Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khám phá An Giang mùa nước nổi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.86 KB, 3 trang )

Khám phá An Giang mùa nước nổi

An Giang có nhiều đặc sản và có lẽ chính cái tên
An Giang cũng là thứ “đặc sản” riêng của đồng bằng
sông Cửu Long. Nơi ấy có những đồng lúa thẳng
cánh cò bay, những dãy núi mang màu huyền thoại
và những thứ quà riêng của đồng bào dân tộc Chăm,
Khmer…
Nếu đến An Giang, thời điểm thích hợp nhất là
vào khoảng tháng Tư âm lịch, khi ấy mọi người nô
nức đổ xô tham gia lễ hội viếng miếu Bà chúa Xứ
một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương.
Tuy nhiên, nếu muốn thật sự khám phá An Giang thì phải canh đúng mùa nước
nổi, khi mà mọi sinh hoạt đều lênh đênh trên biển nước mênh mông. Khi ấy, nhịp
sống đồng bằng mới thật sự trỗi dậy
An Giang mùa nước nổi - Nét đẹp đồng bằng
Được mệnh danh là vựa lúa của đồng bằng Sông Cửu Long, An Giang là một
trong những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước với sản lượng trung bình 10
tấn/ha. Những cánh đồng lúa bạt ngàn tít tắp đủ làm no mắt nhiều khách thập
phương. Nhưng thời gian này, lúa cũng đã được gặt xong, người dân đang sẵn
sàng cho một mùa nước nổi đang dâng - mùa sinh nhai của người dân đồng bằng.
Người ta trông chờ ở những mẻ cá lớn, những buổi chèo thuyền mắc lưới trên
sông. Đặc sản mùa này là cá đồng, nhiều nhất là cá rô, cá trê, cá lóc, cá linh…


Người An Giang vẫn tự hào quê mình còn nhiều tôm cá chứ nói như một người
dân bản xứ thì: “Cá tôm bây giờ hiếm hoi lắm, không nhiều như hồi đó, mấy miệt
khác cũng kiệt hết rồi”. Mùa nước nổi cũng là lúc trẻ con tha hồ chèo xuồng theo
cha mẹ, khoái chí với những lúc đi câu, gỡ lưới.
An Giang cũng là nơi còn giữ được nghề làm câu truyền thống. Đến xóm câu
phường Mỹ Hòa - Thành phố Long Xuyên vào những ngày này mới thấy không


khí nơi đây nhộn nhịp hơn hẳn bởi nhà nhà đều tranh thủ làm để kịp giao hàng cho
các tỉnh miền Tây chuẩn bị vào mùa. Những chiếc lưỡi câu đủ loại, từ lưỡi câu cá
lòng tong, cá trê, cá lóc đến câu cá biển đều có cả. Nhà nào cũng có năm, ba người
làm, đông nhất là phụ nữ và trẻ em. Mùa nước nổi cũng là mùa người ta dành
những mớ cá ngon nhất cho những vại mắm không thể thiếu trong nhà. Đặc sản
đồng bằng cũng chính là đây.
Du lịch Núi Sam - Nét lạ đồng bằng

Vừa mang nét quyến rũ của một vùng sông nước miền Tây, vừa có nét kỳ vĩ của
những dãy núi cao gần biên giới, An Giang có sức hút lạ lùng đối với nhiều du
khách. Cách Thành Phố Long Xuyên khoảng 60km đi về hướng Tây theo Quốc lộ
91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi Sam nổi tiếng. Từ xa, chúng ta có thể
thấy núi có dáng dấp như một con sam đeo bám trên cánh đồng xanh mênh mông.
Tên gọi Núi Sam cũng xuất phát từ đó.

Ngoài ra, theo truyền thuyết thì nơi này xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển,
có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.
Những hang động tự nhiên cùng hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên
một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Nơi đây cũng tập
trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn Hóa công
nhận, xếp hạng như: Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, Miếu Bà
Chúa Xứ … và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ Miếu Bà
Chúa Xứ là một trong những công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm. Hàng năm có
lễ vía Bà vào tháng Tư Âm lịch, thu hút nhiều khách hành hương.
Đặc sản mắm Châu Đốc

Mắm là một món ăn khá phổ biến ở miền Tây nhưng chỉ ở Châu Đốc mới có
những thứ mắm ngon và đặc biệt nhất. Tính sơ cũng đã có gần 40 loại như: mắm
ruốc, mắm thái, mắm ba khía, mắm tôm, mắm tép, mắm còng; mắm sặt, mắm trê,
mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm chuột, mắm cá

cơm, mắm cá thiểu, mắm cá lòng tong, mắm cá mè vinh, mắm cá trèn lá, mắm cá
trèn mỡ, trèn bầu Tùy theo từng loại mà có thể chế biến hay ăn liền. Mắm ngon
là thứ mắm ráo, thớ cá trong, đỏ, thơm lừng.
Một thứ đặc sản trong các loại mắm là mắm ruột. Mắm này được làm từ ruột và
trứng cá lóc nên rất hiếm. Mắm thái cũng là một loại mắm ngon và đắt. Mắm được
làm từ cá lóc trộn với đu đủ thái sợi đỏ au, giòm rụm. Du khách có thể tìm đến các
thương hiệu nổi tiếng như mắm bà giáo Khỏe, mắm bà giáo Thảo, mắm Hai
Xuyến để chọn mua. Đây là thứ quà không thể thiếu khi đến Châu Đốc. Món ăn
này đã từ lâu làm say lòng biết bao du khách. Chỉ cần nhìn những gian hàng mắm
chi chít ở khắp các chợ đã không thể kiềm lòng. Người bán hàng cũng không cần
mời mọc nhiều, du khách đã tự thấy mình muốn gói lấy mấy cân.
An Giang đối với nhiều người vẫn còn quen mà lạ. Quen bởi năm nào cũng đến
nhưng chỉ viếng Miếu bà Chúa Xứ rồi… về ngay trong ngày. Nên đi An Giang
nhiều mà vẫn không biết hết An Giang! Dành vài ngày để thăm thú, ngắm cảnh
đẹp, thưởng thức món ngon cũng là món cách thư giãn thú vị. Đi để biết ngoài
Miếu Bà, An Giang còn nhiều nơi khác để khám phá…

×