Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Chương 1: Các vấn đề chung về
khoa học môi trường.
1.1. Định nghĩa:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam,
1993).
Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về MT còn được hiểu theo các nghĩa
khác nhau, nhưng tựu trung lại không nằm ngoài nội dung của định nghĩa kinh điển
trong Luật BVMT.
Định nghĩa l: MT theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng
tồn tại và diễn biến trong một MT. Khái niệm chung về MT như vậy được cụ thể
hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu.
Đối với cơ thể sống thì ''Môi trường sống'' là tổng hợp những điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa, 1995).
Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố
vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và
sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).
Theo tác giả, MT có 4 loại chính tác động qua lại lẫn nhau:
- Môi trường tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
- Môi trường kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
- Môi trường không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ,
phương hướng và sự thay đổi trong MT.
Trang:
1
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
- Môi trường văn hoá - xã hội bao gồm các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn
giáo, các định chế, kinh học, thẩm mỹ học, dân số học và các hoạt động khác của
con người.
Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định
nghĩa này, ta có thể phân biệt được đâu là MT của loài này mà không phải là MT
của loài khác. Chẳng hạn, mặt biển là MT của sinh vật mặt nước (Pleiston và
Neiston), song không là MT của những loài sống ở đáy sâu hàng nghìn mét và
ngược lại.
Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa của
UNESCO (1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và
các hệ thống do con người tại ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin, ), trong
đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người
không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con
người mà còn là ''khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí
của con người''.
Như vậy MT sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái
Đất (TĐ) là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Theo cách nhìn của khoa
học MT hiện đại thì TĐ có thể xem như một con tàu vũ trụ lớn, mà loài người là
những hành khách. Về mặt vật lý, TĐ gồm thạch quyển, bao gồm tất cả các vật thể
ở dạng thể rắn của TĐ và có độ sâu tới khoảng 60km; thuỷ quyển tạo nên bởi các
đại dương, biển cả, ao hồ, sông suối và các thuỷ vực khác; khí quyển với không khí
và các loại khí khác bao quanh mặt đất. Về mặt sinh học, trên TĐ có sinh quyển
bao gồm các cơ thể sống, thuỷ quyển và khí quyển tạo thành MT sống của các cơ
thể sống và địa quyển tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng. Khác với các ''quyển''
vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với
Trang:
2
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại của các vật thể sống. Dạng thông tin ở
mức độ phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác dụng ngày càng
mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của TĐ. Từ nhận thức đó, đã hình thành khái
niệm về ''trí quyển'', bao gồm những bộ phận trên TĐ, tại đó có tác động trí tuệ con
người. Những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật cho thấy rằng trí quyển
đang thay đổi một cách nhanh chóng, sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở
rộng, kể cả ở ngoài phạm vì TĐ. Về mặt xã hội, các cá thể con người họp lại thành
cộng đồng, gia đình, bộ tộc, quốc gia, xã hội theo những loại hình, phương thức và
thể chế khác nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ, các hình thái tổ chức kinh tế xã
hội có tác động mạnh mẽ tới MT vật lý, MT sinh học.
Trong thế kỷ XXI, dự đoán sẽ xuất hiện tưng bừng của một nền kinh tế mới. Nền
kinh tế này có tên gọi là ''kinh tế tri thức'' và nhiều tên gọi khác nhưng nội dung
khoa học kỹ thuật của nó thì vẫn chỉ là một. Đó là: khoa học và công nghệ trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp ; thông tin và tri thức trở thành một nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá; hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng gia tăng, nhất là
công nghệ thông tin, đặc biệt là lntemet là phương tiện lao động phổ biến nhất và
có hiệu quả nhất.
Với những đặc trưng như trên, nền kinh tế mới có sức sống mãnh liệt hơn nhiều
so với những nền kinh tế cũ: kinh tế nguyên thuỷ, kinh tế nông nghiệp và kinh tế
công nghiệp. Nền kinh tế mới được phát triển dựa trên tri thức khoa học cho nên
tốc độ tăng trưởng của nó tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khối lượng tri thức
khoa học mà loài người tích luỹ được. Các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học cho
rằng, số lượng tri thức mà loài người sáng tạo ra chỉ trong thế kỷ XX bằng tổng tri
thức khoa học mà loài người đã tích luỹ trong suốt lịch sử tồn tại hơn năm trăm
nghìn năm của mình. Trong thế kỷ XXI, khối lượng tri thức lại có thể được nhân
lên gấp bội. Do đó, cần phải khôn khéo và tìm mọi cơ hội và mọi phương thức để
nắm lấy cái cốt lõi nhất của vấn đề là tri thức cho sự phát triển “ Phải nắm lấy ngay
Trang:
3
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
kẻo muộn. Muộn lần này sẽ phải trả giá gấp bội so với những lần bỏ lỡ trước “
( Chu Hảo, 2000 ).
