Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thế giới kì diệu của trò chơi giả bộ. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.77 KB, 6 trang )

Thế giới kì diệu của trò chơi giả bộ.
Tô Nhi A – dịch từ Internet.

Trò chơi giả bộ là phần thiết yếu trong đời sống tinh thần
và là yếu tố thúc đẩy sự phát cảm xúc của trẻ.
Trò chơi tưởng tượng, một việc làm kỳ diệu của trẻ mầm
non! Nó có thể diễn ra trong một nhóm trẻ và có sự chia sẻ
kinh nghiệm giữa chúng với nhau, hoặc đôi khi chỉ diễn ra
duy nhất với một đứa trẻ - với trí tưởng tượng của mình –
“biến” một khối gỗ thành chiếc xe hơi,hoặc một con búp bê
sẽ trở thành một em bé đang say ngủ. Nhưng dù diễn ra ở
hình thức nào đi chăng nữa, trò chơi giả bộ cũng góp một
phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ và đặc biệt
quan trọng trong những năm đầu đời. (tuổi mầm non)
Tiền thân của trò chơi giàu trí tưởng tượng này rất có
thể là trò chơi ú òa, trò chơi mà những đứa trẻ này có thể
bắt dầu chơi lúc bắt đầu 6 tháng tuổi. Đây chính là hình
thức đơn giản nhất của trò chơi giả bộ, bố hoặc mẹ giả vờ
biến mất khỏi trò chơi và xuất hiện trở lại ngay sau đó, và
trẻ cũng giả vờ chấp nhận sự biến mất này. (Một số trẻ
phần nào thích trò ú òa bởi nó làm dịu nỗi lo lắng về sự
chia cắt giữa bố và mẹ). Nhưng khi trẻ ở vào khoảng 15
tháng tuổi, trò chơi giả bộ bắt đầu rõ nét hơn, đầy đủ hơn
với việc bắt chước xử sự hàng ngày của một người nào đó.
Trò chơi giả bộ biểu hiện rõ nét nhất khi trẻ ở vào giai đoạn
4 – 5 tuổi với những trò chơi: hóa trang, đóng kịch, và nhập
vai vào người lớn xử lý các công việc thường ngày với
cung cách của người lớn mà chúng được chứng kiến. Trò
chơi này có thể tồn cả ở những trẻ khoảng 8 hoặc 9 tuổi.
Những điều huyền bí của trò chơi giả bộ:
Các giai đoạn của trò chơi tưởng tượng:


Đời sống tưởng tượng của trẻ kéo dài trong những năm đầu
đời và trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng. Sau đây
là các mốc đáng chú ý:
• Những nhà chuyên môn cho rằng, trò chơi giả bộ nổi bật
lên rõ nét nhất ở vào khoảng đứa trẻ được 2 tuổi, khởi động
cho quá trình mà họ gọi là “sự nhớ lại”. Trẻ có khả năng
gọi ra các hình ảnh mà não bộ chúng đã tích trữ trước đó về
một sự vật hoặc một sự kiện được chứng kiến. Và sau đó,
trẻ có thể say sưa chìm đắm vào những hình ảnh này và để
hết tâm trí vào nó.
• Một đứa bé 18 tháng tuổi cảm thấy cần một băng sơ cứu
cho một vết thương không tồn tại là do sự gợi lại hình ảnh
của những người bị thương mà nó đã được nhìn thấy. Việc
làm này trong trò chơi là một cách để trẻ an ủi sự đâu đớn
mà nó đã chứng kiến trong thực tế cuộc sống.
• Khi trẻ 2 tuổi, trò chơi phát triển lên một bậc phức tạp
hơn. Trẻ bắt đầu việc diễn lại, nói theo các hành động của
người lớn. Ví dụ, chúng có thể giả vờ cắt cỏ, lau sàn nhà
bếp. Giai đoạn này trò chơi thường được diễn ra chỉ với
một mình trẻ vì trẻ không thích bị cướp lấy đồ chơi từ
người khác. Trẻ thường ra vẻ đang nói chuyện điện thoại
với người khác do chính mình nghĩ ra hoặc bò lòng vòng
như những con vật nuôi trong nhà. Hoặc trẻ có thể tưởng
tượng mình cầm vô lăng xe ôtô và phải vượt lên một
chướng ngại vật, trẻ thường lên giọng “brừm, brừm…” –
điều này cho thấy, trẻ đã bắt đầu sử dụng những biểu tượng
mà mình có trong bộ nhớ.
Phụ huynh có thể tham gia chơi cùng trẻ?:

