Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quá trình bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại BVHN part1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.15 KB, 7 trang )


1
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ. Cùng với sự
đi lên của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng phát
triển hết sức sôi động. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã xuất hiện
nhiều nghiệp vụ bảo hiểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tham gia bảo hiểm. Trong số những nghiệp vụ bảo hiểm mới xuất hiện đó
phải kể đến nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, một nghiệp vụ đóng
vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu những hậu quả ảnh hưởng của rủi ro
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần ổn định
và phát triển nền kinh tế.
Trong thời gian thực tập tại phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp thuộc
công ty Bảo hiểm Hà Nội, được tiếp xúc với nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn
kinh doanh, tôi nhận thấy tuy đây là một nghiệp vụ bảo hiểm mới mẻ nhưng
rất có tiềm năng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình triển khai
nghiệp vụ này tại công ty Bảo Việt Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Với
mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu tình hình triển khai nghiệp vụ gián
đoạn kinh doanh, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển
nghiệp vụ này, tôi đã chọn "Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà
Nội giai đoạn 1998 - 2001" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc
dầu vậy, do thời gian quá ngắn cũng như phạm vi thực tập chỉ giới hạn trong
"Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp" nên trong luận văn này tôi sẽ đi sâu
vào nghiên cứu về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Công ty Bảo
hiểm Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001.

2
Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:


Chương
1
: Lý luận chung về bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
Chương
2
: Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Chương 3

: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh tại Công ty bảo hiểm Hà Nội
Mặc dù rất cố gắng, song do thời gian quá eo hẹp và trình độ nghiên cứu có
hạn, vì vậy luận văn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong
nhận được sự đóng góp chân tình từ phía các thầy cô giáo và độc giả để luận
văn này được hoàn thiện hơn.











3






CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH

1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN
KINH DOANH
1.1.1. Sự ra đời của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm là một hoạt động tài chính, có tính chất chuyên ngành mà thông qua
các hoạt động này các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội cùng tham gia đóng
góp một khoản tiền nhất định để tạo lập nên quĩ bảo hiểm và khoản đóng góp
đó gọi là phí bảo hiểm. Khi không may gặp phải những rủi ro, tổn thất ngoài
mong đợi của các thành viên đóng góp thì lúc đó quĩ bảo hiểm sẽ phát huy tác
dụng của nó là giúp đỡ các thành viên này nhanh chóng ổn định sản xuất và
đời sống, tiếp tục công việc kinh doanh một cách bình thường. Ngày nay, hoạt
động bảo hiểm chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của các tổ chức bảo hiểm.
Nhìn lại sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, chúng ta thấy bảo hiểm có
nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Tuy vậy, khi
mới ra đời thì các nghiệp vụ bảo hiểm không phong phú, đa dạng như ngày

4
nay. Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động kinh doanh ngày càng hoàn thiện
đã dần dần làm nảy sinh nhiều nhu cầu bảo hiểm mới. Bảo hiểm gián đoạn
kinh doanh là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm mới đó. So với bảo hiểm
hàng hải hay bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh ra đời muộn
hơn rất nhiều. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, mặc dù bị sự thúc ép của
chính phủ và yêu cầu của các nhà sản xuất nhưng các công ty bảo hiểm ở Anh

vẫn chưa tiến hành bất cứ loại hình bảo hiểm "tổn thất hậu quả" nào. Sự chậm
trễ đó là do tính phức tạp trong việc phân tích các chi phí tài chính, xác định
phạm vi bảo hiểm trong điều kiện nền kinh tế chính trị chưa ổn định. Sau đó,
với sự ra đời của hai nguyên tắc Herry Booth & Commercial Union (năm
1923) và Polikoff Ltd vs North British and Mercantile (năm 1936) mới thật sự
đặt nền móng cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh hình thành và phát triển.
Khi mới triển khai, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được biết đến dưới tên gọi
"bảo hiểm mất lợi nhuận" hay "tổn thất hậu quả" do mục đích của nó là bồi
thường cho người được bảo hiểm đối với trường hợp bị mất lợi nhuận và các
chi phí phụ để tiếp tục kinh doanh. Những tổn thất này thường xuất hiện sau
một khiếu nại thiệt hại về một vụ cháy hay sau những tổn thất được bảo hiểm
khác. Trong thực tế, những loại bảo hiểm chính (như bảo hiểm cháy, kỹ thuật)
sẽ bảo hiểm cho tổn thất hay thiệt hại cơ bản, tuy nhiên người được bảo hiểm
vẫn chưa được đền bù hoàn toàn vì anh ta phải chịu những chi phí bổ sung
chưa được bảo hiểm theo các đơn bảo hiểm này. Do đó, việc xuất hiện bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh là một nhu cầu hoàn toàn khách quan, cần thiết.
Mặc dù "mầm mống" ra đời của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đã xuất hiện
từ những năm 1920 như đã đề cập ở trên, nhưng phải đến năm 1985 sự giao
dịch của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh mới xuất hiện tại Uỷ ban tổn thất hậu
quả (một bộ phận trong Uỷ ban bảo hiểm hoả hoạn ở Anh). Đây là nơi đánh
dấu sự ra đời bản mẫu đầu tiên về đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Mẫu

