Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TÍNH DUNG NẠP TRICLABENDAZOLE (TCZ) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.99 KB, 69 trang )

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ TÍNH DUNG NẠP TRICLABENDAZOLE
(TCZ)


TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và tính dung nạp của thuốc triclabendazole
(TCZ) trên bệnh nhân mắc sán lá lớn ở gan (SLGL) khi nhận liều điều trị 10mg/kg
liều duy nhất.
Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng không đối chứng, mở với thời gian 180
ngày theo dõi được tiến hành trên 350 bệnh nhân (56 nam và 294 nữ, tuổi từ 8-85)
có tổn thương gan dạng SLLG được xác định bằng siêu âm và biểu hiện lâm sàng
điển hình. Hiệu quả, tính dung nạp và độ an toàn của thuốc được đánh giá thông
qua hiệu giá kháng thể, tỷ lệ bạch cầu eosin, tổn thương trên siêu âm gan mật, cải
thiện triệu chứng lâm sàng.
Kết quả: 98,28% BN có ELISA (+), không tìm thấy trứng trong phân. Hiệu
quả điều trị cải thiện trên siêu âm cùng chuyển đổi huyết thanh sang âm tính sau 6
tháng là 97,14% và sau 9 tháng 98,28%; Thuốc dung nạp rất tốt với dộ an toàn cao
và tác dụng phụ không đáng kể, nếu có chỉ là đau do co thắt đường mật (60%), rối
loạn tiêu hóa (1,14%), ngứa với tỷ lệ không đáng kể (19,14% và 1,14%), nhức
đầu, chóng mặt nhẹ, tức ngực (3,43%), sốt rét run, yếu nhẹ chi trên (1,14%) thời
gian xảy ra thường rất ngắn và tự hết mà không cần can thiệp gì.
Kết luận: Sử dụng métronidazole để xử trí trường hợp Fasciola gigantica
kháng lại TCZ bước đầu có hiệu quả. TCZ là thuốc diệt sán lá gan lớn có tiềm lực
cao trên tegument của sán lá gan lớn F.gigantica chỉ với liều điều trị 10mg/kg cân
nặng.
ABSTRACT
Objectives: to assess of theurapeutic efficacy and tolerability of TCZ in
treatment of gigantica fascioliasis.
Methods: 350 patients with F.gigantica infection were enrolled in a non-
comparative trial randomised clinical trials study design with TCZ dose regimes of
10mg/kg body weight, of which split dose with interval 6-8 hours after meals


(100% patients who completed the followed-up period). Efficacy and tolerability
of treament was assessed by determination of F.gigantica antigen in serum and by
ultrasonography which were systematically performed pre-therapy and on Days
30-90-180 post-therapy. For continuous safety assessement, patients were
hospitalized during the first three days and then monitored at home until
rendevouz calendar. Chemistry and hematology tests were carried out on Days
0,30,90 and 180.