Mặc dù là người lớn, luôn suy nghĩ mọi việc theo tình hình

thực tế và căn cứ trên thực tế, nhưng các vị phụ huynh hoàn
toàn có thể tham gia vào trò chơi giả bộ của trẻ với những
gợi ý sau:
• Cung cấp những đồ dùng cho trò chơi giả bộ của trẻ. Phụ
huynh có thể cho trẻ những thùng giấy bìa cứng khổ lớn để
trẻ làm “nhà” của mình. Các khối gỗ không có các cạnh
nhọn, những bộ quần áo cũ, những vật dụng mà trẻ có thể
làm vật trưng trưng trong trò chơi của mình. Với hành động
đơn giản này, phụ huynh đã tạo cho trẻ xây dựng nhiều
hình ảnh tưởng tượng và biến đổi sinh động trò choi giả bộ
của mình.
• Bày tỏ sự đánh giá của mình với trẻ. Trẻ luôn muốn biết
rằng cha mẹ có chấp nhận trò chơi tưởng tượng của chúng
hay không? Vì thế, đừng ngần ngại nói cho trẻ nghe những
suy nghĩ của bạn về trò chơi này, bạn đánh giá thế nào về
óc sáng tạo của trẻ. Người lớn cần để ý đến kịch bản và
cách diễn xuất của trẻ trong trò chơi, vì tất cả những biểu
hiện của trẻ trong khi chơi cho ta thấy trẻ đã tiếp nhận được
những gì từ cha mẹ, từ thế giới xung quanh. Cần dành một
khoảng thời gian cùng chơi với bé: giúp bé xây dựng kịch
bản, điều chỉnh những thông tin chưa chính xác trong kịch
bản: cách xử sự, các tính huống cần mang tính giáo dục
hơn - nhưng cần phải cẩn thận, nếu không bạn sẽ vô tình
làm hỏng đời sống cảm xúc của trẻ.
• Nhập vai. Nếu trẻ yêu cầu bạn trở thành một khách hang
trong kịch bản “ Bán hàng tạp hóa” thì bạn nên vui vẻ nhận
lời. Đây chính là cơ hội để bạn cùng chia sẻ trí tưởng tượng
với trẻ. Không có một biếu hiện tán thành nào mà bạn dành
cho trẻ tốt hơn việc trở thành một vai phụ trong trò chơi của
chúng. Lúc này tránh những đóng góp của bạn về kịch bản

sẽ được trẻ dễ dàng chấp nhận nhất.
• Tránh can thiệp vào trò chơi của trẻ khi trẻ chưa yêu cầu.
Đôi khi bạn thấy trẻ lẩm nhẩm điều gì đó hoặc “nói
chuyện” với một người bạn không hiện hữu trước mặt
chúng. Đừng vội vàng ngắt lời và tự nguyện “làm bạn” của
bé lúc này. Một người bạn không có thật cũng không sao.
Từ những “hoạt động giao tiếp” này kỹ năng ngôn ngữ của
trẻ sẽ được phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ tự mình xây
dựng, xử lý những tình huống xã hội, đây chính là nền tảng
vững chắc để trẻ tiếp nhận các mối quan hệ xã hội sau này
và hình thành được tinh thần hợp tác trong cộng đồng của
trẻ.
( Theo Thông tin khoa học giáo dục Mầm non)

×