Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp container ở cảng hải phòng, thời kì phân tích 9 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 42 trang )

Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và
đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nhu cầu về lưu thông hàng hoá giữa các nước ngày
càng tăng lên. Vì vậy lĩnh vực giao thông vận tải rất được quan tâm phát triển. Trong
đó, vận tải biển là một bộ phận được quan tâm nhiều nhất. Bởi vì khối lượng hàng hoá
được vận chuyển thông qua hình thức vận tải biển là rất lớn.
Việt Nam là nước có đường bờ biển chạy dài. Đây là một lợi thế để nước ta
phát triển ngành kinh tế vận tải biển. Do xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, ngành Hàng
hải Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng là những thách
thức, khó khăn lớn đòi hỏi phải vượt qua.
Hải Phòng được mệnh danh là thành phố cảng. Cảng Hải Phòng hiện đang
trong tình trạng quá tải. Tàu phải xếp lốt để được bốc hàng không phải là chuyện hiếm
thấy. Nguyên nhân của sự quá tải này là do thiết bị bốc xếp ở cảng chưa được đầu tư
đầy đủ. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các nhà quản trị là phải tìm ra một
phương án đầu tư thiết bị bốc xếp đúng đắn, có thể đáp ứng nhu cầu bốc xếp ngày
càng tăng.
Để vận dụng lý luận của môn học quản trị dự án đầu tư vào việc lập một dự án
khả thi, em đã được giao đề tài: Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị
bốc xếp CONTAINER ở cảng Hải Phòng, thời kì phân tích 9 năm.
Nội dung cơ bản sẽ được giải quyết là:
1. Tổng quan về dự án đầu tư thiết bị bốc xếp ở cảng Hải Phòng.
2. Lập phương án kinh doanh cho các thiết bị bốc xếp.
3. Tính kết quả kinh doanh cho từng phương án.
4. Phân tích tính khả thi về tài chính của từng phương án, chọn phương án đầu
tư.
5. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của phương án được chọn.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
1
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của
ngành, của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng.
Theo khoản 1 điều 3 luật đầu tư: “ Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành nên tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo tài sản để tài sản này có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được mục đích của người bỏ
vốn. Hay đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời
trong tương lai.
*. Hoạt động đầu tư phải thỏa mãn 3 điều kiện:
- Lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn.
- Thời gian vận hành kết quả đầu tư tương đối dài.
- Hoạt động đầu tư phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Theo khoản 7 điều 3 luật đầu tư: hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư
trong quá trình đầu tư bao gồm các hoạt động: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
quản lý dự án đầu tư.
Như vậy về bản chất, hoạt động đầu tư là quá trình thực hiện việc chuyển hoá
vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo nên yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh. Do
đó, đối với nền kinh t ế, hoạt động đầu tư là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và
duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế. Đối với chủ đầu
tư, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng
cường cơ sở vật chất kĩ thuật mới, duy trì hoạt động của cơ sở kĩ thuật hiện có và là
điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh.
Những lợi ích mà hoạt động đầu tư mang lại
- Lợi ích về kinh tế tài chính.
- Lợi ích về kinh tế xã hội.
1.1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực của nền kinh tế để tiến hành các hoạt động nào
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
2
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
đó, với mục đích thu về một kết quả lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để có kết quả đó.
-Sự hy sinh các nguồn lực ở đây đó là các nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, con người).
-Kết quả dự án mang lại: khi đi vào vận hành dự án sẽ làm tăng thêm các loại tài
sản sau:
Một là, tăng thêm về tài sản tài chính tức là tăng thêm tích luỹ về tiền.
Hai là, tăng thêm về tài sản vật chất tức là tăng thêm về tài sản cố định và tài sản
lưu động.
Ba là, tăng thêm về nguồn lực con người có đủ điều kiện làm việc với năng suất
và chất lượng cao.
Trong các kết quả nêu trên, việc tăng thêm tài sản trí tuệ, nhân lực có vai trò quan
trọng trong mọi lúc, mọi nơi đối với các chủ đầu tư cũng như đối với nền kinh tế bởi
vì:
* Đối với các tổ chức, các cá nhân thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự ra
đời, tồn tại và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Đối với nền kinh tế thì kết quả của việc đầu tư sẽ quyết định sự phát triển của
nền kinh tế xã hội và nó cũng là chìa khoá cho sự tăng trưởng.
Nói chung, mục tiêu của công cuộc đầu tư là phải đạt kết quả lớn hơn so với sự hy
sinh mà nhà đầu tư phải gánh chịu để thực hiện nó. Do đó đối với từng cá nhân, từng
doanh nghiệp, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là chìa
khoá của sự tăng trưởng.
1.1.3. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
* Theo hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi
tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được kết quả và
thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
* Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,

