Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ăn sứa để phòng chữa bệnh phổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.05 KB, 8 trang )

Ăn sứa để phòng chữa bệnh phổi

Sứa là động vật khoang duy nhất được con người sử
dụng làm thực phẩm. Trong số sản phẩm biển được
Đông y dùng làm thuốc nhuyễn kiên thì sứa là sản
phẩm duy nhất được dùng làm thức ăn.
 Viêm phổi
 Dấu hiệu khi trẻ bị viêm phổi
 Viêm phổi ở trẻ em cách nhận biết và xử trí tại
nhà
 Món ăn, bài thuốc hỗ trợ trị lao phổi
 Đậu nành giúp bảo vệ chức năng phổi
Theo Đông y, sứa có tên hải triết. Bộ phận hay được
dùng làm thuốc là da sứa có tên hải triết bì. Hải triết
tính bình, vị mặn vào can thận, có tính năng, công
dụng khu phong, thanh nhiệt, hoá đàm, nhuyễn kiên,
trị ho suyễn, lao tổn, hoạt huyết tiêu ứ, nhuận tràng,
phụ nữ bị bế kinh, bạch đới, đẻ ít sữa. Trẻ em bị đơn
độc, phong nhiệt (ngứa gãi chảy nước vàng).
Trong sách của Tuệ Tĩnh, sứa có tên thuỷ mẫu, tính
ấm, vị mặn. Theo sách Trung y còn nói sứa biển hạ
huyết áp, chặn ho, chống đầy bụng, viêm loét dạ dày,
hen suyễn. Những người sống và lao động trong môi
trường nhiều bụi (dệt, may ) nên ăn sứa thường
xuyên để khử bụi.
Theo y dược học hiện đại trong 100g sứa có 12,3g
protêin; 3,9g đường; 0,1-0,3g chất béo; 182mg canxi;
9,5mg sắt; các vitamin B1, B2, PP. Theo tài liệu khác
còn có photpho 30mg, kali 160mg; natri 235mg,
đồng 0,12mg, magie 124mg, kẽm 0,55mg; selen 30
microgam; vitamin A 12g, B12 0,2mg; D 9mg; E


2,13mg; niacin 0,2mg; folacin 3 microgam. Cứ 100g
sứa có 1320microgam iốt, một ít muối mật, sứa có
chất gây giãn mạch hạ huyết áp chống xơ vữa động
mạch, nhất là đầu sứa.
Một số cách dùng sứa làm thức ăn chữa bệnh
Phòng chữa bệnh phổi
Nộm sứa.
Do âm hư, đờm nhiệt, táo bón: Da sứa, bột củ năng
(mã thầy) sắc lấy nước để uống hoặc để sắc các bài
thuốc có cùng công dụng. Bài thuốc này có tên nổi
tiếng "Tuyết canh thang".
Chữa viêm khí quản mạn tính: Sứa sấy khô, mẫu lệ
nung tán bột trộn mật ong làm hoàn để uống dần.
Hen suyễn: Da sứa hầm với tiết lợn để ăn.
Viêm phổi, giãn phế quản, ho nhiều đờm: Nấu sứa
với củ năng hoặc cà rốt trong nồi đất thành canh để
ăn.
Tư âm trị ho trừ đàm, hạ huyết áp: Sứa 50g, củ năng
(mã thầy) 50g, tây dương sâm 10g, gừng 5g, hành
10g, muối 5g, dầu 30g. Canh gà 800ml, 3 ngày ăn 1
lần. Mỗi lần 30-50g sứa.
Trị ho long đờm:
- Sứa tươi ngâm nước phèn, thái sợi rửa sạch phèn,
trần qua nước nóng khoảng 80oC vớt ra để ráo, ăn
cùng các loại rau thơm.
Người dân vùng biển còn có cách làm: Lấy sứa tươi
rửa sạch nhớt, thái miếng sau đó cho vào nước lá
sung (hoặc lá đinh lăng hoặc vỏ vẹt băm nhỏ) đun sôi
để nguội. Muối trong khoảng 4-5 ngày. Ăn cùng đậu
phụ rau thơm.

