Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

XỬ TRÍ LỒNG GHÉP BỆNH TRẺ EM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.34 KB, 15 trang )

XỬ TRÍ LỒNG GHÉP BỆNH TRẺ EM


TÓM TẮT
Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em (Integrated Management of Child
Illness – viết tắt là IMCI) được triển khai nhằm giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc
bệnh và tăng cường sự phát triển trẻ em ở các nước đang phát triển. IMCI đã
được giảng dạy tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) từ
1/2000.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả việc giảng dạy IMCI tại ĐHYD TP HCM.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, thực hiện bằng cách quan sát cuộc khám
bệnh để đánh giá kỹ năng và phỏng vấn để đánh giá thái độ của các bác sĩ đã
được huấn luyện IMCI trong thời gian từ 2000 – 2005 tại ĐHYD TPHCM.
Kết quả: Có 215 bác sĩ tham gia nghiên cứu với 84 người được huấn luyện
IMCI trong chương trình đại học (nhóm đại học) và 131 người được huấn
luyện trong chương trình sau đại học (nhóm sau đại học). Điểm trung bình
về xử trí trẻ bệnh của tất cả các bác sĩ tham gia là 0.554 ± 0.213. Chỉ có 41%
BS có thái độ tốt hoặc trung bình đối với IMCI. Nhóm sau đại học có điểm
kỹ năng cao hơn nhóm đại học (0.581  0.219 so với 0.514  0.200, p<
0,05). Có sự liên quan thuận giữa điểm thi tốt nghiệp thực hành nhi khoa và
điểm thái độ với điểm kỹ năng IMCI trong đợt lượng giá này.
Kết luận: Tỷ lệ các bác sĩ được huấn luyện IMCI tại ĐHYD TPHCM thực
hành đúng các kỹ năng IMCI còn chưa cao như mong đợi
ABSTRACT
Background: The Integrated Management of Child Illness (IMCI) strategy
is developed to decrease the mortality and the morbility, to improve the
children’s development in the developing countries. The IMCI was
implemented at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh
City (UMPH) since 1/2000. In order to improve the results of the training
programme in IMCI at the UMPH, Department of Pediatrics carried out an
evaluation survey.


Objectives: To describe the clinical skills and the attitude of the doctors who
were trained in IMCI at UMPH.
Methods: That is a cross-sectional study in which the skill of approaching and
managing the sick child was evaluated by direct observation, and practitioner's
attitude towards IMCI was examined by structured questionnaires. The study
population were the doctors who were trained in IMCI during 2000-2005 at
UMPH.
Results: In total, there were 215 practitioners who participated in the study
among whom 84 had been trained in IMCI during their undergraduated
study (undergraduated group) and 131 during their post-graduated study
(postgraduated group). The mean of score of managing sick children of all
study practitioners was 0.554 ± 0.213. There were 41% of the study
population who had good and average attitude towards IMCI. The post-
graduated group had higher scores in IMCI skill than the undergraduated one
((0.581  0.219 vs 0.514  0.200, p< 0.05). There were positive relationship
between the graduation marks in Pediatrics practice and attitude scores with
the scores of IMCI skill in this study.
Conclusion: The proportion of the doctors who were trained in IMCI at the
UMPH well practiced the IMCI skills is not high as expected.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hàng năm tại các nước đang phát triển có đến khỏang 12 triệu trẻ em dưới
năm tuổi tử vong. 70% các trường hợp này do các bệnh lý nhiễm trùng hô
hấp, tiêu hóa, sởi, sốt rét và suy dinh dưỡng. Từ năm 1994, Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG) và Quĩ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) đã đối phó
với các thử thách này bằng chiến lược Xử trí Lồng ghép Bệnh Trẻ em
(IMCI) đối với chương trình tái đào tạo
(4)
. Từ 1999, chương trình này được
đưa vào giảng dạy ở các trường đại học và sau đó là các trường trung học y
tế

