Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo qua kết quả khỏa sát sinh viên cuối khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.45 KB, 11 trang )



35
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN CUỐI
KHÓA, CỰU SINH VIÊN VÀ NHÀ TUYỂN DỤNG
Đỗ Diên
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa và khi kinh tế tri thức trở thành
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (NTD) và sự phát triển của xã hội
là nhiệm vụ bức thiết hiện nay đối với các trường đại học. Để có cơ sở điều chỉnh,
bổ sung, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đảm bảo
và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, trong khuôn khổ Dự án TRIG, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên (SV) cuối khóa, cựu SV và NTD
ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế về những nội dung liên quan đến
chất lượng đào tạo. Qua phân tích mối quan hệ giữa sự đánh giá và yêu cầu của
NTD về chất lượng SV tốt nghiệp, ý kiến của SV cuối khóa và cựu SV về chất
lượng chương trình đào tạo, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của ngành Sinh học nói riêng và của trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế nói chung.

1. Đặt vấn đề
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hiện nay cả nước có 189 đại
học, học viện, trường đại học (chưa kể 28 trường đại học thành viên của các đại học) và
223 trường Cao đẳng với trên 2 triệu sinh viên [7]. Hệ thống giáo dục đại học của Việt
Nam trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, mạng lưới và ngành nghề


đào tạo, điều này đáp ứng được nguyện vọng học tập ngày càng cao của SV, phát triển
nền kinh tế tri thức, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, thực trạng chất lượng giáo dục đại học hiện nay không như mong
muốn. Những nhận xét, đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội sau khi khảo sát tại
51 trường đại học, làm việc với lãnh đạo 139 trường đại học (năm 2010) đã cho thấy
bức tranh tổng quát về chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam: “Quy mô đào tạo
vượt xa năng lực đào tạo. Chất lượng đào tạo đại trà của SV ra trường chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, chưa tiếp cận
được với trình độ tiên tiến trong khu vực. Đào tạo chưa gắn với thị trường lao động và
các đơn vị sử dụng lao động” [8].


36
Do vậy, hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo
dục đại học nói riêng là vấn đề quan tâm không những của ngành giáo dục mà của
toàn xã hội.
Ba giai đoạn trong quy trình đào tạo: ĐẦU VÀO  QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
 ĐẦU RA có liên hệ mật thiết với nhau và quyết định chất lượng đào tạo, trong đó
quá trình đào tạo (kế hoạch đào tạo, công tác tổ chức đào tạo, qui trình đào tạo, phương
pháp giảng dạy và học tập, phương thức kiểm tra - đánh giá, các hoạt động hỗ trợ người
học...) đóng vai trò quyết định.
Trên cơ sở khảo sát ý kiến của SV cuối khóa, cựu SV và NTD; qua phân tích, so
sánh để tìm ra những điểm chung, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, kịp thời và phù
hợp với tình hình của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là mục đích của
nghiên cứu này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng hình thức gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện. Nội dung phiếu
khảo sát gồm 2 phần chính: trả lời các câu hỏi đóng và mở về chất lượng đào tạo.
2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý và phân tích số liệu

Kết quả khảo sát được thống kê, xử lý và phân tích bằng phần mềm chuyên dụng
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) ver. 16.0
3. Kết quả khảo sát
3.1. Kết quả khảo sát sinh viên cuối khóa
3.1.1. Đánh giá chương trình đào tạo
Kết quả khảo sát SV cuối khóa ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học về
chất lượng chương trình đào tạo được trình bày ở hình 1.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ HTĐY
và ĐY (%)
51.56 42.19 48.44 40.63 56.25 54.69 44.44 52.38 53.13 25.40 26.56 51.56 48.44 50.00 45.31 71.88 70.31 42.19
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Hình 1. Mức độ Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý của SV cuối khóa về chương trình đào tạo


37
- Các nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý cao
gồm: (C16) Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thường xuyên trong suốt quá
trình học tập (71,88%); (C17) SV được rèn luyện khả năng làm việc nhóm (70,31%).

- Ba nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý khá
cao đó là: (C5) Các học phần được sắp xếp hợp lý và hỗ trợ lẫn nhau (56,25%); (C6)
Các học phần chuyên môn mang tính định hướng nghề nghiệp (54,69%) và (C9) Nội
dung các học phần khuyến khích tính nghiên cứu, sáng tạo của SV (53,13%).
- Hai nội dung có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý và Đồng ý thấp
nhất đáng lưu ý gồm: (C10) Chương trình trang bị cho SV kỹ năng ngoại ngữ cần thiết
cho công việc chuyên môn sau này (25,40%) và (C11) Chương trình trang bị cho SV kỹ
năng tin học cần thiết cho công việc chuyên môn sau này (26,56%).
3.1.2. Các ý kiến đề xuất
Bên cạnh việc trả lời 18 câu hỏi của phiếu khảo sát, SV cuối khóa còn có những
ý kiến góp ý khác liên quan đến các nội dung:
3.1.2.1. Về chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo cần cập nhật, bám sát yêu cầu của NTD, của xã hội
- Bổ sung và tăng thời gian các học phần chuyên ngành, thực tập chuyên ngành,
Anh văn chuyên ngành, Tin học ứng dụng
- Giảm thời gian các học phần đại cương
3.1.2.2. Ý kiến khác
- Bố trí khối lượng học tập giữa các học kỳ một cách hợp lý hơn
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa
- Tăng cường mẫu vật, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
3.2. Kết quả khảo sát cựu sinh viên
Giới tính Loại hình cơ quan công tác Công việc phù hợp ngành đào tạo
Nam Nữ
Nhà
nước
Liên
doanh