Như vậy MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Với nghĩa hẹp
thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố xã
hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như số m
2
nhà ở,
chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí. Ơ nhà trường
thì môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của nhà
trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội Tóm lại MT là tất cả những gì xung quanh ta, tạo điều kiện để chúng
ta sống, hoạt động và phát triển.
Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học; sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ASMT, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất và nước,
MT tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi,
cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và
tiêu thụ.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó
là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. MT xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật
khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm MT nhân tạo, bao gồm tất cả các
nhân tố do con người lạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở các khu đô thị, công viên,
1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học môi trường:
Trang:
4
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Khoa học môi trường (KHMT) là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và
tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh
vật và MT vật lý xung quanh nhằm mục đích BVMT sống của con người trên TĐ.
Do đó, đối tượng nghiên cứu của KHMT là các MT trong mối quan hệ tương hỗ
giữa MT sinh vật và con người.
Không giống như Sinh học, Địa chất học, Hoá học và Vật lý học, và những ngành
khoa học tìm kiếm việc thiết lập các nguyên lý chung về chức năng của thế giới tự
nhiên, KHMT là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải
quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất MT. Khoa học
sinh thái và những nguyên lý sinh học tập trung nghiên cứu các mối quan hệ tương
hỗ giữa những cơ thể sống và MT của chúng, là những cơ sở và nền tảng của
KHMT. Chúng ta nghiên cứu chi tiết những vấn đề của sinh thái học, sử dụng
những cái gì đã biết về sinh thái học để tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể về
MT.
Khoa học MT là khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin
từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hoá học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã
hội học, khoa học quản lý và chính trị, để tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT (tự nhiên hoặc nhân tạo) có ảnh
hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh
thái (HST), khu công nghiệp, đô thị, nông thôn, Ơ đây, KHMT tập trung nghiên
cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của MT
sống.
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo vệ chất lượng, MT sống của
con người.
- Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội
nhằm BVMT và phát triển bền vững (PTBV) Trái Đất, quốc gia, vùng lãnh thổ,
ngành công nghiệp.
Trang:
5
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
- Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hoá, phân tích hoá học,vật lý, sinh học
phục vụ cho 3 nội dung trên.
Tuy nhiên, không phải chỉ liệt kê một cách ảm đạm các vấn đề MT đi đôi với
những giải đoán cho một tương lai hoang vắng và buồn tẻ. Ngược lại, mục tiêu của
KHMT và mục tiêu của chúng ta như những cá thể, những công dân của thế giới là
xác định, thấu hiểu các vấn đề mà tổ tiên của chúng ta và chính chúng ta đã khơi
dậy, xúc tiến. Còn nhiều vấn đề phải làm và phải làm nhiều hơn nữa ở mỗi cá thể,
mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
Thực tế cho thấy, hầu hết các vấn đề MT là rất phức tạp và không chỉ giải quyết
đơn thuần bằng các khoa học, công nghệ riêng rẽ, vì chúng thường liên quan và tác
động tương hỗ đến nhiều mục tiêu và quyền lợi khác nhau.
1.3. Chức năng chủ yếu của môi trường.
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì MT sống có các chức năng
chủ yếu sau:
1.3.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
(habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để
phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thuỷ sản, kho tàng, bến cảng, Trung bình mỗi ngày mỗi người đều
cần khoảng 4m
3
không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương
thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 ca lo. Như vậy, chức năng này đòi hỏi
MT phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Ví dụ, phải có
bao nhiêu m
2
, hecta hay km
2
cho mỗi người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã
hội. Tuy nhiên, diện tích không gian sống bình quân trên TĐ của con người đang
ngày càng bị thu hẹp (bảng 1và 2).
Trang:
6
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Bảng l. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)
Nguồn : Lê Thạc Cán, 1996
Năm -10
6
-10
5
-10
4
0(CN) 1650 1840 1930 1994 2010
Dânsố(Triệungười)
Diện tích(ha/ng)
0,125
120.000
1,0
15.000
5.0
3.000
200
75
545
27,5
1.000
15
2.000
7,5
5.000
3,0
7.000
1,88
Bảng 2. Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm 1940 1960 1970 1992 2000
Bình quân đầu người 0,2 0,16 0,13 0,11 0,1
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và
công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng
giảm. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự
nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng (homestasis),
nghĩa là khả năng của các HST hệ sinh thái) có thể gánh chịu trong điều kiện khó
khăn nhất. Gần đây, để cân nhắc tải lượng mà MT phải gánh chịu đã xuất hiện
những chỉ thị cho tính bền vững liên quan đến không gian sống của con người như:
- Khoảng sử dụng MT (environmental use space) là tổng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể được sử dụng hoặc những ô nhiễm có thể phát sinh để đảm bảo
một MT lành mạnh cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
- Dấu chân sinh thái (ecological footprint) được phân tích dựa trên định lượng tỷ
lệ giữa tải lượng của con người lên một vùng nhất định và khả năng của vùng để
duy trì tải lượng đó mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giá
trị này được tính bằng diện tích đất sản xuất hữu sinh (đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng,
ao hồ, đại dương, ) và cộng thêm 12% đất cần được dự trữ đề bảo vệ đa dạng sinh
Trang:
7
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
học (ĐDSH). Nếu tính riêng cho nước Mỹ, trong năm 1993 thì một người dân Mỹ
trung bình sản xuất một dấu chân sinh thái là 8,49 ha. Điều này có nghĩa là hơn 8
ha sản xuất hữu sinh (tính theo năng suất trung bình của thế giới) phải liên tục sản
xuất để hỗ trợ cho một công dân Mỹ. Dấu chân sinh thái này chiếm diện tích gấp
hơn 5 lần so với 1,7 ha trên một công dân của thế giới. Chỉ những nước với dấu
chân sinh thái cao hơn l,7 ha mới có một tác động toàn cầu, bền vững đối với mọi
người mà không làm cạn kiệt kho vốn thiên nhiên của TĐ.