(5,6)
. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) là một trong năm
trường trên thế giới tham gia giảng dạy IMCI trong dự án Phát triển Toàn
cầu
(5)
. Sau 5 năm (2000 – 2005), với 1365 sinh viên và 246 bác sĩ được huấn
luyện IMCI, Bộ môn Nhi tiến hành đánh giá kết quả nhằm góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy chương trình này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)
Gồm tất cả bác sĩ (BS) được huấn luyện IMCI trong chương trình đại học
(ĐH) từ 2000 – 2005 và sau đại học (SĐH) từ 2002 – 2005 tại ĐHYD
TPHCM hiện làm công tác chuyên môn có khám và điều trị trẻ bệnh dưới 5
tuổi ở khu vực ngoại trú của tất cả các tuyến cơ sở y tế.
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Liên hệ với Sở Y Tế của tất cả các tỉnh thành từ
Phú Yên đến Cà Mau để xin danh sách các BS đủ tiêu chuẩn chọn vào. Sau đó,
liên hệ với các BS này để xác định lại tiêu chuẩn và tìm sự đồng ý tham gia
nghiên cứu. Đánh giá kỹ năng bằng cách quan sát các BS xử trí 1 trẻ bệnh từ 1
tuần đến 5 tuổi và phỏng vấn bà mẹ. Các bước này được thực hiện với 3 bảng
mẫu của TCYTTG. Đánh giá thái độ của ĐTNC bằng cách phỏng vấn với bảng
mẫu đã được Bộ Môn Nhi thiết kế. Thời gian nghiên cứu từ 6 /2005 điến
6/2006.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm của ĐTNC
Có 218 BS tham gia nghiên cứu, 3 trường hợp bị loại vì dữ kiện thu thập
không đầy đủ. Dữ kiện của 215 BS được xử lý kết quả, 84 thuộc nhóm ĐH
và 131 thuộc nhóm SĐH. 99 ĐTNC là nam. Nhóm ĐH tốt nghiệp năm 2000
là 14, năm 2001 là 18, năm 2002 là 16, năm 2003 là 6, năm 2004 là 20 và

năm 2005 là 10. Nhóm SĐH tốt nghiệp năm 2002 là 22, năm 2003 là 37,
năm 2004 là 29 và năm 2005 là 43.
Bảng 1: Phân phối đối tượng nghiên cứu theo cơ sở y tế
Cơ sở y tế
Nhóm
đại
học
Nhóm
sau đ
ại
học
T
ổng
cộng

B
ệnh viện Nhi Đồng
I, Nhi Đồng II
28 23 51
Các b
ệnh viện đa
khoa tại Tp HCM
1 13 14
Các b
ệnh viện
quận/huyện Tp HCM

6 25 31
Các tr
ạm y tế tại TP

HCM
3 1 4
Các bệnh viện tỉnh 21 41 63
Các b
ệnh viện khu
vực thuộc tỉnh
12 10 22
Các b
ệnh viện huyện
thuộc tỉnh
13 16 29
Các trạm y tế thuộ
c
0 1 1
Cơ sở y tế
Nhóm
đại
học
Nhóm
sau đ
ại
học
T
ổng
cộng

tỉnh
Tổng cộng 84 131 215
Đặc điểm trẻ bệnh trong nghiên cứu
- Tuổi trung bình của trẻ bệnh trong nghiên cứu là 25.08 tháng  15.42, nhỏ