vật tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.
* Ở góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
một công cuộc đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, làm tiền đề cho việc ra
quyết định đầu tư và tài trợ cho dự án.
* Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến
nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định.
* Theo luật đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư trên một địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian
xác định.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
3
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
1.1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Một dự án kinh doanh không chỉ đơn thuần là một ý tưởng, mà nó hoàn toàn thể
hiện tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng yêu cầu nhất định. Dự án kinh
doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng, mà nó phải cấu trúc
nên một thực thể mới mà thực thể mới này trước đây chưa có hoặc không sao chép
một cách nguyên bản những cái đã có.
Dự án khác với dự báo ở chỗ: người làm công tác dự báo không có ý định can
thiệp vào những biến cố xảy ra. Đối với dự án, đòi hỏi phải có sự tác động tích cực của
các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở dự báo khoa học.
Hoạt động của dự án là những hoạt động trong tương lai mà theo thời gian có
nhiều yếu tố xảy ra không xét đến hoặc xét đến không đầy đủ. Và vì vậy, tất cả các dự
án đều ở trạng thái không ổn định và điều đó có thể gặp rủi ro.
1.1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Dự án đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước, đóng
góp vào tổng sản phẩm xã hội, vào mức tăng trưởng của nền kinh tế.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo ra nhiều việc làm mới, thu
hút nhiều lao động. Từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh xã

hội.
- Dự án đầu tư là công cụ thực hiện mục tiêu phân phối qua những tác động của
dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
- Dự án đầu tư có tác dụng tích cực đến môi trường. Nó tạo ra một môi trường
kinh tế năng động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, các địa phương.
- Dự án đầu tư còn góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như:
việc hình thành, củng cố, nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hương tích cực.
1.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ THIẾT BỊ XẾP DỠ CONTAINER
Dự án đầu tư thiết bị xếp dỡ chịu một số tác động về yếu tố môi trường như
sau:
Về điều kiện tự nhiên: Cảng biển Hải Phòng là một cảng lớn ở khu vực Bắc
Bộ nước ta. Đây là một cảng biển đã có lịch sử hoạt động từ lâu. Các thiết bị xếp dỡ
đã lạc hậu, cần thiết phải đầu tư. Đặc biệt, cảng Hải Phòng là một cảng nông vì vậy
gặp rất nhiều khó khăn khi nước triều xuống. Vì vậy cần thiết phải đầu tư những
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
4
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
thiết bị xếp dỡ có khả năng đáp ứng nhu cầu xếp dỡ ngày càng tăng, tránh tình trạng
phải chờ đợi để được xếp dỡ hàng.
Về môi trường khoa học kĩ thuật: Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đòi
hỏi cảng phải có những chính sách đầu tư hợp lí.
1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HÀNG HOÁ ĐƯỢC BỐC XẾP TẠI CẢNG
1.3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHÁCH HÀNG
Trước tình hình quốc tế hoá hiện nay, với vai trò là một cảng biển quan trọng ở
khu vực Bắc Bộ, lượng khách hàng của cảng Hải Phòng không ngừng gia tăng. Nhu
cầu xếp dỡ cũng tăng theo.
Tuy nhiên, để có thể duy trì được lượng khách hàng cũ, tăng thêm khách hàng
mới thì đòi hỏi cảng phải có những chiến lược đầu tư hợp lý.

1.3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
Do có một số hạn chế như tàu thuyền ra vào cảng khó khan khi nước triều
xuống, trang thiết bị đã cũ kĩ, đã hạn chế sự phát triển của cảng.
Bên cạnh đó, xuất hiện những cảng mới như cảng Cái Lân… được đầu tư kĩ
càng về cơ sở vật chất. Đây là những yếu tố cạnh tranh đối với cảng Hải Phòng. Đòi
hỏi cảng phải có những hành động cụ thể để duy trì vị trí của mình trong lĩnh vực vận
tải biển.
1.3.3. PHÂN TÍCH CÁC ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
Điều 59 bộ lụât hàng hải Việt Nam quy định:
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng,
trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình
phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cảng. Bến cảng
bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu
cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ
hàng hóa, đón, trả khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
5
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Điều 63. Quy hoạch phát triển cảng biển.
1. Quy hoạch phát triển cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các
ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thê giới.
Ngành, địa phương khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển
phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông bận tải.
2. Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng

biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển.
Điều 64. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển.
1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển phải phù hợp với quy hoạch
phát triển hệ thống cảng biển, luồng cảng biển, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp
luật về xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây
dựng cảng biển, luồng cảng biển theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng cảng biển quyết định hình thức
quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển.
3. Chính phủ quy định cụ thể về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển,
luồng cảng biển.
Điều 65. An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường tại cảng biển.
Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng biển phải chấp hành các quy định của pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1.3.4. DỰ BÁO NHU CẦU XẾP DỠ
1.3.4.1. TỔNG NHU CẦU
Quá trình kinh tế quốc tế diễn ra càng mạnh mẽ thì nhu cầu vận chuyển hàng
hoá càng tăng, đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển. Hiện nay nhu cầu xếp dỡ ở
cảng Hải Phòng là 25000 TEU/năm. Nhưng trong tương lai con số này sẽ còn tăng cao
hơn nữa. Vì vậy cần phải có những phương án đầu tư hợp lý.
1.3.4.2. NHU CẦU DỰ ÁN PHỤC VỤ
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
6
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Với phương án mua cầu trục mới, việc quá tải tại cảng Hải Phòng sẽ được cải
thiện. Các cầu trục mới có công suất trên 30 000 TEU/Năm không những đáp ứng

được nhu cầu hiện tại mà còn có khả năng đáp ứng được các nhu cầu xếp dỡ trong
tương lai.
1.4. CÁC THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
1.4.1. CHỦ ĐẦU TƯ
Cảng Hải Phòng
1.4.2. TRỤ SỞ GIAO DỊCH
Tên giao dịch: CẢNG HẢI PHÒNG
Tên tiếng anh: Port of Haiphong
Trụ sở chính: Số 8A Trần Phú – Ngô Quyền – T.P Hải Phòng
Điện thoại: 84.031.3859824/3859945/3859456
Fax: 84.031.3859973/3827396
E-mail: ;
Website: www.haiphongport.com.vn
1.4.3. Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
1.4.3.1. ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
Thiết bị CONTAINER ở cảng Hải Phòng.
1.4.3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦU TƯ
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cầu trục A Cầu trục B
1 Sức nâng TEU/ lần nâng 01 01
2 Thời gian một chu kỳ Phút/chu kỳ 7 8
3 Tiêu hao điện năng Kw/giờ 42 41
4 Chi phí lương cho CNBX Triệu đồng/năm 410 400
5 Giá trị của thiết bị bốc xếp. Tỷ đồng 45 43
1.4.3.3. PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ
Mua thiết bị mới, chủ hàng lắp đặt thiết bị tại cảng.
1.4.3.4. NƠI THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Cảng Hải Phòng.
1.4.3.5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Thiết bị được mua mới, thực hiện đầu tư trong 9 năm.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1

7
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
1.4.3.6. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Dự án được đầu tư bằng 20 tỷ đồng tiền vay ngân hàng, lãi suất 18%/năm. Còn
lại là tự có.
1.4.3.7. DỰ KIẾN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH
Với tình trạng quá tải của cảng Hải phòng hiện nay, chủ đầu tư kì vọng: khi dự
án đi vào vận hành sẽ giải quyết được tình trạng quá tải, tăng doanh thu, thu hút thêm
nhiều khách hàng mới…
CHƯƠNG 2: LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
8
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
2.1. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Ta có sơ đồ công nghệ xếp dỡ CONTAINER theo phương án kho – tàu, toa – tàu
như sau:
- Phương án kho – tàu (quá trình 1):

- Phương án toa – tàu (quá trình 2):
2.2. TÍNH KHẢ NĂNG THÔNG QUA CỦA THIẾT BỊ BỐC XẾP
a. Tính năng suất của thiết bị
 Năng suất giờ của cầu trục.
Năng suất giờ của cầu trục được tính theo công thức sau:

h
ck
h
G
T
P *

3600
=
(TEU/giờ)
Trong đó:
h
G
: trọng lượng 1 lần nâng của cầu trục.
T
ck
: thời gian chu kỳ của cầu trục .
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
9
Toa tàu
Cầu trục
Tàu
Kho
Xe ô tô
Cầu trục
Tàu
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Cầu trục A
G
hA
= 1 tấn
(TEU/giờ)
Cầu trục B
G
hB
= 1 TEU
(TEU/giờ)

 Năng suất ca của cầu trục:
Năng suất ca của cầu trục xác định theo công thức sau:
P
ca
= P
h
( T
ca
- T
ng
) (TEU/ca)
Trong đó:
P
h
: năng suất giờ của cầu trục (TEU/giờ)
T
ca
: thời gian của 1 ca làm việc.T
ca
= 8 giờ
T
ng
: thời gian ngưng việc trong ca. T
ng
= 0,5 giờ
Năng suất ca của cầu trục A là:
P
ca A
= 8,571 * (8 – 0,5) = 64,2825 (TEU/ca)
Năng suất ca của cần trục B là:

P
ca B
= 7,5 * (8 – 0,5) = 56,25 (TEU/ca)
 Năng suất ngày của cầu trục:
Năng suất ngày của cầu trục xác định theo công thức:
P
ng
= P
ca
* n
ca
(TEU/ngày)
Trong đó:
P
ca
: năng suất ca của cầu trục.(TEU/ca)
n
ca
: số ca trong ngày. n
ca
= 2 ca
Năng suất ngày của cầu trục A là:
P
ng A
= 64,2825 * 2 = 128,565 (TEU/ngày)
Năng suất ngày của cầu trục B là:
P
ng B
= 56,25 * 2 = 112,5 (TEU/ngày)
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1

8.5711*
420
3600
==
hA
P
480giây
8
==
phút
T
ck
7.51*
480
3600
==
hB
P
10
7 phút=420 giây
T
ck
=
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
 Năng suất năm của cầu trục:
Năng suất năm của cầu trục được tính theo công thức sau:
P
n
= P
ng

* T
kt
(TEU/năm)
Trong đó:
P
ng
: năng suất ngày của cầu trục.
T
kt
: thời gian khai thác trong năm . T
kt
= 300(ngày)
Năng suất năm của cầu trục A là:
P
n A
= 128,565 * 300 = 38.569,5 (TEU/năm)
Năng suất năm của cầu trục B là:
P
n B
= 112,5 * 300 = 33.750 (TEU/năm)
b.Sức nâng của cầu trục
Cầu trục A nâng trọng 1 TEU/LẦN NÂNG
Cầu trục B nâng trọng 1 TEU/LẦN NÂNG
c. Đơn giá
Cầu trục A: 45 tỷ VNĐ
Cầu trục B: 43 tỷ VNĐ
2.3. TÍNH NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
2.3.1. NHU CẦU THIẾT BỊ BỐC XẾP
Nhu cầu thiết bị bốc xếp được tính theo công thức:
N

tb
=
kn
nc
Q
Q
(chiếc)
Trong đó: N
tb
: Nhu cầu thiết bị bốc xếp
Q
nc
: Nhu cầu bốc xếp của thị trường
Q
kn
: Khả năng bố xếp của cầu trục
Nhu cầu cầu trục A:
5,38569
25000
= 0,648
Nhu cầu cần trục B:
33750
25000
=0,741
Ta có thể thấy, khả năng bốc xếp của cả hai cầu trục đều vượt trên nhu cầu bốc xếp
của thị trường. Vì vậy, chỉ cần đầu tư thêm 1 cầu trục A hoặc cầu trục B là có thể đáp
ứng được nhu cầu. Dù nhu cầu trong tương lai có tăng thì vẫn có thể đáp ứng.
2.3.2. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
11

Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Cầu trục A
Tổng vốn đầu tư của dự án:47.839.000.000 VNĐ
Trong đó :
Vốn cố định = Giá mua + chi phí lắp đặt
Giá mua = 45 tỷ VNĐ
Chi phí lắp đặt =1%* giá mua = 1%* 45.000.000.000 = 450.000.000 VNĐ
Vậy VCĐ = 45.000.000.000 + 450.000.000 = 45.450.000.000 VNĐ
Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ
mau hỏng, chi phí lương, chi phí bảo hiểm tài sản
Vốn lưu động là : 2.389.000.000 VNĐ
Cầu trục B
Tổng vốn đầu tư của dự án:45.733.600.000 VNĐ
Trong đó :
*Vốn cố định = Giá mua + chi phí lắp đặt
Giá mua: 43.000.000.000 VNĐ
Chi phí lắp đặt= 1%*giá mua= 0.01*43.000.000.000 = 430.000.000 VNĐ
Vậy VCĐ= 43.000.000.000 + 430.000.000= 43.430.000.000 VNĐ
Vốn lưu động: bao gồm các loại chi phí như chi phí điện năng, chi phí vật rẻ
mau hỏng, chi phí lương, chi phí bảo hiểm tài sản
Vốn lưu động dự kiến là: 2.303.600.000 VNĐ
Trong tổng vốn đầu tư của dự án thì :
Dự án đầu tư cầu trục A
Vốn tự có : 27.825.540.000 VNĐ
Vốn vay: 20.000.000.000 VNĐ
Dự án đầu tư cầu trục B
Vốn tự có: 25.720.720.000 VNĐ
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
12
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư

Vốn vay: 20.000.000.000 VNĐ
Lãi vay :18%/năm
Kỳ trả nợ vay: 1 kỳ/năm
Thời hạn trả vốn vay : 4 năm
Thời gian kinh doanh : 9 năm
2.4. TÍNH CHI PHÍ KHAI THÁC
2.4.1. CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG
Chi phí điện năng được xác định theo công thức sau:

T§*
N§N§
)*1(* kqC
+=
(VNĐ/năm)
Trong đó:

q
: mức tiêu hao điện năng trong 1 h thiết bị làm việc.

k
: hệ số tính đến thời gian làm công tác phụ của thiết bị.
1,0=k
Đ : đơn giá điện. Đ = 1.600 VNĐ
T
: số giờ làm việc thực tế trong năm
)(**
ngcaca
TTn
−=
kt

TT

T = 300 * 2 * (8 – 0.5) = 4500 giờ.
Vậy chi phí điện năng của cầu trục A là:
42 * (1+ 0,1) * 1.600 * 4500 = 332.640.000 (VNĐ/năm)
Chi phí điện năng của cầu trục B là:
41 * (1+0,1) * 1600 * 4500 = 324.720.000 (VNĐ/năm)
2.4.2. CHI PHÍ LƯƠNG
Định biên nhân sự:
STT Chức danh số người Trình độ
1 Đội trưởng 1 Trung cấp
2 Đội phó 1 Trung cấp
3 Công nhân 8 Học nghề
T ổng 10
Chi phí lương của cán bộ bốc xếp cầu trục A: 410.000.000 đồng/năm.
Chi phí lương của cán bộ bốc xếp cầu trục B: 400.000.000 đồng/năm.
2.4.3. CHI PHÍ BHXH, BHYT, KPCĐ
Theo qui định chi phí bảo hiểm xã hội sẽ bằng 19% của lương cơ bản.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
13
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Chi phí bảo hiểm xã hội đối với dự án cầu trục A:
410.000.000 * 0.19 = 77.900.000 VNĐ
Chi phí bảo hiểm xã hội đối với dự án cầu trục B:
400.000.000 * 0.19 = 76.000.000 VNĐ
2.4.4. CHI PHÍ BẢO HIỂM TÀI SẢN
Theo qui định, chi phí bảo hiểm tài sản được lấy bằng 0,1% nguyên giá thiết bị cho
mỗi năm:
* Cầu trục A:
Chi phí bảo hiểm tài sản = 0,001 * 45.450.000.000 = 45.450.000 VNĐ

* Cầu trục B:
Chi phí bảo hiểm tài sản = 0.001 * 43.000.000.000 = 43.430.000 VNĐ
2.4.5. CHI PHÍ VẬT RẺ MAU HỎNG
Theo qui định, chi phí vật rẻ mau hỏng lấy bằng 0,4% nguyên giá thiết bị cho mỗi
năm.
* Cầu trục A:
Chi phí vật rẻ mau hỏng = 0,004 * 45.450.000.000 = 181.800.000 VNĐ
* Cầu trục B :
Chi phí vật rẻ mau hỏng = 0,004 * 43.430.000.000 =173.720.000 VNĐ
2.4.6. CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN
Khấu hao là vốn tích luỹ của doanh nghiệp, dùng để tái mở rộng sản xuất. Để đơn
giản, khấu hao tài sản được tính bằng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Công
thức tính như sau:
n
GNG
C
kh

=
(VNĐ/năm)
Trong đó:
NG
: nguyên giá của cầu trục (đồng)
G
: giá trị còn lại của cầu trục (đồng)
n
: thời kỳ phân tích (năm)
Theo kế hoạch dự kiến, xí nghiệp ước tính sau 9 năm sử dụng giá trị còn lại của
cầu trục là 10% giá trị ban đầu.
* Đối với cầu trục A:

9
99
10*545,4
9
%10*10*45,4510*45,45
=

=
kh
C
(VNĐ/năm)
* Đối với cầu trục B:
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
14
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
9
99
10*343,4
9
%10*10*43,4310*43,43
=

=
kh
C
(VNĐ/năm)
2.4.7. CHI PHÍ BẢO TRÌ, SỬA CHỮA THIẾT BỊ
Theo qui định, chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị được tính bằng 1% giá trị ban đầu của
tài sản.
* Cầu trục A:Chi phí bảo trì, sửa chữa= 0,01*45.450.000.000 = 454.500.000 VNĐ

* Cầu trục B:Chi phí bảo trì, sửa chữa=0,01*43.430.000.000=434.300.000 VNĐ
2.4.8. CHI PHÍ QUẢN LÝ
Chi phí quản lý của doanh nghiệp hiện đang được tính bằng 50% chi phí lương.
* Cầu trục A: Chi phí quản lý = 0,5*410.000.000=205.000.000 VNĐ
* Cầu trục B: Chi phí quản lý = 0,5 * 400.000.000 =200.000.000 VNĐ
2.4.9. CHI PHÍ KHÁC
Chi phí khác được tính theo tỉ lệ 1,5% giá trị ban đầu của cầu trục.
* Cầu trục A: Chi phí khác= 0.015*45.450.000.000=681.750.000 VNĐ
* Cầu trục B: Chi phí khác = 0.015*43.430.000.000 = 651.450.000 VNĐ
Bảng 2: Bảng tổng hợp chi phí khai thác hàng năm:
Đơn vị: Triệu đồng/năm