Results: Before treatment, clinical-paraclinical signs and symptoms on
these patients were typical and positive ELISA test with Fasciola gigantica antigen
(98.28%), liver lesions by ultrasound (100%), epigastric pain, diarrhea plus
constipation, eosinophilia, digestive discomfort, and stool examination with
Fasciolae egg, all of negative (100%). After treatment, most of the clinical
symptoms, eosinophil were decreased to normal range within 1-3-6 month after
treatment. The result of ELISA test become seroconversion of 97.14% for 6
months and 98.28% for 9 months; the hepatobiliary ultrasound lesions become
dull and cleared of 97.14% and 98.28% for 9 months.The drug was well-tolerated.
Side effects of TCZ were inconsiderable, automatically diappeared without
medical support, of which included colic-like abdominal pain, Chauffard Rivet
and epigastric pain with fever or chill, allergy or urticaria; especially in weak of
upper limbs and “thorax stenosis” were considered in 1.14% but this have ever
seen in other author’s reports at health multicenters. Using metronidazole was
preliminary effective in TCZ-failure Gigantica fascioliasis with small sample size
(n = 4).
Conclusions: the cure rate and efficacy of TCZ were 97.14% (for 6 months
after treatment) and 98.28% (9 months). Hence, the use of TCZ for the treatment
of human gigantica fascioliasis was found to be completely justified. And TCZ, a
potent fasciolicide, being effective in disrupting the liver fluke tegument was also
effective at 10mg/kg in the regime split dose.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sán lá gan lớn (SLGL) hiện lưu hành trên 70 quốc gia, trong đó có
Việt Nam-một bệnh của quá khứ nhưng rất “thời sự” và đang là một vấn đề y tế
công cộng quan trọng có xu hướng gia tăng rất nhanh. Tuy bệnh chủ yếu gây bệnh
cho gia súc (cừu, trâu, bò, lạc đà, dê) và người là vật chủ tình cờ mắc bệnh do tiêu
hóa phải ấu trùng nằm trong thực vật thủy sinh, uống nước lã có ấu trùng(4) hoặc
ăn gan động vật còn sống(1,3) hoặc nhiễm qua các vật dụng nhà bếp(2,(4).
Bệnh SLGL do hai loài Fasciola giagantica và Fasciola hepatica gây ra, tùy
thuộc vào vùng lưu hành thì ưu thế về loài nào sẽ gây bệnh cao hơn. Tại nước ta,
loài gây bệnh chủ yếu là Fasciola gigantica, loài này được phát hiện đầu tiên ở
Việt Nam năm 1928 (Codvelle và cs., 1928). Đến nay, nó có mặt và lưu hành ít
nhất trên 47/64 tỉnh, thành trong cả nước, phủ khắp 15 tỉnh thuộc khu vực miền
Trung-Tây Nguyên và ven biển(2). Bệnh biểu hiện với các triệu chức rất dễ nhầm
lẫn với bệnh lý tiêu hóa-gan mật hoặc thận, tim mạch và hô hấp, gây chẩn đoán và
điều trị muộn, tổn thương lan rộng và suy tế bào gan(2), nên việc phát hiện và điều
trị sớm bệnh này là cấp thiết. Qua nhiều nghiên cứu thuốc điều trị bệnh SLGL:
dehydroemetin, mebendazole, bithionol, nitazoxanide cho hiệu quả khác nhau,
nhìn chung là dùng liều cao, kéo dài ngày và đáng quan tâm về độc tính của
chúng. Triclabendazole (TCZ)- một thuốc được lựa chọn điều trị SLGL trong thú
y từ rất sớm(2) (3) (4), nó chứng minh được tính hiệu quả chống lại SLGL trưởng
thành và chưa trưởng thành. Những thử nghiệm sơ bộ ban đầu bệnh SLGL ở người
cho kết quả đáng khích lệ.Thuốc TCZ ra đời với hiệu lực tối ưu nhất, được Tổ
chức y tế thế giới (WHO) qua các năm 1997, 1999 và 2002 đã chính thức đưa
thuốc TCZ vào danh mục thuốc thiết yếu điều trị SLGL trong vùng lưu hành bệnh
một số quốc gia(3,4). Tại Việt Nam, WHO đã giới thiệu và khuyến cáo sử dụng
thuốc này tại hội nghị “Sán truyền qua thức ăn” năm 2003 là điều đáng mừng.
song chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả điều trị, đặc biệt xử lý
kháng thuốc đối với ca bệnh thất bại với TCZ.
Để góp phần phòng và điều trị bệnh SLGL, bổ sung dẫn liệu dịch tễ học và
hiệu lực phác đồ điều trị, cũng như có cơ sở đề nghị Bộ Y tế Việt Nam đưa
triclabendazole vào danh mục thuốc thiết yếu là việc cần thiết. Do vậy, chúng tôi

