Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đông y không sử dụng cao ngựa, mật gấu như bài thuốc bồi bổ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.95 KB, 5 trang )

Đông y không sử dụng cao ngựa, mật gấu
như bài thuốc bồi bổ

Cao ngựa bạch được bán tràn lan trên thị
trường (Ảnh minh họa)
“Là người làm trong lĩnh vực đông y cả mấy
chục năm nay, nhưng chưa bao giờ tôi biết
(hay nghe nói) bài thuốc nào sử dụng mật
gấu, cao ngựa như một vị thuốc chính, vừa
mang lại tác dụng điều trị, vừa bổ dưỡng với
sức khỏe người dùng”.

 Tử vong vì uống mật gấu
Bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân
Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam bày
tỏ trước xu hướng người dân dùng phổ biến
rất nhiều hai loại này để “bồi bổ sức khỏe”.


“Tin “đồn” rằng theo đông y, thịt ngựa, pín
ngựa, đến xương ngựa bạch nấu cao đều là
những thực phẩm tốt, bồi bổ cơ thể, có thể
dùng cho mọi lứa tuổi từ trẻ tới già. Trẻ em
ăn không ngon, suy nhược cơ thể, đến người
già mệt mỏi, ốm yếu ăn cao ngựa đều khỏe
người ra. Còn trong Đông y, chưa bao giờ
người ta lấy xương ngựa nấu cao để làm vị
thuốc; chỉ có sỏi mật của ngựa có tác dụng
chữa bệnh. Tức là xương ngựa, thịt ngựa chỉ
ăn bình thường chứ không có ý nghĩa chữa
bệnh”, BS Hướng khẳng định.




Tương tự, mật gấu được nhiều người rất
quý, pha vào rượu và coi như một loại rượu
bổ. Nhưng sự thật thì mật gấu không bổ như
mọi người nghĩ. Uống rượu mật gấu rất
nguy hiểm, có thể gây suy gan, suy thận.
“Tôi đã từng gặp một vài trường hợp chết do
uống mật gấu. Vì thế, dù nhiều người cho
rằng trong mật gấu có chất nọ, chất kia chữa
bệnh tốt nhưng mấy chục năm trong nghề
Đông y, tôi không bao giờ khuyên người
bệnh sử dụng mật gấu. Hơn nữa, bao đời
nay, trong Đông y, mật gấu chỉ được sử
dụng với một tỉ lệ rất ít vào một số loại
thuốc viên để uống, chứ không bao giờ uống
nguyên mật như hiện nay. Đông y chỉ công
nhận giá trị của mật gấu ở việc dùng xoa
bóp bên ngoài khi bị tổn thương phần mềm
và tụ máu”, BS Hướng nói.

×