2.5. LẬP PHƯƠNG ÁN TRẢ VỐN VAY
Doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư mua cần trục, nên ở đây chỉ tính toán chi
phí trả lãi vay dài hạn
Số tiền trả từng năm được tính toán theo công thức ở bảng dưới đây.
Năm Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+ lãi
1 a c P * a c + a * p
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
15
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
2 a - c c p*(a-c) c + p x (a - c)
3 a - 2c c P * (a - 2c) C + p * (a - 2c)
4 a - 3c c p * (a - 3c) c + p * (a - 3c)
Trong đó:
a: Vốn vay (VNĐ)
000.000.000.5
4
000.000.000.20
4

===
a
c
VNĐ
p: Lãi suất từng kỳ (%) (p = 18%/năm)
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau
Bảng 3: Bảng dự tính phương án trả vốn vay.
Đơn vị tính: VNĐ
Năm Nợ gốc Trả gốc Trả lãi Gốc+ lãi
1 20.000.000.000 5.000.000.000 3.600.000.000 8.600.000.000
2 15.000.000.000 5.000.000.000 2.700.000.000 7.700.000.000
3 10.000.000.000 5.000.000.000 1.800.000.000 6.800.000.000
4 5.000.000.000 5.000.000.000 900.000.000 5.900.000.000
Vậy sau 4 năm, doanh nghiệp sẽ trả hết số nợ dài hạn 20 tỷ đồng với lãi xuất
18%/năm.
2.6. TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH
Chi phí kinh doanh = chi phí khai thác + lãi vay
Bảng 4: Bảng tính chi phí kinh doanh.
Đơn vị tính: tỷ đồng/năm
2.7. TÍNH DOANH THU HÀNG NĂM
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
16
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Doanh thu = Q
năm
x F (VNĐ/năm)
Trong đó : F: là giá cước xếp dỡ CONTAINER (VNĐ/TEU)
Q
năm
: là khối lượng hàng hoá xếp dỡ được trong năm của cầu

trục. Ở đây lấy Q
năm
bằng năng suất bốc xếp năm của cầu trục.
Giả sử những năm đầu nhu cầu thị trường là 25.000 TEU, nhưng
những năm sau nhu cầu thị trường có thể tăng lên vượt mức khả
năng xếp dỡ của cầu trục. Để đơn giả ta giả định nhu cầu xếp dỡ
của các năm đúng bằng khả năng bốc xếp của cầu trục.
* Cầu trục A:
Doanh thu hàng năm: 38.569,5*600.000=23.141.700.000 đồng
* Cầu trục B:
Doanh thu hàng năm: 33.750*600.000=20.250.000.000 đồng.
2.8. TÍNH LÃI (LỖ) HÀNG NĂM
* Tính tổng lợi nhuận:
Lợi nhuận xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí kinh doanh
* Tính thuế thu nhập của doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN = 28% * lợi nhuận
* Tính lãi ròng:
Lãi ròng xác định theo công thức:
Lãi ròng = Lợi nhuận – Thuế TNDN
Kết quả lãi lỗ từng năm của dự án được thể hiện ở bảng 5 cho phương án mua cầu trục
A và thể hiện ở bảng 6 cho phương án mua cầu trục B như sau:
Bảng 5: Bảng tính Lãi (lỗ) hàng năm cho cầu trục A
Đơn vị tính: tỷ đồng/năm
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
17
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Bảng 6:Bảng tính lãi (lỗ) hàng năm cho cầu trục B
Đơn vị tính: tỷ đồng