5
đơn này đã được thông qua và sử dụng ở một số nước Tây Âu. Vào tháng 10
năm 1989, Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (ABI) đã xem xét lại mẫu đơn
này trên cơ sở thống nhất lại phạm vi bảo hiểm và sau đó chính thức phát
hành. Từ đó đến nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng theo mẫu đơn đó.
Ngày nay, ở các nước phát triển, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đã trở nên
thông dụng và phổ biến rộng rãi. Nó đã góp phần đắc lực vào việc ổn định
tâm lý cũng như an toàn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Ở Việt nam, nghiệp vụ này mới được triển khai khoảng chục năm trở lại đây
trên cơ sở mẫu đơn của nước Anh. Tuy mới triển khai nhưng loại hình này đã
khẳng định được vị trí, vai trò và tiềm năng cũng như những ưu điểm không
thua kém gì các nghiệp vụ "đàn anh, đàn chị" khác. Những năm gần đây,
nghiệp vụ này đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà bảo hiểm. Vào thời
gian từ 18 đến 22/08/1997 tại Hà nội đã diễn ra hội thảo bảo hiểm ngừng trệ
kinh doanh (hay bảo hiểm gián đoạn kinh doanh) do Muniche và Vinare đồng
tổ chức. Từ đó đến nay, hàng năm các công ty bảo hiểm đều liên kết với nhau
tổ chức hội thảo đề cập tới vấn đề này. Điều này khẳng định vai trò quan
trọng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh trong việc đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, tạo tâm lý ổn định cho các nhà
đầu tư,
Tóm lại, nếu ta coi bảo hiểm thiệt hại vật chất là điều kiện cần thì bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh sẽ là điều kiện đủ trong một đơn bảo hiểm hỗn hợp.
1.1.2. Vai trò kinh tế xã hội của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
1.1.2.1. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là "lá chắn kinh tế" của các doanh
nghiệp, góp phần giảm thiểu những hậu quả ảnh hưởng của các rủi ro đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

6
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp đôi khi xảy ra những rủi ro bất ngờ mà không ai lường
trước được. Các rủi ro đã và đang gây nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản,
về tính mạng của con người, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học kỹ
thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho qui mô của
hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Do vậy, giá trị tài sản của
doanh nghiệp ngày càng lớn. Nếu chẳng may rủi ro thiệt hại xảy ra thì hậu
quả thường rất nặng nề và ảnh hưởng lâu dài không chỉ tới bản thân chính

doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp, cá nhân thường
xuyên có quan hệ với doanh nghiệp. Sự ra đời của các công ty bảo hiểm đã
giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo công
việc kinh doanh được tiến hành bình thường. Thông qua việc bồi thường một
cách kịp thời, chính xác, trung thực đã giúp cho các doanh nghiệp nhanh
chóng khắc phục được hậu quả thiệt hại. Bên cạnh đó, với sự chuyển đổi của
cơ chế quản lý, Nhà nước đã chủ động giao vốn cho các doanh nghiệp, chủ
yếu là các doanh nghiệp Nhà nước. Trong việc bảo tồn và phát triển vốn, các
doanh nghiệp không có sự hỗ trợ nhiều của Nhà nước như trong thời kỳ bao
cấp trước đây. Nếu khi có thiệt hại gì xảy ra, doanh nghiệp không được quyền
ghi giảm vốn đặc biệt là những thiệt hại gây ra bởi các rủi ro các công ty bảo
hiểm trong nước đã triển khai hay với các loại hình tương tự. Vì vậy bảo hiểm
sẽ là "lá chắn kinh tế" để đảm bảo sự bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp khi
không may gặp phải những thiệt hại của thiên tai hoặc do sự sơ suất vô ý của
người lao động.
Trên thực tế, sau khi rủi ro xảy ra đối với một doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh thì hầu như mọi hoạt động không thể tiến hành bình thường

7
như kế hoạch đã đặt ra trước. Từ đó dẫn đến nhiều khoản tổn thất không được
bồi thường trong đơn bảo hiểm tài sản như chi phí về thuê nhà, trụ sở, chi trả
lương công nhân viên Để khắc phục tình trạng doanh nghiệp có thể bị phá
sản hoặc lâm vào tình thế khó khăn khi phải đối mặt với các tổn thất đó, tham
gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là cách tốt nhất để bù đắp thiệt hại. Khi
tham gia loại hình bảo hiểm này, nếu tổn thất xảy ra, các cơ quan, doanh
nghiệp không những được bồi thường cho những khoản chi phí nói trên mà
còn được bù đắp phần lợi nhuận ròng bị mất mát mà lẽ ra họ có thể nhận được
nếu như không có tổn thất xảy ra. Vậy cùng với đơn bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm gián đoạn kinh doanh đã góp phần làm hạn chế đến mức tối thiểu những
hậu quả ảnh hưởng của các rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp.
1.1.2.2. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh góp phần mang lại sự an toàn trong
xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, nước ta đã thu hút được
lượng lớn vốn đầu tư không những của các nhà đầu tư trong nước mà còn của
các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư, vì mục đích kinh doanh của mình,
luôn quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn, làm sao có thể an toàn nhất
tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra với đồng vốn của họ. Tuy nhiên, trong sản
xuất kinh doanh có nhiều yếu tố rủi ro mang tính ngẫu nhiên xảy ra bất cứ lúc
nào và không loại trừ bất cứ ai. Các công ty bảo hiểm là các doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động trên cơ sở xử lý, chuyển giao, phân tán rủi ro, vì vậy để
hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, cần thiết các doanh nghiệp bảo hiểm
phải tìm cách giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro. Một trong số các biện pháp
mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang áp dụng rất hiệu quả đó là biện pháp đề
phòng, hạn chế tổn thất nhằm bảo vệ đối tượng bảo hiểm. Hàng năm, các
công ty bảo hiểm thường trích ra một khoản theo tỉ lệ nhất định trên cơ sở

×