Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Mô-đun phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 11 trang )


Mô-đun 1

Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21




Mô-đun 1: Phát triển các kỹ
năng của thế kỷ 21
Giới thiệu: Việc học tập lấy học sinh làm trung
tâm của thế kỷ 21 khác với việc học tập truyền
thống có giáo viên là trung tâm về cách tiếp cận nội dung,
cách dạy học, môi trường lớp học, cách đánh giá và công
nghệ. Mô-đun này sẽ giúp bạn xác định những kỹ năng then chốt
của thế kỷ 21, nghiên cứu môi trường lớp học tiên tiến và tìm hiểu
những điểm khác nhau trong hai cách tiếp cận dạy học.


Bài tập 1: Xác định các kỹ năng cơ bản
Bước 1: Khi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông các em cần phải có kiến thức, kỹ năng và
khả năng gì để thành công trong môi trường làm việc của thế kỷ 21? Làm việc theo
nhóm, thảo luận ý kiến trả lời của các bạn và ghi lại vào các dòng trống dưới đây.


















Bước 2: Chia sẻ danh sách các kỹ năng cơ bản của nhóm với cả lớp.



Bắt đầu mỗi mô-đun bằng một bài
giới thiệu.










Phân công các nhóm có 4-5
người tham gia. Ở mỗi nhóm,
các thành viên sẽ đảm nhận vai
trò của người hướng dẫn, người
ghi chép, người tham gia và

người trình bày.













Người trình bày ở mỗi
nhóm sẽ chia sẻ danh sách ngắn gọn
các kỹ năng cơ bản. Người
trình bày phải lắng nghe cẩn thận
để không bị lặp lại các kỹ năng mà
nhóm khác đã trình bày.












Bản quyền © 2007 đã được đăng ký
của Tập đoàn Intel.











Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Khởi đầu.











11


Mô-đun 1:


Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21




Yêu cầu học viên đọc thầm nội
dung còn lại ở Bài tập 1.




Trong môi trường làm việc ở thế kỷ 21, người làm việc

• Phân tích, chuyển đổi và tạo ra thông tin

• Cộng tác với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề và ra quyết định

• Thực hiện nhiệm vụ đa dạng, sử dụng công nghệ tiên tiến

Ở các hộ gia đình thế kỷ 21, các thành viên

• Giải trí bằng cách xem, tạo ra và tham gia vào các loại phương tiện truyền
thông khác nhau

• Quyết định mua hàng bằng cách tìm kiếm thông tin trên Internet

• Giữ liên lạc với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình bằng các công
nghệ khác nhau


Ở các cộng đồng thế kỷ 21, công dân

• Sử dụng Internet để nắm vững thông tin về các vấn đề địa phương, quốc gia và
toàn cầu

• Trao đổi thông tin và thuyết phục về quan điểm sử dụng các công nghệ
khác nhau

• Thực hiện các giao dịch với chính phủ mà không phải rời khỏi nhà

Khi máy tính thay con người đảm nhận các công việc thường xuyên ở công sở,
con người sẽ chỉ còn phải tham gia giải quyết những vấn đề cần sự linh
động và sáng tạo. Ở thế kỷ 21 cuộc sống gia đình cũng không còn đơn điệu vì các
công nghệ mới xuất hiện cung cấp những khả năng gần như vô tận cho việc giải
trí, các hoạt động lúc rảnh rỗi và việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Trường học thế kỷ 21 phải chuẩn bị cho học sinh để làm việc trong môi trường
phù hợp, và giáo viên cần phải cập nhật kiến thức về phương cách mà học sinh và
gia đình đang sử dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày.

Ở trường học thế kỷ 21, học sinh

• Thực hiện những nhiệm vụ phức hợp, đầy thử thách, đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc
về chủ đề và tự quản lý tiến độ học tập của mình.

• Cộng tác với bạn học, giáo viên và các chuyên gia thực hiện những nhiệm vụ
có ý nghĩa, sử dụng tư duy bậc cao.

• Sử dụng công nghệ để ra quyết định, giải quyết vấn đề và tạo ra những ý
tưởng mới.











12










Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Khởi đầu.











Bản quyền © 2006 đã được đăng ký
của Tập đoàn Intel.

Mô-đun 1

Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21




Giáo viên phải tập trung vào các kỹ năng thế kỷ 21, để giúp các em hòa nhập với xã
hội và theo kịp với những thay đổi về công nghệ, cụ thể:

• Trách nhiệm giải trình và khả năng thích nghi – Thực hiện bổn phận cá nhân
và linh động trong các hoàn cảnh cụ thể, ở nơi làm việc và với cộng đồng; đặt
ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao cho bản thân và cho người khác,
chấp nhận những điều chưa rõ ràng

• Các kỹ năng giao tiếp – Hiểu, quản lý và tạo ra mối quan hệ giao tiếp nói, viết
và đa phương tiện hiệu quả dưới nhiều hình thức và bối cảnh khác nhau

• Tính sáng tạo và ham hiểu biết tri thức – Phát triển, thực hiện và trao đổi các
ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và đáp ứng tích cực với ý tưởng mới
và đa dạng

• Tư duy phản biện và tư duy hệ thống – Sử dụng lập luận có cơ sở để hiểu và
thực hiện những lựa chọn phức tạp, hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống


• Các kỹ năng xử lý thông tin và truyền thông – Phân tích, tra cứu,
quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thông tin bằng nhiều hình thức và phương
tiện truyền thông khác nhau

• Những kỹ năng giao tiếp và cộng tác – Thể hiện tinh thần làm việc đồng đội
và khả năng lãnh đạo; thích nghi với các vai trò và trách nhiệm khác nhau; làm
việc với người khác một cách hiệu quả; biết cảm thông; tôn trọng các ý kiến đa
dạng