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
3.1. LỰA CHỌN CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MẶT TÀI CHÍNH CỦA DỰ
ÁN.
3.1.1. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Như chúng ta đã biết "Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm
tái sản xuất, mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và của các
địa phương, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Hoạt động đầu tư là
sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó trong tương lai
nhằm thu về các kết quả nhất định lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả
đó". Vì vậy, khi chủ đầu tư bỏ vốn ra để đầu tư thì họ phải đạt được một mục đích nào
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
18
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
đó mà họ mong muốn. Sau khi tinh toán lãi lỗ, ta đã thu được một số kết quả đáng chú
ý. Đó là cả 2 phương án đưa ra đều là những dự án kinh doanh có lãi. Nhưng ở đây ta
lại có những 2 phương án mà nhà đầu tư chỉ muốn chọn phương án có lợi nhất với
những gì mình bỏ ra. Do vậy, ta cần xem xét các chi tiêu cơ bản sau đây để phân tích
tình hình tài chính của từng dự án.
Các chỉ tiêu cơ bản được dùng để đánh giá dự án kinh doanh có lãi khả thi về
mặt tài chính bao gồm:
1. Giá trị hiện tại thuần: NPV; Dự án khả thi khi NVA ≥ 0 và lớn nhất.
2. Giá trị tương đương hàng năm: A (thường gặp đối với những dự án công cộng, dự
án đầu tư vĩnh viễn, dự án có tuổi thọ không bằng nhau ); Dự án khả thi khi A → Min
3. Suất thu hồi nội bộ: IRR. Dự án khả thi khi IRR ≥ IRR
dm
4. Thời gian hoàn vốn đầu tư: T
n
. Dự án khả thi khi T
n

≤ T
dm
5. Điểm hòa vốn: đánh giá độ an toàn của dự án
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
3.1.2. LẬP LUẬN CHỌN CHỈ TIÊU ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
(CHỌN NPV)
NPV là tổng giá trị hiện tại của các dòng lợi ích gia tăng hoặc là hiệu số giữa
tổng giá trị hiện tại của các dòng lợi ích và tổng giá trị hiện tại của các dòng chi phí,
khi đã được chiết khấu với một tỷ suất chiết khấu thích hợp.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư về mặt tài chính. Nó cho biết tổng số tiền
mà chủ đầu tư thu về không phải chi cho bất kì một khoản nào ở các năm đưa về hiện
tại của cả đời dự án hoặc tính đến một năm bất kì nào.
Khi NPV ≥ 0: dự án khả thi về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án
hoặc một dự án có nhiều phương án lựa chọn, thì dự án hay phương án được chọn là
dự án hay phương án có NPV ≥ 0 và lớn nhất.
3.1.3. LẬP LUẬN CHỌN TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU ĐỂ TÍNH CHUYỂN
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát
sinh trong các thời kỳ phân tích khác nhau, về cùng 1 mặt bằng thời gian hiện tại và
tương lai. Đồng thời, nó còn được dùng làm số đo giới hạn để xét, đánh giá dự án đầu
tư. Bởi vậy, xác định chính xác tỷ suất chiết khấu của dự án có ý nghĩa quan trọng đối
với việc đánh giá dự án về tài chính. Để xác định phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của
dự án. Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay dài hạn. Vậy, ta chọn lãi suất chiết
khấu là lãi suất vay dài hạn: r = 18 %/năm.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
19
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
3.2. TÍNH CHỈ TIÊU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐỂ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.2.1. TÍNH HỆ SỐ TÍNH CHUYỂN
Công thức: (P / F, r, n) =
n

r)1(
1
+

Trong đó:
+ r: lãi suất vay dài hạn (%)
+ n: Thời kỳ phân tích: n = (1 ÷ 9) năm.
Ví dụ tính cho Cầu trục A:
Năm 1:
( )
n
r+1
1
=
( )
1
18,01
1
+
= 0,8475;
Tương tự tính cho các năm kết quả của phương án Cầu trục A thể hiện ở bảng
7, kết quả của phương án Cầu trục B thể hiện ở bảng 8.
3.2.2. DỰ TÍNH VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
Vốn đầu tư thực hiện cho phương án mua cầu trục A là: 45.450.000.000 VNĐ
Vốn đầu tư thực hiện cho phương án mua cầu trục B là: 43.430.000.000 VNĐ
3.2.3. DỰ TÍNH THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Giá trị hiện tại thuần (NPV) là tổng đại số các hiện giá trong chuỗi tiền tệ:
i
n
i

ii
r
CBNPV
)1(
1
*)(
0
+
−=

=
(tỷ đồng)
Trong đó:
+ NPV: Giá trị hiện tại thuần (tỷ dồng)
+ B
i
: dòng thu năm thứ i (tỷ đồng)
+ C
i
: dòng chi năm thứ i (tỷ đồng)
+ r: lãi suất chiết khấu (%)
Để thống nhất với bảng tính NPV, ta tính bằng công thức sau:

=
+
+−=
n
i
n
i

r
NINPV
0
0
)1(
1
*
(tỷ đồng)
Trong đó:
N
i
: thu nhập năm thứ i (tỷ đồng). N
i
= Lãi ròng năm thứ i + Khấu hao năm thứ i
+ Giá trị còn lại (Năm cuối cùng).
I
0
: Hiện giá vốn đầu tư (tỷ đồng)
* Tính hiệu giá vốn đầu tư ( HGVĐT)
HGVĐT = I
0
* HSTC
Ví dụ: Tính cho Cầu trục A:
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
20
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Do thực hiện đầu tư chỉ có 1 năm nên năm kết thúc thực hiện đầu tư ta chọn
làm năm hiện tại (Năm 0).
Tại năm 0 thì
( )

