Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

10 sa mạc diệu kỳ nhất thế giới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.86 KB, 10 trang )

10 sa mạc diệu kỳ nhất thế giới
Sa mạc trong tâm trí mọi người thường gắn liền với sự hoang sơ, khô cằn, thiếu sức sống, chỉ
toàn cát là cát. Tuy nhiên trên thế giới có những sa mạc rất lạ kỳ và đáng ngạc nhiên đấy!
1. Taklamakan (Trung Á) – Sa mạc bao phủ bởi tuyết




Sa mạc Taklamakan là một trong những sa mạc rộng lớn nhất trên thế giới. Nó bao phủ một diện
tích khoảng 270.000 km2 trong vùng Tarim Basin, dài khoảng 1.000 km và rộng 420 km. Vào
năm 2008, tại sa mạc rộng nhất của Trung Quốc này đã có một trận mưa tuyết cực lớn và nhiệt
độ tại đây rơi xuống thấp nhất từ trước đến giờ. Sau 11 ngày tuyết rơi liên tiếp thì sa mạc này đã
được bao phủ hoàn toàn trong tuyết. Một điều cực kì hiếm thấy ở sa mạc.

2. Lençóis Maranhenses (Brazil) – Sa mạc với rất nhiều “vũng”




Nằm tại Maranhão, ven biển phía bắc của Brazil, công viên quốc qia Lençóis Maranhenses rộng
300 km2. Nó sở hữu những cồn cát trắng và những vũng nước xanh ngắt sâu thẳm, khiến nó trở
thành một trong những nơi đẹp và độc đáo nhất trên thế giới. Mặc dù là sa mạc cát trắng nhưng
bởi nơi đó rất hay có mưa, nước mưa đọng lại trên cát thành những chiếc ao nhỏ trên sa mạc.
Lượng mưa ghi được tại Lençóis Maranhenses nhiều gấp 300 lần so với sa mạc Sahara. Vào mùa
khô thì nó cũng khô hạn như các sa mạc khác, nhưng sau mùa mưa thì nơi đây lại là địa điểm
dừng chân của rất nhiều loài cá, rùa…

3. Salar de Uyuni (Bolivia) – Sa mạc “muối” lớn nhất thế giới





Sa mạc Salar là một trong những hình ảnh tự hào nhất của đất nước Bolivia, nó là một sa mạc
“muối” nằm tại trung tâm Altiplano. Đó là một nơi rộng rãi và rất bằng phẳng, đến nỗi nó có thể
phản chiếu ánh nắng mặt trời hoàn hảo tựa như một chiếc gương. Tại đây có rất nhiều dòng sông
trong sa mạc với màu sắc rất lạ nhờ các chất khoáng trong vùng. Sa mạc Salar de Uyuni chứa tới
10 tỉ tấn muối lận đấy!

4. Farafra (Ai Cập) – Sa mạc Trắng




Một trong những điểm du lịch thu hút nhất của Farafra chính là vùng sa mạc trắng (còn được gọi
là “Sahara el Beyda). Sa mạc Trắng của Ai Cập sở hữu một màu trắng kem khác hẳn với màu
vàng của các sa mạc khác. Nó còn có những tảng đá trắng với tạo hình rất tự nhiên do bão cát
bào mòn.

5. Atacama (Chilê) – Sa mạc bao phủ bởi hoa lá




Nếu bạn nghĩ rằng chỉ có xương rồng mới sống được tại sa mạc thì sẽ phải thay đổi suy nghĩ khi
ngắm nhìn sa mạc Atacama này. Nhờ có sương mù từ biển thổi vào, độ ẩm cần thiết, các loài
thực vật có thể sinh sống nảy nở tại sa mạc này. Tuy nhiên, vì phải trữ nước cho những tháng
khô hạn, những loài thực vật này thường lớn và nở hoa chậm. Nhưng thế là đủ tuyệt rồi phải
không?

6. Namib (Namibia) – Sa mạc duy nhất có voi sinh sống





Nằm tại phía nam của châu Phi, sa mạc Namib không rộng lớn như Sahara nhưng cũng ấn tượng
không kém phần. Những cồn cát tại đây được ghi nhận là cao nhất thế giới với độ cao 300 mét.
Và đặc biệt nhất, ta có thể may mắn gặp một chú voi đang đi dạo trên sa mạc vì đây là sa mạc
duy nhất có loài voi sinh sống. Là một sa mạc lâu đời nhất thế giới, tại Namib, ta có thể tìm thấy
những động thực vật rất kì lạ.

7. Simpson (Australia) – Sa mạc cát đỏ




Australia là đất nước sở hữu tới bốn sa mạc rộng lớn: sa mạc Sturt's Stoney, Tanami, Great
Victoria và sa mạc Simpson. Nó là sa mạc sở hữu những cồn cát dài nhất thế giới, mà những cồn
cát này lại có màu đỏ rất đặc biệt. Đây là một địa điểm kì thú thường được các nhà nhiếp ảnh đến
chụp vì màu sắc của nó quá tuyệt vời.

8. Sa mạc Đen (Ai Cập) – Sa mạc với những tảng đá đen




Nằm cách sa mạc Trắng 100 km, sa mạc Đen sở hữu những ngọn núi hình dạng núi lửa với một
lượng lớn đá màu đen. Nằm lẫn giữa những mảng đất màu vàng nâu cho nên sa mạc Đen không
“đen” như chúng ta tưởng tượng khi lần đầu nghe tên nó. Nhất là sau khi đã đến thăm sa mạc
trắng với màu trắng kem tinh khiết, thì nhiều người lại càng tưởng rằng sa mạc Đen cũng ấn
tượng như thế.


9. Antarctica – Sa mạc khô nhất và ẩm nhất thế giới




Antarctica là vùng đất của những điều đặc biệt lý thú. Tại đó ít có sự đặt chân của con người đơn
giản là bởi nhiệt độ quá lạnh, đến mức đóng băng. Vào năm 1983, các nhà khoa học đã ghi nhận
nhiệt độ tại đây thấp tới -129 độ F. Nó vừa là nơi khô nhất vừa là nơi ẩm thấp nhất trên thế giới.
Ẩm ướt không phải là vì mưa mà vì 98% diện tích tại đây được bao phủ bởi băng đá lạnh. Mặc
dù là nơi lạnh nhất trên thế giới, nhưng độ kết tủa tại đây lại cực kì ít, đã khiến nó trở thành “sa
mạc”.

10. Sahara – Sa mạc rộng nhất thế giới



Sa mạc Sahara quá nổi tiếng đến nỗi cứ nghĩ đến sa mạc, là trong đầu chúng ta đã nghĩ ngay đến
Sahara rùi phải không. Nó là sa mạc rộng nhất trên thế giới, diện tích lên đến 8,6 triệu km² tại
Bắc phi. Khoảng 4 triệu người vẫn đang sinh hoạt tại đây. Sa mạc Sahara rộng tới nỗi nó bao phủ
hết các vùng Mauritania, Tây Sahara, Algeria, Libya, Ai Cập, Sudan, Chad, Niger, Mali và một
phần chạm tới Ma rốc và Tunidi.

×