Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giúp con tự tin về ngoại hình docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.71 KB, 4 trang )

iúp con tự tin về ngoại hình
"Con ghét mình lắm. Mấy bạn gọi con là 'hột mít',
đứa thì chọc con là đồ phù thủy vì có vết sẹo trên trán
giống Harry Potter. Con không muốn đến lớp nữa".
Từ khi bắt đầu đến trường, bé bắt đầu quan tâm đến
vẻ bề ngoài của mình. Các bé luôn muốn người khác
nghĩ mình là một cô bé xinh đẹp. Bé Mi, con chị
Thảo cũng vậy.
"Con không thích đi học. Con muốn ở nhà", Mi la hét
và nhất quyết không chịu đến trường. Bất ngờ trước
sự kháng cự quyết liệt của con, ban đầu chị Thảo còn
vỗ về, năn nỉ. Đến khi thấy bé ôm chân cầu thang,
nhất định không chịu đi, chị phát bực, phát luôn mấy
cái vào mông con.
Bị đòn, Mi càng khóc to rồi đột nhiên gào lên: "Con
ghét mình lắm. Mấy bạn gọi con là "hột mít", đứa thì
chọc con là đồ phù thủy vì có vết sẹo trên trán giống
Harry Potter. Con không muốn gặp mấy bạn ở lớp
nữa".
Chị Thảo sững người khi nghe con nói thế. Ngày
hôm sau, Mi vẫn không chịu đi học, trở nên lầm lì và
biếng ăn. Nhìn con không còn tíu tít, nhảy chân sáo
như mọi ngày, lại sợ Mi nghỉ học sẽ không theo kịp
các bạn, chị Thảo lo lắm.

Bạn nên tâm sự cởi mở để giúp bé tự tin về ngoại
hình của mình khi đến tuổi đi học (Ảnh minh họa).
Chị gọi điện tâm sự với mẹ về tình hình của bé Mi.
Bà ngoại bảo: "Con bé bây giờ đã biết quan tâm đến
vóc dáng, biết làm điệu rồi đấy, giống y như con gái
của mẹ ngày trước". Chị Thảo thầm mỉm cười khi


nghe mẹ chỉ cách "dụ" bé Mi đi học trở lại.
Chiều hôm đó, lúc dẫn bé Mi đi chơi cầu tuột ở công
viên, ôm con vào lòng, chị Thảo kể về "sự tích" cái
sẹo: "Lúc con chập chững biết đi, một lần chạy theo
anh Hai ra đường chơi, con bị ngã đập vào cánh cửa
sắt khiến cả nhà bị một phen sợ xanh mặt. Vết thương
sau khi lành đã để lại trên trán con một vết sẹo khá
sâu".
Về chuyện bé bị gọi là "hột mít", chị trấn an con: "Bé
Mi của mẹ là một cô bé xinh đẹp. Do được bố mẹ
chăm sóc kỹ nên vóc dáng con trội hơn các bạn. Đó
là điều tốt vì con gái của mẹ rất khỏe mạnh mà".
Nói với con như vậy nhưng trong đầu chị Thảo cũng
nghĩ ngay đến kế hoạch giảm cân cho bé. Chị còn
giấu khuyết điểm cho Mi bằng cách cắt tóc mái
ngang trán để che vết sẹo lại. "Sao con không thử kể
với các bạn về sự tích vết sẹo của mình?", chị bảo
con.
Thế là hôm sau, bé Mi dường như quên hẳn chuyện
cũ và ngoan ngoãn đến lớp.
Giúp bé yêu giải tỏa tâm lý
Tâm lý mặc cảm rất dễ xảy ra với những bé mới bước
từ vòng tay cha mẹ ra ngoài để tiếp xúc với xã hội.
Khi con có những bất ổn về tâm lý, phụ huynh cần
tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trò chuyện, nghe
con kể về việc ở trường lớp mỗi ngày.
Phát hiện những bất thường trong cách cư xử của bé,
nếu nghiêm trọng, bạn có thể đưa con đến gặp các
chuyên viên tư vấn tâm lý. Họ sẽ tìm hiểu thông qua
những trò chơi trí tuệ, trắc nghiệm tâm lý bằng hình

vẽ và quan sát cử chỉ, thái độ của trẻ để đưa ra các
giải pháp thích hợp.
Theo TTGD

×