ông Wendell Stanley, chuyên gia hoá sinh người Mỹ đã được trao giải Nobel hoá học
về thành tích tinh chế được các virut thể khảm thuốc lá nói trên, đưa về dạng tinh thể protein
hình kim.

Một số virut có thể xâm nhập vào AND của vi khuẩn thông qua mối quan hệ tình dục dọc theo
một ống dài có tên là tiêm mao, nhưng đây không phải là sự tồn tại.

Năm 1992, khi nghiên cứu về dịch viêm phổi bùng phát ở Anh, các nhà khoa học đã tìm thấy
một lượng lớn virut ẩn áu trong một amip (amoeba) trong một tháp làm lạnh. Đây là loại virut


lớn, có cấu trúc phức tạp được các nhà khoa học cho là một vi khuẩn.

Virut über-virus nay là Mimivirus đã được đặt tên như vậy là vì nó sao chép vi khuẩn. Nhà vi
sinh vật học người Pháp, Didier Raoult, người có công giải mã bộ gen của virut nói trên đã đặt
tên như vậy bởi ông nhớ lại câu chuyện lý thú có tên là Các amip siêu nhỏ (Mimi the Amoeba)
khi còn nhỏ cha ông đã kể cho ông nghe.

Cấu trúc phân tử virut cúm A/H1N1.

Mimivirus chứa hơn 900 gen, trong đó có cả những protein mà các virut khác không có, nghĩa là
lớn gấp hai lần lượng gen của bất kỳ virut nổi tiếng nào và lớn hơn rất nhiều so với vi khuẩn.

Mamavirus có mối liên quan mật thiết với Mimivirus nhưng lại lớn hơn cả Mimivirus và cũng đã
được tìm thấy trong một amip ở tháp làm lạnh tại Paris, Pháp.

Mamavirus lớn đến nỗi tự nó có thể tồn tại độc lập, đây là loại virut vệ tinh nên được người ta
đặt cho cái tên là Sputnik.

Amoebas có thể “tiến hoá” thành virut mới, có khả năng tiêu hoá cả những vật khổng lồ, hay còn
được ví là vật thể lai, nơi virut và vi khuẩn có thể trao đổi gen với nhau.


Các loại virut con người đã biết có thể gây lây nhiễm động vật, thực vật, nấm, nguyên sinh… và
vi khuẩn nữa. Riêng virut Sputnik và Mamavirus còn có thể lây nhiễm các virut khác.

Theo cặp khái niệm “con người - virút” (us versus them) thì một nửa ADN của con người có
nguồn gốc từ virut, chính nó gây nhiễm bệnh và ẩn náu ngay trong trứng, tinh trùng của tổ tiên
chúng ta.

Hầu hết, các vật liệu có virut trà trộn vào nay đã tuyệt chủng, tuy nhiên năm 2005, các nhà khoa

học Pháp đã cấp phép hồi sinh lại hiện tượng này. Những nhà khoa học phản đối thì cho rằng
làm như vậy sẽ giúp virut hồi sinh, tuy nhiên cuối cùng cơ quan nghiên cứu của Pháp bật đèn
xanh cho dự án nói trên.

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy tàn tích virut trong hệ gen của con người và đây chính là nguyên
nhân gây ra một số loại bệnh nan y như bệnh tự miễn và một số dạng ung thư nhất định.

Một số protein virut lại có lợi, mang tính thân thiện. Ví dụ, giữ cho hệ thống miễn dịch của sản
phụ khoẻ mạnh, tử cung không bị các mầm bệnh tấn công.

Một loại virut có tên là HTLV đồng hành trong quá trình tiến hoá của con người trong hàng ngàn
năm đã được khoa học sử dụng để phát hiện ra các hình thái di cư của người tiền sử. Nhờ ứng
dụng virut HTLV mà người ta biết được các thuỷ thủ Nhật Bản là những người đầu tiên đặt chân
tới châu Mỹ, sớm hơn hàng nghìn năm trước khi những người Siberi vượt qua eo biển Bering.

Con người có họ hàng với virut, kết luận trên được dựa vào nghiên cứu ở virut kéo dài nhiều
năm. Theo đó, các nhà khoa học đã giả định rằng virut đã từng trú ngụ bên trong một tế bào vi
khuẩn cách đây hơn tỷ năm để tạo ra các nhân tế bào đầu tiên. Nếu giả thiết trên là đúng thì rất
có thể chúng ta đều là hậu duệ của virut.

×