Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

20 cách nuôi dưỡng các giá trị của con bạn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.19 KB, 5 trang )

20 cách nuôi dưỡng các giá trị của con bạn
Giá trị là những đức tin và những tiêu chuẩn để chúng ta
phân biệt đúng, sai. Giá trị giúp chúng ta chúng ta có
phương hướng và giúp cho cuộc sống của chúng ta có ý
nghĩa. Khi có hệ thống giá trị, chúng ta sẽ cư xử tích cực
hơn.
Đôi mắt ngây thơ của con đang dõi theo bạn, chúng đang
quan sát bạn cả đêm lẫn ngày. Đôi tai nhỏ của con nhanh
chóng nghe được mọi lời bạn nói. Đôi bàn tay đáng yêu
háo hức làm tất cả những gì bạn làm. Và những đứa con
đáng yêu của các bạn đang mơ ước rằng một ngày nào đó
bé sẽ trở thành người giống bạn.
Giá trị là gì? Tại sao chúng ta lại cần đến hệ thống các
giá trị?
Giá trị là những đức tin và những tiêu chuẩn để chúng ta
phân biệt đúng, sai. Giá trị giúp chúng ta chúng ta có
phương hướng và giúp cho cuộc sống của chúng ta có ý
nghĩa. Khi có hệ thống giá trị, chúng ta sẽ cư xử tích cực
hơn.
Giá trị nào quan trọng nhất?
Dưới đây là danh sách giúp bạn tự tạo ra hệ thống giá trị
cho riêng mình: cảm thông, rộng lượng, giúp đỡ người
khác, khôn ngoan, khoan dung, cư xử lịch sự, đúng giờ, tiết
kiệm, thật thà, tự trọng, kiên nhẫn, tinh thần trách nhiệm,
độc lập, hợp tác, trung thực, ân cần, ngay thẳng, khiêm tốn,
tự giác, trung thành, can đảm, tự tin, tinh thần thể thao,
lòng biết ơn, sáng tạo, kiến thức, tôn trọng người khác,

Các cách để bạn giúp con trẻ thấm nhuần các giá trị

 Đọc sách và thảo luận về các đức tin, tiêu chuẩn của


bạn.
 Giám sát những phương tiện thông tin đại chúng có
thể gây ảnh hưởng xấu đến cách cư xử của con trẻ.
 Chia sẻ sự tán thành của bạn khi thấy các hành vi tốt,
xấu trên các phương tiện thông tin và trong cuộc sống thực
hàng ngày.
 Bàn luận về hạnh vi tốt của con bạn. Ví dụ, "Con này,
con đang trở nên độc lập hơn khi con cho mèo ăn mà không
cần mẹ nhắc", "Khi con giúp bà nhặt củi trong kho là con
đã làm một việc tốt đấy, con biết quan tâm đến người khác
rồi".
 Gọi tên các hành động đáng khen của con bạn. Ví dụ,
"Con rất thành thật khi nói với nhân viên bán hàng rằng cô
ấy đã trả tiền thừa cho con".
 Bạn hãy lịch sự và quan tâm đến người khác.
 Hãy làm những gì mà bạn nói.
 Chia sẻ thời gian, tài sản và năng lực của bạn.
 Đặt ra các mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ.
 Thể hiên sự nhiệt tình, ủng hộ, khuyến khích và tính
nhất quán đối với con bạn.
 Đặt ra các tiêu chuẩn về cách cư xử cao nhưng hợp lý.
 Cẩn thận lắng nghe các ý tưởng và các cảm xúc của
con bạn.
 Trả lời các câu hỏi của con bạn.
 Đưa ra các lựa chọn để con bạn quyết định.
 Dành thời gian vui chơi cùng con trẻ. Ví dụ, chơi trò
chơi, đọc sách, chơi giả vờ, xem ảnh gia đình, chia sẻ các
giấc mơ, tham dự các sự kiện, tham gia các hoạt động thể
thao hoặc các môn yêu thích, hoặc tình nguyện làm những
mục tiêu chính đáng.

 Thỏa thuận các nguyên tắc của gia đình và cuộc sống.
Ví dụ, tắt tivi trong bữa ăn; tốt bụng với người khác; không
nói tục.
 Phân chia việc nhà và cùng làm theo các dự án chung
của gia đình.
 Tham dự các hoạt động tôn giáo và/hoặc trung thành
với những đức tin đạo đức hoặc tôn giáo.
 Quan tâm đến cách tiêu tiền và cách sử dụng thời gian
của gia đình bằng cách tự hỏi "Trong con mắt của con, gia
đình mình đánh giá cao giá trị nào nhất?"
 Bạn hãy nhớ rằng con bạn sẽ làm theo những giá trị
mà bạn biểu lộ hàng ngày.

Theo Lamchame

×