tiến hành đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả điều trị triclabendazole trên bệnh sán lá gan
lớn Fasciola gigantica và bước đầu sử dụng metronidazole chống kháng tại một số
tỉnh thuộc khu vực miền Trung-TâyNguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng trên bệnh nhân mắc sán lá gan lớn trong khu vực miền Trung-Tây
Nguyên.
2. Đánh giá khả năng dung nạp và hiệu lực phác đồ điều trị TCZ 10mg/kg
uống liều duy nhất. Thử nghiệm xử lý chống kháng bằng metronidazole cho những
trường hợp thất bại với triclabendazole.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian & địa điểm nghiên cứu
Từ 8/2004 đến tháng 11/2006. Tại Khoa khám và điều trị bệnh chuyên
ngành-Viện Sốt rét- KST-CT Quy Nhơn
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám, điều trị tại phòng khám của Viện Sốt rét- KST-CT
Quy Nhơn.
Thuốc triclabendazole biệt dược Egaten, hàm lượng 250mg, đóng vỉ 4 viên,
do hãng Novartis Pharma AG, Basel, Thụy Sĩ sản xuất, lot 000400, HSD tháng
12/2005 và lot 000500, HSD tháng 10/2008 và metronidazole (biệt dược Flagyl)
250mg do hãng Aventis sản xuất.
Vật liệu nghiên cứu
- Kính hiển vi, vật tư và dụng cụ, hoá chất (pipette, lam kính, hóa chất, ống
đong, phiến đục lỗ, ), bộ ELISA, phiếu xét nghiệm, phiếu điều tra, bệnh án
nghiên cứu.
- Dụng cụ thăm khám: máy siêu âm Aloka trắng đen và Siemens màu 3
chiều, nhiệt kế, ống nghe, máy huyết áp, cân sức khỏe.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngang mô tả về một số đặc điểm dịch tễ học và yếu tố nguy cơ,

triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân SLGL.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Được lấy theo công thức nghiên cứu ngang mô tả.
Phương pháp lấy mẫu
Trong khuôn khổ bệnh viện, tiêu chuẩn chọn bệnh đầu vào thử nghiệm lâm
sàng phải được nêu ra một sơ đồ chẩn đoán thống nhất (Lâm sàng + ELISA + siêu
âm), trong đó có những dấu hiệu chẩn đoán chính và dấu hiệu chẩn đoán bổ sung.
Các chỉ số đánh giá
Giới, tuổi, tập quán ăn uống, địa chỉ, triệu chứng học.
Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
Với giả thuyết rằng tài liệu y văn cho hiệu quả điều trị của dehydroemetin
là 95% (0,95). Do hiện tại, thuốc này không còn sử dụng vì độc tính, chúng tôi
muốn áp dụng thuốc TCZ điều trị, với mong muốn có 90% khả năng tương đương
của phác đồ dehydroemetin với độ chính xác là 10% ở mức tin cậy 95% (CI =
95%), khi đó:
Chọn mẫu nghiên cứu theo công thức:
Trong đó
n: Số mẫu đối tượng cần nghiên cứu.
Pa: trị số thật khỏi bệnh/thành công của nghiên cứu cần so sánh
P0: trị số của tỷ lệ cần kiểm định với nó và theo nghiên cứu trước 0,95
a: sai lầm loại I, chọn a = 0,05
b: sai lầm loại II, 1-b: lực của kiểm định
Z(1-a/2) = 1,96 ; Z(1-b)= 10,5. Khi đó cỡ mẫu tính được là # 350.
Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Lâm sàng (sốt, đau tức vùng thượng vị-mũi ức, buồn nôn, nôn, đau lan ra
hạ sườn (P), dắt hoặc xuyên ra sau lưng, ngứa, nổi mày đay, nhức đầu, đau cơ, ).
- Cận lâm sàng: tổn thương gan dạng sán lá gan lớn trên siêu âm; ELISA
(+) với hiệu giá kháng thể ³ 1/3200 cho kháng nguyên đặc hiệu loài F.gigantica,
alkaline phosphate tăng, eosinophil cao khi đếm vào thời điểm trước khi điều trị