- Như vậy, MT là không gian sống của con người và có thể phân loại chức năng
không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau:
- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công
nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao
thông đường thuỷ, đường bộ và đường không.
- Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông -
lâm - ngư nghiệp.
- Chức năng cung cấp năng lượng, thông tin.
- Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự
nhiên cho việc giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đua xe, đua
ngựa, ).
1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi
con người biết canh tác cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa
cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII, đánh dấu sự khởi đầu
của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Xét về bản chất thì
Trang:
8
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc khai thác các
hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, vật tư công cụ và trí tuệ.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất
nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
Rõ ràng, thiên nhiên là nguồn cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung
cấp nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho
hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người. Nhu cầu của con người về
các ngụồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ
phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm :
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu
của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và
các nguồn thủy hải sản.
- Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời (NLMT), gió, nước: Để chúng ta hít thở,
cây cối ra hoa và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
1.3.3. Môi trưởng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra
các chất thải vào MT. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và
các yếu tố MT khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham
gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.
Trang:
9
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân
huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng
thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến
chức năng này ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm MT. Khả năng
tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng
đệm (buffercapacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm,
hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong
quá trình phân huỷ thì chất lượng MT sẽ giảm và MT có thể bị ô nhiễm. Có thể
phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học: pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng; hấp
thụ ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hoá: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình ni tơ và
cacbon; khử các chất độc bằng con đường sinh hoá.
- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn
hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá,
1.3.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường TĐ được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi
vì, chính MT TĐ là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động
sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên TĐ như phản ứng sinh lý
của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự
nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa,
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loại động thực
vật, các HST tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để
thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Trang:
10
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
1.4. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu và giải quyết những vấn đề môi
trường.
Để duy trì chất lượng MT hay nói đúng hơn là duy trì được cân bằng của tự
nhiên, đưa tất cả các hoạt động của con người đạt hiệu quả tốt nhất, vừa phát triển
kinh tế, vừa hài hoà với tự nhiên thì việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ trên quan
điểm sinh thái - MT là giải pháp hữu hiệu nhất: Theo yêu cầu của con người, các
HST tự nhiên được phân thành 4 loại chính: HST sản xuất, HST bảo vệ; HST đô thị
và HSR với các mục đích khác như giải trí, du lịch, khái thác mỏ, Quy hoạch sinh
thái học cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý cân đối, hài hoà cả 4 loại HST đó.
Trong nghiên cứu, nhiều vấn đề MT đang đối mặt với chúng ta hiện nay, điều
quan trọng là không được phép quên một thực tế là chúng ta có thể làm được nhiều
việc để cải thiện tình trạng. Vai trò của KHMT không chỉ dừng lại ở việc xác định
các vấn đề, các bức xúc mà phải đề nghị và đánh giá các phương án giải quyết tiềm
năng. Mặc dù, việc lựa chọn thực hiện phương án giải quyết được đề nghị luôn
luôn là chủ đề của chính sách và chiến lược của xã hội, KHMT ở đây đóng vai trò
chủ chốt trong giáo dục cả hai: các quan chức và cộng đồng. Việc giải quyết thành
công những vấn đề MT thường bao gôm 5 bước cơ bản sau:
Bước l: Đánh giá khoa học: giai đoạn trước tiên tập trung vào bất kỳ vấn đề MT
nào làsự đánh giá khoa học, thu thập thông tin, số liệu. Các số liệu phải được thu
thập và các thực nghiệm phải được triển khai để xây đựng mô hình mà nó có thể
khái quát hoá được tình trạng. Mô hình như vậy cần được sử dụng để đưa ra những
dự báo về tiến trình tương lai của sự kiện.