nhất là 2 tháng, lớn nhất là 60 tháng. Có 111 trẻ nam và 104 trẻ nữ.
- Lý do khiến bà mẹ mang trẻ đến cơ sở y tế gồm: ho/ khó thở (ở 155 trẻ),
sốt (135 trẻ), tiêu chảy/nôn ói (91 trẻ), vấn đề về tai (12 trẻ) và vấn đề khác ở
64 trẻ. Một trẻ bệnh có thể được bà mẹ đưa đến vì một hoặc nhiều vấn đề
khác nhau.
Các phân loại của 215 trẻ trong nghiên cứu bao gồm
Bệnh nặng cần chuyển viện 7 trẻ, viêm phổi 8 trẻ, tiêu chảy có mất nước 2
trẻ, tiêu chảy không mất nước 26 trẻ, sốt không giống sốt rét/ sốt không có
nguy cơ sốt rét 45 trẻ, sốt giống sốt xuất huyết 4 trẻ, sốt – không giống sốt
xuất huyết 97 trẻ, có khả năng mắc sởi 2 trẻ, thiếu máu 6 trẻ.
Kết quả luợng giá kỹ năng thực hành IMCI
Trong tổng số 215 trẻ được khám và điều trị bởi 215 BS, chỉ có 47% trẻ
bệnh được đánh giá các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân. Có 74% trẻ bệnh
được hỏi về ho/ hó thở, tiêu chảy và sốt. Chỉ có 25% trẻ bệnh được kiểm tra
cân nặng trong lần khám bệnh này. Tỉ lệ kiểm tra cân nặng ở nhóm SĐH cao
hơn nhóm ĐH (30% so với 15%, p<0,05).
Chỉ có 40% trẻ dưới 2 tuổi được đánh giá về dinh dưỡng (nhóm SĐH cao
hơn nhóm ĐH, 48% so với 27%, p< 0,05). Tất cả các bệnh nhi đều được
kiểm tra về vấn đề tiêm chủng khi đến khám vì bất kỳ lý do gì.
Trong số 98 trẻ không cần chuyển viện, được điều trị tại nhà và cần cho
thuốc kháng sinh hoặc kháng sốt rét, có 62 trẻ (63%) đã được các BS chỉ
định điều trị đúng. Tuy nhiên, trong số các trẻ không cần chuyển viện, không
cần thuốc kháng sinh và không cần thuốc kháng sốt rét thì có đến 60% bị chỉ
định thuốc kháng sinh/ kháng sốt rét không hợp lý.
Tỉ lệ các bà mẹ được khuyên cho trẻ uống thêm nhiều dịch và tiếp tục cho ăn
trong lúc bị bệnh ở TP. HCM là 29/100 (29%), thấp hơn ở các tỉnh, 48/115
(42 %), tính chung là 77/215 (36%) (p < 0.05). Có 53% bà mẹ trả lời được ít
nhất 3 dấu hiệu khi nào cần phải trở lại cơ sở y tế ngay. Tỉ lệ này ở bệnh
viện ở TP HCM và bệnh viện tỉnh cao hơn ở bệnh viện tuyến quận/huyện và
trạm y tế (p<0,05). Khoảng 24% trẻ bệnh được các BS phân loại giống với

phân loại của người giám sát. Tỉ lệ này ở TP HCM cao hơn ở các tỉnh
(p<0,05). Có 64% BS có điểm kỹ năng IMCI > 0,5. Điểm kỹ năng trung
bình của nghiên cứu là 0,55 ± 0,21. Điều này có nghĩa là các BS áp dụng
đúng khoảng 55% nội dung IMCI đã được huấn luyện.
Bảng 2: Phân bố điểm kỹ năng IMCI của ĐTNC (Điểm chuẩn = 1)
Điểm T
ần suất
(n=215)
Tỉ lệ %
<0.5 77 35.81
0.5 –> 0.7 70 32.56
0.7 –> 0.9 68 31.63
0.9 - 1 0 0
Đánh giá thái độ của ĐTNC
Khi được phỏng vấn về việc ứng dụng nội dung của phác đồ IMCI, có >
90% số BS trả lời là có ứng dụng. Qua quan sát thực tế, kết quả cho thấy các
BS chỉ ứng dụng từ 20% đến 60% các phần khác nhau của phác đồ. Khi
được hỏi về tần suất ứng dụng các nội dung của phác đồ thì “đánh giá” và
“tham vấn” là các phần mà các BS trả lời là đã ứng dụng nhiều nhất (>80%).
Phần phân loại, xác định điều trị và điều trị chỉ được sử dụng ở khoảng 50%
- 60% ĐTNC. Có 2,33% ĐTNC trả lời là không sử dụng phác đồ IMCI.
Lý do không sử dụng phác đồ IMCI được các BS đưa ra, theo thứ tự giảm dần
là: số lượng bệnh nhi quá đông, không có thời gian, phác đồ IMCI không giống
với phác đồ tại cơ sở y tế của họ, có nhiều bệnh lý không được đề cập trong phác
đồ, các khuyến cáo về kháng sinh không phù hợp thực tế (không sẵn có, không
còn nhạy cảm), không được chấp nhận bởi mẹ bệnh nhi, đồng nghiệp, thủ
trưởng.
Có 94% các BS đồng ý hoặc rất đồng về sự cần thiết của việc giảng dạy
IMCI trong trường đại học. 81% cho rằng nên sử dụng phác đồ IMCI trong
lúc khám bệnh nhi tại phòng khám. Tuy nhiên, trên thực tế, không có trường

