Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc quý từ nhãn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.27 KB, 5 trang )

Thuốc quý từ nhãn

Nhãn là một loại quả không những ngon
miệng mà còn tốt cho sức khoẻ. Từ lâu,
với việc xác định long nhãn (vị thuốc chế
từ cùi quả nhãn) vị ngọt tính ôn, tác dụng
bổ dưỡng tâm tì, dưỡng huyết an thần
nên y học cổ truyền đã dùng long nhãn
sử dụng trong một số bài thuốc với tác
dụng bổ dưỡng an thần.
Những bài thuốc tiêu biểu được chế
biến từ nhãn, gồm:
- Chữa chứng mất ngủ, hồi hộp, hay
quên: Dùng 100 g cùi nhãn và 100 g gạo
nếp loại ngon, cho thêm nước nấu thành
cháo, có thể cho thêm đường phèn hoặc
mật ong. Ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối.
- Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu:
15 g long nhãn, 20 g hạt sen, 15 g hồng
táo, 15 g đậu phộng và 50 g gạo nếp loại
ngon. Dùng những nguyên liệu trên để
nấu cháo, có thể thêm đường phèn hoặc
mật ong.
- Chữa tâm thận hư nhược: Lấy 250 g
long nhãn ngâm vào nửa lít rượu loại
ngon. Khoảng 2 tuần là dùng được. Mỗi
tối trước khi đi ngủ, dùng một ly nhỏ (30
ml).
Ngoài ra, kinh nghiệm điều trị còn cho
thấy sử dụng nhãn sẽ rất hiệu quả trong
các trường hợp sau: Trị tiêu chảy do tì hư


(30 quả long nhãn khô cùng 3 – 5 lát
gừng tươi. Dùng hai thứ nấu nước để
uống trong ngày); chữa suy nhược thần
kinh (long nhãn và khiếm thực, mỗi thứ
20 g, nấu lấy nước uống); chữa chảy máu
do chấn thương (dùng hạt long nhãn khô
tán mịn rồi đắp lên vết thương); chữa
phỏng (lấy vỏ trái nhãn khô tán thành bột
rồi trộn với dầu vừng, bôi lên chỗ
phỏng).
Do hiện có một số người sử dụng lưu
huỳnh hoặc hoá chất bảo quản để giữ
tươi nên khi mua nhãn, chọn loại có
cuống còn xanh, không mua những nhãn
có vỏ trắng sạch, đã rụng cành hoặc có
dấu hiệu thối nhũn. Mua nhãn về nên hoà
muối vào nước sạch để rửa. Khi ăn tuyệt
đối không được cho nhãn vào miệng cắn,
bởi vỏ nhãn có nhiều nấm, mốc và vi
khuẩn, thậm chí có cả hoá chất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×