Bước 2. Phân tích rủi ro: sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học như một công
cụ, nếu có thể tiến hành phân tích hiệu ứng tiềm ẩn của những can thiệp. Điều gì
trông đợi sẽ xảy ra nếu hành động được kế tiếp, kể cả những hiệu ứng ngược thì
hành động vẫn được xúc tiến.
Bước 3. Giáo dục cộng đồng: khi một sự lựa chọn cụ thể được tiến hành trong số
hàng loạt các hành động luân phiên thì phải được thông tin đến cộng đồng. Nó bao
Trang:
11
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
gồm giải thích vấn đề đại diện cho tất cả các hành động luân phiên sẵn có và thông
báo cụ thể về những chi phí có thể và những kết quả của mỗi sự lựa chọn.
Bước4: Hành động chính sách: cộng đồng tự bầu ra các đại diện lựa chọn tiến trình
hành động và thực thi hành động đó.
Bước 5. Hoàn thiện: các kết quả của bất kỳ hoạt động nào phải được quan trắc một
cách cẩn thận và xem xét cả hai khía cạnh: liệu vấn đề MT đã được giải quyết
chưa? và điều cơ bản hơn là đánh giá và hoàn thiện việc lượng hoá ban đầu và tiến
hành mô hình hoá vấn đề.
1.5. Những thách thức môi trường hiện nay trên thế giới.
Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc (UNEP) viết tắt là ''GEO - 2000'' là một sản phẩm của hơn 850 tác giả
trên khắp thế giới và trên 30 cơ quan MT và các tổ chức khác của Liên hợp quốc đã
cùng phối hợp tham gia biên soạn. Đây là một báo cáo đánh giá tổng hợp về MT
toàn cầu khi bước sang một thiên niên kỷ mới. GEO - 2000 đã tổng kết những gì
chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và gìn giữ các hàng hoá
và
dịch vụ MT mà hành tinh cung cấp.
Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên
kỷ thứ ba.
Thứ nhất: đó là các HSR và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất
cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỷ lệ
đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó và xu hướng được
dự báo là sự khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự
phát triển kinh tế và công nghệ và những người không hoặc thu lợi ít theo hai thái
cực: sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe doạ sự ổn định của toàn bộ hệ thống
nhân văn và cùng với nó là MT toàn cầu.
Thứ ha : thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý
MT ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Những
Trang:
12
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
thành quả về MT thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không
theo kịp nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Mỗi một phần trên
bề mặt TĐ được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính MT của riêng mình, mặt
khác, lại cũng phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu đã và
đang nổi lên. Những thách thức đó là:
1.5.1. Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng.
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán điôxyt cacbon (CO
2
) hàng năm xấp xỉ
bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO
2
đã đạt đến mức cao nhất
trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt của con người đến khí hậu
toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch chuyển của các đới khí hậu, những
thay đổi trong thành phần loài và năng suất của các HST, sự gia tăng các hiện
tượng
thời tiết khắc nghiệt và những tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học
cho biết, trong vòng 100 năm trở lại đây, TĐ đã nóng lên khoảng 0,5
o
C và trong
thế kỷ này sẽ tăng từ (1,5
0
- 4,5
0
) C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. TĐ nóng lên có
thể mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng và sẽ nhấn
chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm mất đi nhiều vùng đất sản xuất nông nghiệp,
dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão, hoả hoạn và lũ
lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sống của loài người một cách trực tiếp
và gây ra những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề MT nghiêm trọng
khác. Ví dụ, các trận hoả hoạn tự nhiên không kiểm soát được vào các năm từ 1996
- 1998 đã thiêu huỷ nhiều khu rừng ở Braxin,Canađa, khu tự trị Nội Mông ở Đông
Bắc Trung Quốc, lnđônêxia, ltalia, Mêhicô, Liên Bang Nga và Mỹ.
Trang:
13
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Những tác động của các vụ cháy rừng có thể rất nghiêm trọng. Chi phí ước tính
do nạn cháy rừng đối với người dân Đông Nam A là l,4 tỷ USD. Các vụ cháy rừng
còn đe doạ nghiêm trọng tới ĐDSH.( Đa dạng sinh học)
Trái Đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là:
- Do sử dụng ngày càng tăng lượng than đá, dầu mỏ và phát triển công nghiệp dẫn
đến gia tăng nồng độ CO
2
và SO
2
trong khí quyển.
- Khai thác triệt để dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên rừmg và đất rừng, nước là bộ máy khổng lồ giúp cho việc điều hoà khí hậu
TĐ.
- Nhiều HST bị mất cân bằng nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tất cả
các yếu tố này góp phần làm cho thiên nhiên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có
của mình.
Việt Nam tuy chưa phải là nước công nghiệp, nhưng xu hướng góp khí gây hiệu
ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu cũng gia tăng theo năm tháng. Kết quả
kiểm kê của dự án Môi trường toàn cầu (RETA) cảnh báo môi trường toàn cầu
đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Chương 2.