hợp nào trong nghiên cứu này có sử dụng quyển phác đồ khi được giám sát.
68% phản đối hoặc rất phản đối về ý kiến cho rằng “Không cần phải đánh
giá chế độ nuôi dưỡng khi trẻ không nhẹ cân”. Có 41% đồng ý với ý kiến
“Cần phải làm mẫu cho bà mẹ tại phòng khám cách cho trẻ uống thuốc”. Có
73% cho rằng “Cần sử dụng phiếu bà mẹ ở phòng khám” nhưng trong
nghiên cứu này, không có BS nào dùng phiếu bà mẹ trong lúc khám bệnh.
88% phản đối ý kiến cho rằng “Không cần phải dành thời gian để nói với bà
mẹ về chế độ ăn và bệnh của trẻ ở phòng khám”. Về thái độ xử trí trước khi
chuyển viện, 88% phản đối ý kiến cho rằng “Trong trường hợp bệnh nặng,
không phải điều trị cấp cứu trước khi chuyển viện bởi vì sẽ làm chậm trễ
việc chuyển viện”. Khi đánh giá chung các phần khác nhau về thái độ, chỉ có
41% có thái độ tốt hoặc trung bình với IMCI.
Bảng 3: Phân bố về điểm thái độ của đối tượng nghiên cứu với đối IMCI khi
được phỏng vấn (điểm chuẩn =1)
Điểm Tần suất Tỉ lệ %
< 0,5 126 58,60
0,5 – < 0,7 82 38,14
0,7 - < 0,9 7 3,26
0, 9 - 1 0 0
Các yếu tố có liên quan với kỹ năng và thái độ đối với IMCI
Nhóm SĐH có điểm kỹ năng cao hơn nhóm ĐH, 0,581  0,219 so với 0,514
 0,200 (T test, p<0,05). Các BS làm việc ở phòng khám của các bệnh viện
Nhi Đồng I, Nhi Đồng II và các bệnh viện tỉnh (n=114) có điểm kỹ năng
IMCI cao hơn ở các bệnh viện huyện và trạm y tế (n=101), 0,593  0,207 so
với 0,510  0,212 (T test, p<0,01).
Có sự liên quan thuận giữa điểm kỹ năng IMCI trong nghiên cứu và điểm thi
lâm sàng nhi khoa trong lúc thực tập chuyên khoa Nhi tại ĐHYD TP HCM
(coef, 0,0263, 95% confidence interval: 0,003 - 0,049, R squared: 0,0064).
Có sự liên quan thuận giữa điểm thái độ đối với IMCI và điểm kỹ năng
IMCI (coef. 0,0284, 95% confidence interval: 0,008 - 0,048, R squared:

0,0014).
Không có sự liên quan giữa điểm kỹ năng IMCI với yếu tố địa lý (tỉnh hay
TP HCM), với việc cơ sở y tế đang làm việc có triển khai IMCI hay không
cũng như với điểm thi lý thuyết và thực hành IMCI cuối đợt huấn luyện tại
ĐHYD TP HCM.
BÀN LUẬN
Đánh giá kỹ năng thực hành IMCI
Hơn 1/3 số ĐTNC có điểm kỹ năng dưới trung bình. Không có BS nào đạt
điểm kỹ năng từ 9 điểm trở lên. Điểm kỹ năng trung bình của nghiên cứu là
0,554 ± 0,213. Điều này có nghĩa là các ĐTNC áp dụng đúng khoảng 55%
nội dung IMCI đã được huấn luyện. Chỉ có 47% ĐTNC kiểm tra 4 dấu hiệu
nguy hiểm toàn thân. Chỉ có 24% ĐTNC kiểm tra cân nặng khi khám trẻ
bệnh dầu tất cả các cơ sở y tế đều có trang bị cân trẻ em. Chỉ có 40% bà mẹ
có con dưới 2 tuổi được các BS hỏi về bú mẹ, ăn dặm và dinh dưỡng trong
lần bệnh này. Đa số BS chỉ quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng trẻ khi bà mẹ
than phiền hoặc trẻ có nhẹ cân, thiếu máu mà không xem đây là việc bắt
buộc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định chuyển viện gấp.
Có 7 trẻ cần phải chuyển viện thì 6 trẻ được các BS đánh giá đúng và
chuyển trẻ lên tuyến trên. Trong số những trẻ không cần chuyển viện, cần
cho kháng sinh và/ hoặc kháng sốt rét thì có 63% trẻ đã được điều trị đúng.
Ngược lại, có đến 60% trẻ không cần chuyển viện, không cần cho kháng
sinh, đã bị BS chỉ định kháng sinh điều trị tại nhà. Điều này cho thấy chỉ
định sử dụng kháng sinh đối với bệnh nhi điều trị tại nhà khi thì thiếu, khi lại
thừa. Vấn đề tham vấn bà mẹ chưa được các BS quan tâm nhiều, trừ phần
tham vấn về sử dụng ORS trong tiêu chảy.
Điểm kỹ năng trong lần giám sát này không liên quan đến điểm thi IMCI lý
thuyết lẫn thực hành trong lúc được huấn luyện IMCI, nhưng có liên quan
đến điểm thi thực hành ở cuối đợt thực tập nhi khoa. BS nào có kiến thức và
kỹ năng tốt về nhi khoa sẽ có kỹ năng điều trị tại phòng khám tốt. Kết quả
này cũng cho thấy cách lượng giá về kiến thức và kỹ năng thực hành IMCI