Chữa bệnh phụ khoa
Bế kinh gây ốm yếu, xanh xao, hay ho, tức thở, có
khi khạc ra máu - dùng sứa biển nấu nước uống.
Rối loạn tiền mãn kinh. Dùng vài lạng sứa rửa sạch
bằng muối nấu nước uống (không ăn cái, không cho
đường).
Thiếu sữa: Sứa tươi thái nhỏ bằng thanh cật nứa, nấu
ăn (kỵ sắt dao, kéo).
Chữa bệnh nhi khoa
Rôm sẩy mùa hè, các bệnh lở ngứa chốc Lấy sứa
biển rửa sạch với muối nấu nước tắm rửa cho trẻ.
Chữa bệnh ngoài da
Ngứa gãi chảy nước vàng (phong nhiệt vào huyết
phận). Nấu nước sôi cho ít đường phèn cho tan rồi bỏ
sứa vào đun sôi lại ít phút là ăn được.
Chữa lở loét da: Hầm sứa với đại táo, đường đỏ để
ăn. Sứa nấu thành cao để đắp ngoài.
Giảm mập chữa béo phì
Sứa làm như trên ăn với đậu phụ rán vàng giòn, rau
thơm có tía tô, kinh giới, có nơi ăn với hoa so đũa
hay bông điên điển, rau diếp. Mắm tôm vắt chanh.
Bánh đa nướng giòn. Món ăn này cũng có giá trị như
trên. Ngoài ra có ý nghĩa đậu phụ bổ sung đạm cho
sứa vốn ít đạm, tía tô và kinh giới vào hai kinh can
phế, phát tán giải phong nhiệt hoá đờm, giải độc, khử
tanh cho các loài thủy sản.
Bổ thận tráng dương
Nộm sứa khô: Sứa khô ngâm nước gạo, rửa sạch cát
sạn, trần qua nước sôi, để ráo, thái chỉ, tôm he khô,
bóc vỏ ngâm mềm, giã bông, sao khô. Thịt nạc vai

ướp nước mắm, hạt tiêu xay, hành băm nhỏ rán chín
vàng thái chỉ.
Dưa chuột bỏ ruột, thái chỉ, bóp muối, rửa sạch vắt
khô, trộn ít đường. Cà rốt, đu đủ gọt vỏ nạo nhỏ bóp
muối rửa sạch vắt ráo trộn ít đường. Lạc rang chín
vàng giã dập. Trứng tráng mỏng thái chỉ. Lấy 1/2 thịt
tôm trứng trộn với sứa cùng các loại rau củ nước
mắm, chanh, tỏi. Đơm ra đĩa rồi lấy 1/2 thịt tôm
trứng còn lại rắc lên trên.
Hoặc sứa khô ngâm 6-10 tiếng trong nước lã cho
mềm rửa kỹ hết cát sạn, vắt khô thái chỉ trộn nước
gừng cho ngấm, trần sứa trong nước sôi để nguội vắt
khô ướp nước mắm tỏi đường. Su hào, cà rốt gọt vỏ
rửa sạch, thái chỉ, bóp muối sạch vắt khô. Thịt lợn
lạng miếng mỏng ướp hành tỏi băm nhỏ, hạt tiêu xay,
muối rồi rán vàng thái chỉ. Trộn đều tất cả đơm ra đĩa
rắc lạc rang giã dập và rau mùi lên trên cùng.
Về kiêng kỵ: Nói chung ăn sứa ít kiêng kỵ. Do sứa
có tính mát nên thận trọng đối với người tạng hàn,
hay bị đi ngoài "lạnh bụng" không nên lạm dụng khi
khoái khẩu. Sứa kỵ chất tanh và đường trắng.

×