Khái niệm cơ bản về môi trường, sinh thái và hệ sinh thái.
2.1. Môi trường , tài nguyên và phát triển.
2.1.1. Môi trường.
Môi trường là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh và có ảnh hưởng tới
đời sống và sự phát triển của mọi sinh vật.
Trang:
14
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Môi trường sống của con người bao gồm tổng hợp tất cả cấc yếu tố vật chất(tự
nhiên và nhân tạo) bao quanh và có anh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng
cá nhân và của những cộng đồng con người.
Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ Mặt Trời và Trái
Đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Về mặt vật lý, Trái Đất gồm
có: thạch quyển (lithosphere) chỉ phần rắn của Trái Đất từ mặt đất đến độ sâu
khoảng 60 km: thủy quyển (hydrosphere) tạo nên bởi các đại dương, biển, ao hồ,
băng tuyết và các vùng nước khác; khí quyển (atmosphere) với không khí và các
loại khí khác bao quanh mặt đất.Về mặt sinh học, trên Trái Đất có sinh quyển
(biosphere) bao gồm các cơ thể sống và những bộ phận của thạch quyển, thủy
quyển và khí quyển là các điều kiện vật lý của nuôi trường sống của các cơ thể
sống. Sinh quyển gồm các thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh, quan hệ chặt
chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Khác với các''quyển'' vật chất vô sinh, trong
sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng, còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu
trúc và cơ chế tồn tại và phát triển của các vật sống. Dạng thông tin ở mức độ phức
tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến
sự tồn tại và phát triển củaTrái Đất. Từ nhận thức đó đã hình thành khái niệm về
''trí quyển'' (noosphere)bao gồm những bộ phận trên Trái Đất, tại đó có tác động
của trí tuệ con người.
Những thành tựu mới nhất về khoa học và kỹ thuật cho thấy rằng trí quyển đang
thay đổi một cách nhanh chóng, sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở rộng,
kể cả ở ngoài phạm vi của Trái Đất. Về mặt xã hội các cá thể con người họp lại
thành cộng đồng, gia đình, bộ tộc, quốc gia, xã hội theo những loại hình, phương
thức và thể chế khác nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ, các hình thái tổ chức
kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ tới môi trường vật lý, môi trường sinh học.
Trang:
15
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường sống
của con người còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi
trường nhân tạo.
Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học(thường
gọi chung là môi trường vật lý), sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con
người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng
đồng con người hợp thành quốc gia xã hội, từ đó tạo nên các hình thái tổ chức, các
thể chế kinh tế xã hội.
- Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học, smh học, xã hội học do
con người tạo nên.
Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ.
Môi trường sống của con người có thể được hiểu một cách rộng hoặc hẹp.
Theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố
về chất lượng của môi trường đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống của con
người. Theo nghĩa hẹp thì môi trường gồm các nhân tố về chất lượng của môi
truờng đối với sức khỏe và tiện nghi sinh sống của con người, gọi tắt là chất lượng
môi trường. Các nhân tố đó như là không khí, nước, âm thanh, ánh sáng, bức xạ,
cảnh quan, thẩm mỹ, đạo đức, quan hệ chính trị - xã hội tại địa bàn sinh sống và
làm việc của con người.
Như đã trình bày, thuật ngữ môi trường có nội dung rộng lớn và đa dạng.
Để đảm bảo chính xác, nhất quán và tiện lợi trong trình bày, trong tài liệu này
thuật ngữ môi trường sẽ được dùng để chỉ môi trường sống chung của con người và
các nhân tố thiên nhiên và xã hội của nó, thuật ngữ mồi trường sống sẽ được dùng
để chỉ môi trường hiểu theo nghĩa hẹp với các nhân tố về chất lượng đối với sức
khỏe và tiện nghi sinh sống cho con người.
Trang:
16
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
2.1.2. Ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm các tiêu
chuẩn của môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật và môi trường thiên nhiên.
2.1.3. Tài nguyên:
Hiểu theo nghĩa rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật chất có trên Trái
Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ
cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên có thể được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các
nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người
và xã hội.
Tài nguyên còn được phân thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái
tạo được.
Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được
cung cấp hầu như là liên tục và vô tận từ vũ trụ và Trái Đất, dựa vào trật tự thiên
nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành để tiếp tục tồn tại sinh sôi,
nảy nở và chỉ mất đi lúc không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài
nguyên tái tạo được cũng có thể đinh nghĩa một cách đơn giản hơn, là những tài
nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách tên tục nếu được quản lý một
cách khôn ngoan [JORGENSEN S.E,1981]. Năng lượng mặt trời, năng lượng nước,
gió, không khí, tài nguyên sinh học là những tài nguyên tái tạo được.
Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn
bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các loại
khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền bị mai một không giữ được
cho đời sau là tài nguyên không tái tạo được. Về lý thuyết thì với thời gian hàng
triệu năm các tài nguyên này cũng có khả năng tái tạo lại một cách tự nhiên, nhưng
Trang:
17
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
xét một cách thực tế theo yêu cầu của đời sống con người hiện nay thì phải xem là
không tái tạo được.
2.1.4. Phát triển kinh tế xã hội .
Phát triển kinh tế - xã hội, thường gọi tắt là phát triển, là quá trình nâng cao điều
kiện sống về vật chất vâ tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất,
thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.
Phát triển là xu thế tự nhiên của mỗi cá nhân con người hoặc cộng đồng các con
nguời.
Đối với một quốc gia quá trình phát triển phải nhằm đạt tới một mục tiêu nhất
định, tiêu biểu cho mức sống vật chất và tinh thần của những người dân trong quốc
gia đó. Các mục tiêu đó thường được cá thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống
vật chất, lương thực, nhà ở năng lượng, vật liệu, điều kiện sức khỏe là đời sống tinh
thần: giáo dục hoạt động văn hoá nghệ thuật, bình đẳng xã hội, tự do chính trị. Mục
tiêu phát triển tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị, truyền thống lịch sử của
từng quốc gia. Mỗi nước trên thế giới hiện nay có những đường lối, chính sách,
mục tiêu và chiến lược phát triển riêng của mình, đem lại những hiệu quả rất khác
nhau, tạo nên sự phân hoá ngày càng lớn về kinh tế - xã hội giữa các nước. Xét
ríêng về kinh tế, trong thời gian hơn 40 năm qua, kể từ sau Chiến tranh tế giới lần
thứ hai tới nay, giữa các nước vốn đã có nền công nghiệp phát triển đã xảy ra sự
phân hóa rõ rệt về tổng sản phẩm xã hội, về trình độ kỹ thuật về hiệu quả của quản
lý cũng như về năng suất lao động. Sự phân hóa này càng đặc biệt rõ rệt giữa các
nước đang phát triển, trong đó một số nước đã có tiến bộ nhanh chóng, đạt đến tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập trên đầu người gần tương đương với các nước đã phát
triển, còn phần đông các nước khác bị lâm vào cảnh khó khăn trì trệ triền miên.
Tính bất hợp lý của nền kinh tế thế giới, bất công về kinh tế đối với các nước thu
nhập thấp ngày càng tăng, tạo nên nhiều khó khăn mới cho các nước nghèo và gây
nên nhiều tình trạng bất ổn cho nền kinh tế thế giới.
Trang:
18
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
Để phần khắc phục những khó khăn đó, một số tổ chức quốc tế đã đúc rút kinh
nghiệm thành bại trong thực tế, xây dựng một là mô hình chiến lược và mục tiêu
phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển. Từ năm l960 Liên Hiệp Quốc đưa
ra chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất, với mục tiêu là dùng viện trợ của các
nước phát triển và du nhập kỹ thuật mới để nâng cao thu nhập của các nước đang
phát triển. Những mục tiêu đó nói chung đã không đạt được. Tiếp đó trong những
năm bảy mươi Liên Hiệp Quốc lại đưa ra chiến lược phát triển l0 năm lần thứ hai,
bên cạnh những mục tiêu đã nêu ra trước đây cho thập kỷ sáu mươi, một số mục
tiêu mới được bổ sung. Đó là mục tiêu về bình đẳng xã hội, về công bằng trong
phân phối thành quả chung của phát triển trong xã hội mà các tác giả của Chiến
lược cho rằng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự không thành công của Chiến
lược của thập kỷ sáu mươi.
Những mục tiêu đề ra lần thứ hai này cũng không đạt được. Lý do chính là sự bất
hợp lý trong trật tự kinh tế thế giới, sự mất cân đối của nền kinh tế thế giới và sự
bất bình đẳng trong quan hệ mậu dịch giữa nước phát triển và nước chậm phát
triển. Bên cạnh những mục tiêu về hình thành trật tự kinh tế thế giới mới, năm l981
Liên Hiệp Quốc lại tiếp tục đưa ra Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm lần thứ ba.
Việc đúc rút kinh nghiệm cụ thể của các quốc gia về phát triển kinh tế trong thời
gian qua cho thấy có thể phân biệt ba mô hình chiến lược phát triển.
Mô hình phát triển cổ điển kiểu mới(Neoclassical Grawth Model) lấy cơ chế thị
trường, kế hoạch hóa theo sở hữu tư nhân, tích lũy vốn bằng tiết kiệm từ trong
nước và thu hút vốn từ nước ngoài. Mô hình này hiện nay tỏ ra không hiệu lực, do
những nhược điểm thường gặp về cấu trúc và thể chế kinh tế - xã hội tại các nước
đang phát triển như thiếu một thị trường năng động, thiếu hạ tầng cơ sở, thiếu kiến
thức quản lý và kiến thức kỹ thuật, ảnh hưởng tiêu cực của các thế hệ chính trị bảo
thủ ở trong và ngoài nước, đã gây những trở ngại lớn cho phát triển. Tình trạng này
Trang:
19
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
đòi hỏi những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, cải cách triệt đề về kinh tế - xã hội
tại nước đang phát triển.