• Nhận biết, hệ thống hóa và giải quyết vấn đề – Có khả năng hệ thống hóa,
phân tích và giải quyết vấn đề

• Tự định hướng – Nắm được những nhu cầu hiểu biết và học tập của chính
mình, xác định được các nguồn tài nguyên thích hợp, biết chuyển kiến thức, kỹ
năng từ lĩnh vực đã biết thành nền tảng để khám phá lĩnh vực mới

• Trách nhiệm xã hội – Luôn ứng xử có trách nhiệm, quan tâm đến cộng đồng
lớn hơn; chứng tỏ lối cư xử đạo đức trong những bối cảnh riêng tư, ở nơi làm
việc và trong cộng đồng
Nguồn: Partnership for 21
st
Century Skills (www.21stcenturyskills.org). Đã được cấp phép sử dụng.

Tóm lại là, vì nơi làm việc, gia
đình và công dân thế kỷ 21 thay
đổi, trường học cũng phải thay
đổi. Giáo viên phải giúp học sinh
phát triển những kỹ năng cần thiết
cho sự thành công ở thế kỷ 21.



















Bản quyền © 2006 đã được đăng ký
của Tập đoàn Intel.



















Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Khởi đầu.


















13


Mô-đun 1:


Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21




Bài tập 2: So sánh lớp học ngày nay với lớp học
ngày mai

Thay vì chia sẻ những ý kiến của
chính mình, yêu cầu người tham
gia chia sẻ ý kiến của các bạn
theo cặp. Yêu cầu 2-3 cặp chia sẻ
trải nghiệm của họ với nhóm lớn.
Kết thúc thảo luận bằng cách tóm
tắt những chủ đề được nhắc đến
nhiều nhất




































Bước 1: Khi bạn đi học, bạn được dạy như thế nào? Bạn thích điều gì về cách bạn
được dạy? Có những gì bạn chưa hài lòng về cách bạn được dạy? Viết câu trả lời
của bạn vào bảng sau đây.



Cách bạn được dạy Những gì bạn thích Những gì bạn chưa
hài lòng



























Bước 2: Chia sẻ ý kiến của bạn với một đồng nghiệp và những đồng nghiệp khác
theo hướng dẫn.

Cách dạy học truyền thống có giáo viên là trung tâm


Cách dạy học và thuyết giảng theo kiểu truyền thống có giáo viên là trung tâm là mô hình
dạy học thường gặp nhất ở các trường học trên khắp thế giới. Cách dạy học
có giáo viên là trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt là trong những trường hợp:

• Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác

• Cần trình bày thông tin một cách nhanh chóng

• Cần tạo ra sự quan tâm vào thông tin

• Đối tượng học sinh là những em tiếp thu tốt nhất qua kênh nghe.





14





Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Khởi đầu.





Bản quyền © 2007 đã được đăng ký

của Tập đoàn Intel.










Tuy vậy cách dạy học này cũng có một số hạn chế, cụ thể là:

• Không phải học sinh nào cũng tiếp thu tốt nhất qua kênh nghe

• Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh

Mô-đun 1

Phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21

• Cách dạy học này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phản biện

• Cách dạy học này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cách
học giống nhau.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm của thế kỷ 21

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm của thế kỷ 21 khác với cách học
truyền thống có giáo viên là trung tâm như thế nào? Hai cách này có phương

pháp tiếp cận nội dung, cách dạy học, môi trường lớp học, cách đánh giá và công
nghệ khác nhau, như được tóm tắt trong bảng sau :

















Sau khi giải thích ngắn gọn cách
Dạy học có giáo viên là
trung tâm

Nội dung

Nội dung được quy định bởi một chương
trình giảng dạy và tất cả học sinh học
cùng nội dung ở cùng một thời điểm.



Học sinh được quyền sử dụng thông tin
trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn
hoặc thư viện trường.

Các chủ đề học thường tách biệt và
không liên quan đến nhau, đến các lĩnh
vực chủ đề và đến thế giới thật.

Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi
khi phân tích thông tin một cách độc lập.


Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả
lời đúng.


Giáo viên chọn các hoạt động và cung
cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp.








Bản quyền © 2007 đã được đăng ký
của Tập đoàn Intel.
Cách tiếp cận học tập lấy học sinh
làm trung tâm




Học sinh học các chủ đề dựa trên
chương trình giảng dạy và chuẩn kiến
thức, kỹ năng nhưng được phép có
nhiều lựa chọn trong một chủ đề học.

Học sinh được quyền sử dụng không
hạn chế thông tin có các cấp độ chất
lượng đa dạng.

Học sinh học nội dung có liên quan đến
tất cả các chủ đề và đến thế giới thật.


Học sinh thường xuyên tham gia vào
việc phân tích, đánh giá và tổng hợp ở
mức độ cao đủ loại tài liệu khác nhau.

Học sinh làm việc để xây dựng bất cứ
câu trả lời nào trong số những câu trả lời
có thể.

Học sinh lựa chọn từ các hoạt động khác
nhau do giáo viên cung cấp và thường
quyết định cấp độ thử thách cho riêng họ
làm việc.



(Tiếp theo)



Chương trình Dạy học của Intel-Khóa học Khởi đầu.
sắp xếp của thông tin trong bảng,
hướng dẫn người tham gia đọc
thầm và xác định các nội dung
mà họ đã sử dụng trong lớp học.
Đề nghị lớp học chia sẻ các trải nghiệm
cho đến khi phần lớn các nội dung đều
được thảo luận.






























15

×