Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phòng và trị bệnh nhiệt miệng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.28 KB, 6 trang )

Phòng và trị bệnh nhiệt miệng

Một số người hay bị tình trạng nhiệt miệng, nổi
những nốt trong miệng làm đau rát, ăn uống không
ngon
 Chữa nhiệt miệng bằng dưa chuột
Nguyên nhân
Một số bạn đọc gửi thư để hỏi về tình trạng cứ độ
mỗi tháng bị nổi một lần những nốt trong khoang
miệng, kéo dài độ một tuần. Những nốt nhiệt này hay
mọc ở môi gây sưng và ăn uống rất khó khăn.
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai
cũng mắc phải, chí ít là một lần. Bệnh có nhiều thể
khác nhau, nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự
xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết
lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục,
đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng
nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất
đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong
má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi Bệnh thường không gây
sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi.
Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm
nhiễm, sưng nóng đỏ, đau, lở loét rất khó chịu nhất là
khi nhai nuốt.
Dân gian thường nghĩ rằng, nhiệt miệng là do nóng
trong người hay do ăn phải những đồ "nóng". Còn
quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn
thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân
gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm
quanh chóp răng, viêm tủy răng, do những sang chấn


từ bên ngoài, do nhiễm vi khuẩn, vi-rút, do sự phản
ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào
đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng
không phù hợp ), hay chế độ ăn thiếu a-xít folic ở
phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy
những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở
miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Phòng và trị
Những thực phẩm giúp phòng nhiệt miệng: dâu tây,
có nhiều vitamin C, trà xanh, rau xanh.
Nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị
viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi
hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên
nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống
bia rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ
Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm
độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều
rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng
thẳng (dẫn đến stress). Với thể tái phát nhiều lần liên
tiếp, đau nhiều thì cần đi khám bệnh.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống
kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị
ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm
B là khỏi trong vòng 10 ngày.
Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe
vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những
vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy
nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị
cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt

lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để
tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu, đồng thời
làm "mát" hơn cho miệng từ bên trong. Trà xanh là
một trong những dạng tinh chất được khuyến khích
dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất
kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn
thời gian phát tán của siêu vi.
Khi bị nhiệt miệng bạn có thể uống bài thuốc đông y,
có tác dụng thanh nhiệt giải độc gồm các vị: kim
ngân hoa 10g, hoàng bá 12g, cát căn 12g, bạch thược
10g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm nhiều lần thay
nước và uống liên tục 7 ngày. Hoặc uống vitamin C,
PP, B6, B2 và uống nhiều nước.

×