Mô hình cấu trúc kinh tế theo kinh tế học Mác-xít có cải tiến (Neomarxist
Structuralist Model) dựa vào các nguyên tắc kế hoạch hóa phát triển một cách tập
trung, sở hữu về lực lượng sản xuất chủ yếu của nhà nước, thống nhất quản lý của
nhà nước về kinh tế, tiến hành những cải cách về cấu trúc và cơ chế xã hội chủ
nghĩa, bỏ qua chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, xây dựng xă hội xã hội chủ
nghĩa.
Mô hình cấu trúc tư bản chủ nghĩa chủ trương kế hoạch hóa phát tnển kmh tế,
những kế hoạch do nhà nước xác định chỉ mang tính định hướng, duy trì sở hữu tư
nhân và cơ chế thị trường tự do, đồng thời có những cải cách về cấu trúc và thể chế
kinh tế như cải cách ruộng đất tăng cường một số biện pháp kiểm tra và quản lý
của nhà nước đối với công nghiệp có xây dựng một số xí nghiệp quốc gia làm chủ
lực cho nền kinh tế, chú ý tới sự công bằng trong phân phối thành quả của sự
nghiệp phát triển kinh tế trong xã hội.
Về mối quan hệ giữa các quốc gia trong quá trình phát triển; các cơ quan nghiên
cứu về phát triển của các tổ chức quốc tế đã nói đến lý thuyết về ''tính tùy thuộc
trong phát triển'' (dependeney). Lý thuyết này cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay
của thế giới, tất cả các quốc gia đều tùy thuộc lẫn nhau trong phát triển, không
nước nào có thể ''độc lập'' hoàn toàn đối với các nước khác.
Nhưng trong cộng đồng các quốc gia có những nước giữ địa vị chủ chốt, có thế
lực mạnh và có khả năng thao túng tình hình chung, đồng thời có những nước
''ngoại vi'' phải phụ thuộc vào nước “chủ chốt''. Tình trạng này là nguyên nhân
quan trọng của sự chậm phát triển của các nước nghèo trên thế giới, nghèo đói
chậm phát triển đã đang ngày càng mở rộng và có tác động sâu sắc làm xấu đi tình
hình tài nguyên và môi trường trên thế giới. Tình trạng đó khiến cho các mô hình
Trang:
20
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
phát triển nêu trên đều không đạt kết quả tốt trong cả ba thập kỷ vừa qua, trừ một
số trường hợp riêng.
Một nguyên nhân khác của sự thất bại trong các mô hình đó là chủ trương phát
triển thường là ''từ trên xuống'', do các cơ quan chỉ đạo cấp cao đặt ra và thường
không hoặc ít mang lại kết quả thiết thực cho đa số người lao động có thu nhập
thấp và phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Do đó gần đây các tổ chức đã nhấn
mạnh đến con đường phát triển “từ dưới lên'', nhằm tiến hành nhữag thay đổi và cải
cách ngay từ cơ sở, đáp ứng nhu cầu cơ bản về đời sống của những tầng lớp xã hội
nghèo hèn nhất ngay tại từng địa phương nhỏ, sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên
và tài nguyên con người, những thể chế, phong tục, tập quán truyền thống sản xuất
sẵn có tại chỗ. Đó là một tư tưởng có tính chiến lược gần đây về phát triển kinh tế
xã hội tại các nước chậm phát triển [Bartelmus,Peter,1987]
Trên cơ sở những đường lối và quan điểm chung chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội, các nước vạch ra chiến lttợc phát triển của mình. Chiến lược
nêu lên những mục tiêu cần thiết nhưng đồng thời là hợp lý và khả thi cho từng giai
đoạn phát triển lớn. Từ chiến lược, các kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế
hoạch ngắn hạn được xác định đối với cả nước, từng vùng lãnh thổ trong nước và
từng ngành kinh tế, văn hóa, kỹ thuật. Các kế hoạch này lại được cụ thể hóa một
bước thành các chương trình hành động, các đề án công trình, hoặc các luật lệ, quy
định đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn và nghiêm túc những chỉ tiêu kế hoạch.
Đó là những ''hoạt động phát triển'' hoặc còn được gọi là'''hành động phát triển'', mà
tác động đến tài nguyên và môi trường là chủ đề nghiên cứu của chúng ta.
