Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn thịt ngỗng chữa suy nhược pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.68 KB, 5 trang )

Ăn thịt ngỗng chữa suy nhược

Ngỗng không chỉ ngon, giàu chất dinh
dưỡng mà còn được dùng làm thuốc chữa
bệnh từ lâu.
 Thịt vịt - món ngon và chữa bệnh
Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt
Nam của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ (Bộ Y
tế), trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g
nước, 14g protit, 39,2g lipit, 13mg canxi,
210mg phốt pho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin
A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2,
5,7mg vitamin P cung cấp được 422kcal.

Thịt ngỗng loại 2 có giá trị dinh dưỡng thấp
hơn, 100g thịt ngỗng loại 2 chỉ cung cấp
được 261kcal bằng hơn nửa loại 1 vì chứa
nhiều nước (60,8g nước so với 46,1g ở loại
1) và ít chất béo hơn nhiều (19,9g lipit so
với 39,2g ở loại 1).

Từ thịt ngỗng nhân dân ta chế biến nhiều
món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm
bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng
hấp mỗi món có hương vị riêng rất hấp
dẫn.
Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình,
chủ trị lợi 5 tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị,
ngừng tiêu khát. Máu ngỗng cũng được
dùng làm thuốc chữa nấc, buồn nôn. Ngoài
giá trị ăn uống, thịt ngỗng còn được nhân


dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình,
chủ trị lợi 5 tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị,
ngừng tiêu khát. Máu ngỗng cũng được
dùng làm thuốc chữa nấc, buồn nôn.
Chữa tiêu khát: Ninh thịt ngỗng thật nhừ rồi
uống nước. Trường hợp bị bụng đau, đầy
hơi thì dùng thịt ngỗng hầm thành canh, lấy
nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn có tác
dụng tốt.
Chữa buồn nôn: Lấy máu ngỗng cho thêm
một ít nước, nấu chín rồi uống. Trước đây để
chữa chứng này người ta thường dùng máu
ngỗng tươi để uống, mỗi lần 5 - 10ml. Ít
năm gần đây, do tình hình dịch cúm gia
cầm, chúng ta tuyệt đối không dùng tiết
ngỗng sống để chữa buồn nôn vì có thể bị
lây bệnh rất nguy hiểm.
Chữa âm hư, cơ thể suy nhược, mất ngủ:
Dùng 500g thịt ngỗng, 50g bong bóng cá, 5g
táo nhân. Đem tất cả nấu chín làm món ăn.

×