nhân
Phù hợp

Không phù
hợp
16 19 32 2 1 29 6
3.2.1. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các loại kiến thức và kỹ
năng
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng các kiến thức và kỹ năng
của cựu SV ngành Sinh học - trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 2.
+ Mức độ cần thiết


38
- Nhóm kiến thức có tỷ lệ (%) mức độ đánh giá rất cần thiết cao gồm: (C1) Kiến
thức và hiểu biết chuyên ngành (71,4%), (C4) Khả năng làm việc độc lập (77,1%), (C8)
Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (67,4%), (C9) Khả năng sử dụng ngoại ngữ
(61,5%), (C11) Khả năng tự học nâng cao kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ chuyên
môn (66,7%) và (C14) Năng lực nghiên cứu và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Câu hỏi
Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết

71.4 47.1 60.0 77.1 62.9 68.6 68.6 67.4 61.5 57.6 66.7 37.1 45.7 62.9
Đáp ứng tốt
48.6 32.4 26.5 48.6 48.6 40.0 34.3 26.5 22.9 26.5 36.4 17.1 14.3 25.7
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Hình 2. Mức độ Rất cần thiết và Đáp ứng tốt các kiến thức và kỹ năng của cựu SV
- Nhóm kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ rất cần thiết cao gồm: (C6) Kỹ năng giao
tiếp bằng văn bản (68,6%) và (C7) Kỹ năng giao tiếp bằng lời (68,6%).
+ Mức độ đáp ứng
- Trong số 14 nội dung về kiến thức và các kỹ năng, nhóm kiến thức và kỹ năng
mà cựu SV đáp ứng tốt gồm: (C1) Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (48,6%), (C4)
Khả năng làm việc độc lập (48,6%) và (C5) Khả năng làm việc nhóm (48,6%).
- Nhóm kiến thức và kỹ năng có tỷ lệ (%) mức độ không đáp ứng cao gồm:
(C13) Cảm giác tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế (31,4%), (C9) Khả năng sử
dụng ngoại ngữ trong công việc (28,6%) và (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin
(23,5%).
Đặc biệt có sự chênh lệch cao giữa mức độ rất cần thiết và mức độ đáp ứng tốt
của 3 nội dung: (C8) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (40,9%), (C9) Khả năng sử
dụng ngoại ngữ trong công việc (38,6%) và (C3) Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống
(35,5%).
3.2.2. Đánh giá về chất lượng đào tạo
Kết quả khảo sát 9 câu hỏi về chất lượng đào tạo của cựu SV ngành Sinh học -
trường Đại học Khoa học được trình bày ở hình 3.


39
0
20
40
60
80

100
Tỷ lệ (%)
KĐY và RKĐY
2.9 14.7 2.9 17.1 42.9 20.0 37.1 45.7 31.4
ĐY và RĐY
97.1 85.3 97.1 82.9 57.1 80.0 62.9 54.3 68.6
1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 3. Đánh giá của cựu SV về chất lượng đào tạo
- Các câu hỏi liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên được đánh giá cao. Tỷ
lệ (%) mức độ đồng ý và rất đồng ý cao gồm: (C1) Giảng viên đáp ứng tốt những yêu
cầu về chuyên môn, kiến thức (97,1%), (C3) Giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy
(97,1%) và (C2) Giảng viên kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV (85,7%).
- Bên cạnh đó vẫn còn 3 nội dung có tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý
cao gồm: (C8) Được tiếp cận với công nghệ tin học (45,7%), (C5) Được lôi cuốn tích
cực vào các hoạt động ngoại khóa của trường (42,9%) và (C7) Có đầy đủ học liệu trong
học tập (37,1%).
3.2.3. Các ý kiến đề xuất
3.2.3.1. Về chương trình đào tạo
- Lược bỏ một số học phần đại cương/học phần chung không thực sự cần thiết
- Tăng số lượng và thời lượng các học phần chuyên ngành; Tăng thời lượng
thực hành
- Chương trình đào tạo cần đổi mới, bám sát yêu cầu của thực tế
- Tăng thời lượng học phần Anh văn chuyên ngành và Tin học ứng dụng
3.2.3.2. Về phương pháp giảng dạy
- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng tính tự học cho SV.
- Chú ý rèn luyện những kỹ năng mềm cho SV.
- Cập nhật và mở rộng kiến thức liên quan đến môn học.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.2.3.3. Ý kiến khác

- Cần tăng cường cơ sở vật chất, học liệu, mạng internet và các trang thiết bị cần
thiết khác tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình học tập.

×