chưa phản ánh đúng năng lực thật sự của học viên. Có thể do học viên được
sử dụng phiếu ghi và phác đồ trong lúc thực tập và trong lúc lượng giá,
nhưng không sử dụng lúc khám bệnh nhi.
Một nghiên cứu lượng giá kết quả huấn luyện IMCI tái đào tạo đã được thực
hiện trên 37 nhân viên y tế tại huyện Tam Bình và Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2005. Kết quả cho thấy, các ĐTNC đánh giá đúng 37% các
trường hợp, phân loại đúng 4 triệu chứng chính là 60%, xác định điều trị và
điều trị đúng là 35%, tham vấn đúng là 22%, xử trí lồng ghép đúng là 22%.
Như vậy, ngay cả ở một địa phương được triển khai IMCI, được lượng giá
thường kỳ nhưng kết quả cũng không phải là khả quan. Các nhân viên y tế
trong nghiên cứu này cũng không sử dụng phiếu ghi, phiếu bà mẹ, phác đồ
trong khi xử trí trẻ bệnh, mặc dầu những dụng cụ này luôn sẵn có
(3)
.
Các đánh giá khác về hiệu quả của việc huấn luyện IMCI tái đào tạo trên thế
giới cho thấy IMCI có góp phần vào việc cải thiện chất lượng chăm sóc y
tế
(1)
. Tuy nhiên, những nơi cần sự chăm sóc y tế nhiều hơn (vùng nông thôn,
miền núi,…) thì hiệu quả của chương trình này lại ít hơn
(2)
.
Đánh giá thái độ
Thái độ tốt đối với IMCI có nghĩa là ủng hộ việc giảng dạy IMCI trong
trường đại học và nhận thấy sự hữu ích của các nội dung được giảng dạy
trong chương trình IMCI. Cách đánh giá thái độ của BS về IMCI bằng cách
phỏng vấn chỉ phản ánh phần nào sự thật, bởi vì có đến 80 – 90% ĐTNC có
trả lời ủng hộ IMCI liên quan đến các nội dung bao gồm sự cần thiết giảng
dạy IMCI cho bác sĩ đa khoa, sử dụng phiếu bà mẹ, điều trị và tham vấn
nhưng chỉ có 64% ĐTNC có điểm kỹ năng IMCI > 0,5. Tính điểm chung các

phần khác nhau về thái độ, chỉ có 41% ĐTNC có thái độ tốt hoặc trung bình
với IMCI. Tuy vậy, có sự liên quan thuận giữa điểm thái độ và điểm kỹ năng
IMCI trong lần giám sát này.
KẾT LUẬN
Có 90% BS trong nghiên cứu trả lời rằng họ có áp dụng phác đồ IMCI trong
công tác chăm sóc trẻ bệnh hàng ngày tại tuyến y tế cơ sở (trạm y tế hoặc
phòng khám ngoại trú bệnh viện). Tuy nhiên, chỉ có 64% đạt điểm kỹ năng
IMCI ở mức độ trung bình và tốt. Các BS áp dụng đúng khoảng 55% nội
dung IMCI được huấn luyện. Điểm kỹ năng IMCI có liên quan đến điểm thi
lâm sàng nhi khoa và không liên quan với điểm thi IMCI trong khi thực tập
tại ĐHYD TPHCM. 41% BS có thái độ trung bình hoặc tốt đối với IMCI.
Thái độ đối với IMCI có liên quan thuận điểm kỹ năng IMCI.

×