0
1
1
r+
= 1,
nên: Năm 0: HGVĐT = 45.45*1= 45.45 tỷ đồng
Tương tự tính cho Cầu trục B. Kết quả thể hiện ở bảng 8.
* Thu nhập thuần của từng năm (TNT
i
)
TNT
i
= Khấu hao + lãi ròng (tỷ đồng). Riêng năm cuối cùng thì cộng thêm giá
trị còn lại.
Ví dụ: Tính cho Cầu trục A:
Năm 1: Theo bảng 5 ta có lãi ròng là 9.0775 tỷ đồng, theo bảng 2 có khấu hao
là 4.545 tỷ đồng
Vậy: TNT
1
= 9.0775 + 4.545 = 13.6225 tỷ đồng.
Tương tự tính cho các năm kết quả của Cầu trục A thể hiện ở bảng 7, kết quả
của cầu trục B thể hiện ở bảng 8
3.2.4. DỰ TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG NĂM
Hiện giá thu nhập thuần (HGTNT):
HGTNT = TNT
i
x HSTC (tỷ dồng)
Ví dụ: Tính cho năm thứ 1 của phương án Cầu trục A:
HGTNT = 13.6225 * 0,8475 =11.5451 tỷ đồng.
Tương tự tính các năm còn lại, kết quả của cầu trục A thể hiện ở bảng 7 và kết

quả của cầu trục B thể hiện ở bảng 8
3.2.5. DỰ TÍNH TỔNG HIỆN GIÁ THU NHẬP THUẦN CỦA TỪNG DỰ ÁN
Lũy kế hiện giá thu nhập thuần:Là tổng cộng dồn hiện giá thu nhập thuần của
các năm. Kết quả của cầu trục A thể hiện ở bảng 7 và kết quả của cầu trục B thể hiện ở
bảng 8.
2.3.6. DỰ TÍNH NPV CỦA DỰ ÁN, CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
Tính NPV của các phương án:
NPV = lũy kế hiện giá thu nhập thuần năm thứ 9 - hiện giá vốn đầu tư.
Kết quả tính toán NPV của cầu trục A và cầu trục B thể hiện ở bảng 7 và bảng
số 8.
Qua hai bảng tính toán dưới đây, ta thấy:
NPV của phương án mua cầu trục A = 3.9 tỷ đồng > 0
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
21
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
NPV của phương án mua cầu trục B = - 2.3198 tỷ đồng < 0
Vậy phương án mua cầu trục A khả thi còn phương án mua cầu trục B không
khả thi. Vì vậy phương án được chọn là phương án mua cầu trục A.
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
22
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Bảng 7: Tính NPV cho phương án mua cầu trục A
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
23
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
Bảng 8: Tính NPV cho phương án mua cầu trục B
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
24
Đồ án môn học quản trị dự án đầu tư
3.4. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC

3.4.1. SUẤT THU HỒI NỘI BỘ (TỶ SUẤT NỘI HOÀN)
Là tỷ suất chiết khấu, được giả thiết là: tất cả các dòng tiền dương đều được tái
đầu tư lại với cùng 1 suất thu hồi, để cân bằng dòng thu đưa về hiện tại với dòng chi
đưa về hiện tại.
Chỉ tiêu này được dùng với mọi dự án sản xuất kinh doanh có lãi:
( )
i
i
IRR
B
+

1
1
=
( )
i
i
IRR
C
+

1
1
Trong đó:
+B
i
: Thu nhập thuần năm i; tỷ đồng
+C
i

: Chi phí năm i; tỷ đồng
Cách tính gần đúng:
IRR =
( )
21
1
121
NPVNPV
NPV
rrr
+
−+
Trong đó:
+
1
r
: Lãi suất tại đó
1
NPV
> O.
+
2
r
: Lãi suất tại đó
2
NPV
< O.
1. Với r
1
= 18% tính NPV

1
bằng lập bảng số 9. Ta có NPV
1
= 3.9000 tỷ đồng.
2. Với r2 = 21% tính NPV
2
bằng lập bảng số 10. Ta có NPV
2
= -1.9775 tỷ đồng.
Vậy suất thu hồi nội bộ:
IRR
%65,202065,0
9775,13,9000
3,9000
0,18)-(0,220,18 ==
−+
+=
Người thực hiện: Nguyễn Thu Hà - Lớp QKT46ĐH1
25

×