hơn 8% hoặc > 440/mm3. Thiếu máu được xác định nếu Hb < 11g/dl (tiêu chuẩn
WHO).
- Đặc điểm dịch tễ: đang sống hoặc lưu trú một thời gian dài vùng lưu hành,
tiếp xúc phân trâu bò, ăn rau thủy sinh, gan súc vật sống.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân có khối u gan nghi ngờ, đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh về
tim, gan, thận, tim mạch hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị giun sán khác.
- Tiền sử dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc TCZ.
- Bệnh nhân không đến khám sau 1-3-6-9 tháng điều trị đầy đủ
Phương thức áp dụng liệu trình điều trị
Triclabendazole được cấp uống dạng viên nén, điều trị theo liệu trình như
sau:
350 bệnh nhân được điều trị bằng TCZ với liều 10mg/kg nhưng chia làm 2
lần uống (split dose), uống sau ăn 15 phút, khoảng cách hai lần uống là 6-8 giờ.
Sau 6 tháng nếu điều trị thất bại cho tiếp liều 2 với 20mg/kg, tiếp tục theo dõi đến
tháng thứ 9 nếu không đáp ứng, xử trí kháng bằng metronidazole.
Kỹ thuật nghiên cứu
Tất cả đối tượng đủ tiêu chuẩn được hỏi bệnh, khám lâm sàng, lấy nhiệt
độ, XN máu, phân về thông số: công thức máu toàn phần (Hb và bạch cầu) men
gan SGOT, SGPT, Alkalin phosphate, Bilirubine, ELISA xác định HGKT, eosin,
siêu âm gan mật và xét nghiệm phân theo đúng quy trình kỹ thuật.
Để độ tin cậy cao, chỉ một người duy nhất hoặc thống nhất cách đọc và
chịu trách nhiệm về kết quả của từng XN trong suốt quá trình đánh giá.
Xử lý và phân tích số liệu theo thống kê y sinh học
Số liệu nhập và phân tích trên chương trình EPI.INFO 6.04 (CDC, Hoa
Kỳ).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Một số đặc điểm về tiền sử và bệnh sử của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu.

Các chỉ số liên quan

Bệnh, thuốc đã dùng liên quan

S.lượng

Tỷ lệ
Tiền sử có liên quan đến bệnh sán lá gan lớn

Phẩu thuật vùng gan, mật.

12

3,43
Viêm gan siêu vi B và C

5

1,43
Viêm gan B mạn tính

16

4,57
Tràn dịch, khí màng phổi gần đây

1

0,29
Sán lá gan lớn Fasciolae


3

0,86
Thuốc xử lý trước khi dùng Triclabendazole

Praziquantel

67

19,14
Albendazole(Zentel)

126

36,00
Mebendazole

12

3,43
Metronidazol

25

7,14
Thiabendazole

8


2,29
Emetine

6

1,71
Artesunate

47

13,43
Nhận xét: tiền sử có liên quan đến bệnh hiện tại chủ yếu là viêm gan siêu vi
(4,57% và 1,43%), phẩu thuật vùng gan, mật 3,43% và 0,86% ca có điều trị sán lá
gan lớn trước đó; Đa số bệnh nhân trước khi điều trị đã dùng thuốc, nhiều nhất là
Praziquantel, Albendazole và Artesunate.
Bảng 2: Triệu chứng và dấu chứng lâm sàng trên bệnh nhân mắc sán lá gan
lớn
TT

TRIỆU CHỨNG & DẤU CHỨNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân (n = 350)
Số lượng

Tỷ lệ %
1

Đau vùng thượng vị & vùng Chauffard- Rivet

326


93,14
2

Đau vùng hạ sườn (T)

114

32,57
3

Đau, tức vùng thượng vị-mũi ức

333

95,14
4

Chán ăn, buồn nôn, nôn ói

224

64,00
5

Đau đầu, mỏi cơ dưới 2 vai

235

67,14

6

Đau thắt lưng, giống đau cột sống

298

85,14
7

Suy nhược cơ thể

220

62,86
8

Ra mồi hôi, mệt lả người

102

29,14
9

Sốt cao, ớn lạnh (có khi run)

97

27,71
10


Dị ứng (ngứa, nổi mẩn, ho, )

289

82,57
11

Táo bón

112

32,00
12

Tiêu chảy, phân nát, sống

172

49,14
13

Gan to 2cm dưới (không kèm lách to)

14

4,00
14

Lách to* (tổn thương cả gan và lách)


5

1,43
15

Tức ngực, khó thở, đau sau xương ức

57

16,29
16

Sụt cân (thường 5 ± 3kg)

210

60,00
17

Ho, ngứa họng liên tục

2

0,57
Nhận xét:lâm sàng hay gặp nhất là đau thượng vị-mũi ức, tức ra sau lưng và
vùng Chauffard Rivet, khó tiêu, ngứa và rối loạn tiêu hóa.Ít gặp hơn là gan lách to,
tức ngực.
Bảng 3: Hiệu giá kháng thể, bạch cầu eosine tính theo phần trăm trước khi
điều trị.
Nhóm nghiên cứu


NGƯỠNG HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ
Âm tính

1/3.200

1/6.400

1/12.800
SL

%

SL

×