Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tháng 4, đi thăm đảo Yến ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.55 KB, 4 trang )

Tháng 4, đi thăm đảo Yến
Tháng 4 hằng năm là lúc thời tiết thuận lợi để bắt đầu khai thác tour du lịch
đảo Yến – hòn Nội, và du khách đến với Nha Trang lại có dịp ghé khu du lịch
ngoài khơi này cho đến hết tháng 9, trước khi mùa mưa về.

Bãi tắm hai mặt giáp biển ở hòn Nội nhìn từ đỉnh Du Hạ, xa xa là đền thờ tổ nghề
yến – Ảnh: Quý Anh
Để từ đất liền ra quần thể đảo hòn Nội, tuyến điểm chính của tour du lịch đảo Yến
(*), chúng tôi trải qua hành trình bằng tàu gỗ trên biển chừng hơn một giờ, thỏa
thuê hít căng phổi khí biển trong lành, no nê ngắm trời biển mênh mông rồi tất cả
đều reo lên khi nhìn thấy từ phía chân trời những hòn đảo lớn nhỏ hiện ra sau
những đợt sóng trắng xóa.
Rời khỏi con thuyền tròng trành, chúng tôi men theo chiếc cầu gỗ hẹp, dài ngoằn
ngoèo, đặt chân lên lãnh địa của loài chim yến. Nhưng không chỉ có chim yến, trên
đảo đầy ắp những cánh hải âu nâu và trắng chao liệng ở khắp nơi, chốc chốc lại
quăng mình xuống biển tóm gọn mấy chú cá xấu số. Khác với thói bay nhảy của
đám hải âu, chim yến lại lập nên một kỳ công là xây những chiếc tổ vắt vẻo trên
vách đá cheo leo trong các hang núi.
Để quan sát được tổ yến, chúng tôi được các công nhân chăm sóc và bảo vệ hang
yến hướng dẫn từng người bước lên các bậc đá từng bước một thật chậm rãi và khi
đến me mé cửa hang thì dừng lại, vươn cổ ra mà quan sát. Những chiếc tổ yến quý
giá màu trắng đục thấp thoáng giữa các khe núi dài và hẹp. Thi thoảng khách phải
né người tránh các chủ nhân phóng nhanh từ trong hang ra hay kiếm ăn từ đâu
liệng về.
Sau khi quan sát hang yến, chúng tôi đi dạo một vòng quanh quần thể đảo bằng tàu
đáy kính, say sưa ngắm nhìn vẻ lung linh, huyền ảo của các rạn san hô. Biển Nha
Trang nổi tiếng với những bờ cát dài trắng mịn, nhưng đảo Yến lại có một bãi tắm
độc đáo với hai mặt tiếp giáp biển. Người thích đương đầu cùng sóng gió thì chọn
mặt biển phía đông hướng ra hòn Ngoại, còn những ai chuộng sự mơn trớn vỗ về
nhè nhẹ, như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi thì mặt biển phía tây thật lý tưởng.
Vẫy vùng dưới làn nước trong xanh đầy khoáng chất đến mệt nhoài, chúng tôi lên


vọng hải đài trên đỉnh ngọn Du Hạ, trải rộng tầm mắt ngắm biển bao la và trùng
điệp đảo ngoài khơi xa. Ở đây có những giậu mồng tơi xanh ngăn ngắt, những
mảnh vườn ớt đỏ rực khoe sắc mà những công nhân, người gác đảo đã chăm bón
để có thêm chất tươi hầu đãi khách phương xa. Cũng tại đỉnh Du Hạ có những
chòi canh vắt vẻo nơi vách núi mà chỉ cần một luồng gió xoáy đủ khiến thót tim
những ai yếu bóng vía. Trên các chòi canh luôn lồng lộng ngọn cờ khẳng định chủ
quyền Tổ quốc.
Tour tham quan đảo Yến có từ năm 2001 nhưng lịch sử phát hiện, khai thác tổ
yến và bảo vệ làng nghề thì đã hơn 600 năm, bắt đầu từ năm 1328 khi thuyền
của đề đốc Lê Văn Đạt (nhà Trần) bị bão dạt vào hòn Tre, sau đó ngài lập ra
thôn Bích Đầm, tìm thấy các đảo có chim yến và từ đó nghề yến sào Khánh
Hòa ra đời… Thế nên sẽ thiếu sót nếu du khách không đến thăm đình thờ tổ
nghiệp, chiêm bái tượng nữ đại đô đốc thủy quân Tây Sơn Lê Thị Huyền Trâm,
hậu duệ của đề đốc Lê Văn Đạt và cũng là người được nhân dân địa phương
xưng tụng “Bảo Yến đảo chủ”.

Hòn Ngoại (hình kim tự tháp) và hòn Sam nhìn từ đỉnh Du Hạ

Những chòi canh cheo leo trên vách núi đỉnh Du Hạ – Ảnh: Quý Anh

Chụp ảnh hải âu trên hòn Sam

Tham quan hang yến – Ảnh:
Quý Anh

×