Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn uống ở người bị âm lãnh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.66 KB, 5 trang )

Ăn uống ở người bị âm lãnh

Gà trống hầm gừng khô, bột hàu
Y học cổ truyển cho rằng, thận chủ tinh tủy. Nếu âm
hư dương suy, khí huyết không đủ khiến âm lãnh, lâu
dần gây liệt dương. Vì thế, âm lãnh dễ xuất hiện các
chứng liệt dương, di tinh, tính dục suy giảm.
 Gân gà bổ dưỡng, mạnh sinh lực
 Các món ăn trị bệnh động mạch vành
 Cháo thuốc đuổi bệnh
 Món ăn chữa bệnh khí hư
 Món ngon chữa bệnh từ thịt heo
 Món ăn cho người mới bệnh dậy
 Món ăn trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
Thức ăn chữa bệnh phần lớn là dùng loại bổ thận, ôn
âm, bổ hư ích khí, bổ thận tráng dương… Dưới đây là
một số món ăn có tác dụng điều trị chứng âm lãnh
theo sự hướng dẫn của lương y Quốc Trung.
Gà trống hầm gừng khô, bột hàu
+ Nguyên liệu: Một con gà trống tơ độ 1 kg, 15g
gừng khô, 4g muối, 15g bột hàu (mẫu lệ), cùng các
gia vị bột ngọt, tiêu bột, hành, 10 ml rượu mùi, chừng
2 lít nước.
+ Chế biến: Gừng cắt lát, hàu nung giòn rồi nghiền
thành bột, gà làm thịt, bỏ nội tạng và chân, gừng đập
dập, hành cắt khúc… Cho gừng khô, bột hàu, thịt gà,
hành, rượu, nước dùng vào nồi, đun đến sôi rồi hạ
nhỏ lửa hầm tiếp 45 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa
miệng. Mỗi ngày dùng một lần, ăn cùng bữa cơm.
Mì nấu cật dê
+ Nguyên liệu: 2 cái cật dê, 200g mì sợi, 20g nhục


dung, 25g mỡ dê, 3g vỏ quýt, 6g tất bạc, 1 quả táo
tây, 4g gừng, 6 ml rượu mùi, tiêu bột, bột ngọt, hành.
+ Chế biến: Các vị thuốc trên sau khi sơ chế, rửa
sạch, cho vào nửa lít nước, nấu 30 phút, gạn lấy
nước. Cật dê rửa sạch, bổ đôi, cắt bỏ màng hôi, cắt lát
3 cm. Gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho cật dê, gừng,
hành, rượu, nước thuốc, nước dùng vào nồi, đun đến
sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm tiếp 30 phút, nêm nếm gia vị,
rồi cho mì vào nấu đến chín. Mỗi ngày dùng một lần,
có thể ăn thay bữa ăn chính.
Bồ câu non hầm hạt tơ hồng
+ Nguyên liệu: Một con bồ câu non, 20g hạt tơ hồng
(thỏ ty tử), 10 ml rượu mùi, 15g rau thì là, 5g gừng,
cùng các gia vị.
+ Chế biến: Các vị thuốc trên sau khi sơ chế, rửa
sạch, cho vào 500 ml nước, nấu 30 phút, sau đó bỏ
xác, lấy nước. Cho bồ câu, nước thuốc, gừng, hành,
rượu vào nồi, và thêm 200 ml nước nấu đến sôi rồi hạ
nhỏ lửa hầm thêm 30 phút. Dùng cái và nước, ngày 1
lần.

Bồ câu non hầm hạt tơ hồng
Thịt chó hầm nhục thung dung, ba kích
+ Nguyên liệu: 1/2 kg thịt chó, cùng các vị thuốc:
nhục thung dung, củ mài, sơn dù thu (mỗi loại 20g),
ba kích, hạt tơ hồng, bổ cốt chỉ, thạch hộc, hồ lô ba
(mỗi loại 15g), phụ tử đã bào chế 10g, và 10 ml rượu
mùi, một ít rau thì là, cùng bột ngọt, tiêu bột, muối,
gừng, hành.
+ Chế biến: Các vị thuốc trên sau khi sơ chế, rửa

sạch, cho vào túi vải sạch, buộc chặt miệng túi; thịt
chó rửa sạch, cắt miếng vuông vừa miệng; gừng đập
dập, hành cắt khúc. Cho thịt chó, túi thuốc, gừng,
hành, rượu, nước vào nồi, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm
trong 1 giờ, nêm nếm gia vị và trộn đều. Mỗi ngày
dùng một lần, ăn cùng với bữa cơm.

×