Về phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam có hai đặc điểm cơ bản: là một nước
đang phát triển với thu nhập vào loại rất thấp, là một nước có thể chế xã hội chủ
nghĩa. Đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam
đã được xác định qua đại hội Đảng CS Việt nam và các hội nghị của Quốc hội
nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCN Việt Nam). Đường lối này
Trang:
21
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
đang được chế tác hoàn chỉnh qua việc xây dựng Cương lĩnh của ĐCSVN và chiến
lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các kế
hoạch hoặc phương hướng lớn, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn hiện hành tại
CHXHCN Việt Nam là cơ sở cho nhiều hoạt động phát triển quan trọng. Các sơ đồ
phân bố lực lượng sản xuất cuả các nước, của các tỉnh, các quy hoạch phát tnển
kinh tế của các địa phương cũng là những dự kiến hành động phát triển có ý nghĩa
hết sức to lớn. Các đề án công trình, các chương trình hành động về kinh tế, xã hội,
các đề án do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với các tổ chức, hoặc tư nhân Việt
Nam, có quy mô lớn, hoặc nhỏ và vừa, nhưng phổ biến tại nhiều nơi đều là những
hoạt động phát triển có tác động quan trọng lên môi trường cần được phân tích và
đánh giá về tác dộng môi trường thật chuẩn xác.
2.1.5. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
Nói một cách cô đọng thì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con
người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường
và phát triển dĩ nhiên có môi quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối
tượng của phát triển.
Trong phạm vi một quốc gia, cũng như xét trên toàn thế giới, luôn luôn song song
tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường. ''Hệ thống
kinh tế - xã hộl'' cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông phân phối, tiêu
dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa,
phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành. ''Hệ thống môi trường'' với các
thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ
tạo thành ''môi trường nhân tạo'', có thể xem như là kết quả tích lũy một hoạt động
tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn môi
trường. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và môi
trường. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh - tế, đồng thời tiếp
nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong môi trường thiên
Trang:
22
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở lại nền kinh tế. Một hoạt động kinh tế mà chất phế
thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây
tổn hại đến môi trường.
Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một
cách quá mức khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc hồi phục sau một thời
gian quá dài, thải ra những chất độc hại đối với con người và môi trường sống của
nó là những hoạt động tiêu cực về môi trường, mà đánh giá tác động môi trường
(ĐTM) có nhiệm vụ phát hiện, đánh giá mức độ nghiêm trọng và đề xuất biện pháp
khắc phục hoặc đình chỉ. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại
Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi
đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời
sống và sản xuất của con người.
Khoa học kinh tế cổ điển không giải quyết thành công mối quan hệ phức tạp
giữa phát triển và môi trường. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ
phát triển'', cụ thể là cho vận tốc phát triển bằng không hoặc âm để bảo vệ nguồn
tài nguyên vật lý vốn hữu hạn của Trái Đất. Đối với tài nguyên sinh học cũng có
''chủ nghĩa bảo vệ'', chủ trương không can thiệp, động chạm vào thiên nhiên, nhất
là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ cũng là
một điều không tưởng, nhất là trong điều kiện các nước dang phát triển, nơi mà tài
nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con
người.
Một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ một cách
quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước đang phát triển.
Bên cạnh hiện tượng ''ô nhiễm do thừa thãi'' xảy ra tạo các nước công nghiệp hóa
phát triển trong những thập kỷ gần đây, tại hầu hết các nước đang phát triển, thu
nhập thấp đã xuất hiện hiện tượng ''ô nhiễm do nghèo đói'. Thiếu lương thực, nước
uống, nhà ở, thuốc thang, vệ sinh, nghèo đói, mù chữ, bất lực trước thiên tai là
Trang:
23
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
nguồn gốc cơ bản của những vấn đề môi trường nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân
dân các nước đang phát triển.
Hội nghị về môi trường sống của con người của Liên Hiệp Quốc họp năm 1972
tại Thụy Điển đã đi đến kết luận rằng nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về
môi trường không phải là do phát triển mà chính là hậu quả của kém phát triển. Tư
tưởng đó đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển l0 năm lần thứ ba của Liên
Hiệp Quốc: chiến lược đã đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển với môi trường
dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đất, bảo vệ rừng, vệ sinh các khu ''ổ chuột''
trong các thành phố. Những tư tưởng về “tiếp cận tổng hợp về môi trường và phát
triển'', ''phát triển một cách có thể duy trì và phù hợp với môi trường'', đã được nêu
ra một cách rõ ràng. Điều đã trở nên hiển nhiên đối với tất cả các nước, nhất là các
nước đang phát triển, là các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường phải được gắn bó với nhau trong xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược,
kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý thực hiện các mục tiêu đó [Bartelmus
Peter, 19871]. ĐTM là hiến pháp để đạt tới yêu cầu đó. Hội nghị thượng đỉnh toàn
cầu về môi trường và phát triển bền vững do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm l992 tạo
Rao de Janiero (Brasil), với các công ước về bảo vệ đa dạng sinh học, biến đổi khí
hậuTrái Đất là mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường của
nhân dân toàn thế giới.
Những quan điểm chủ yếu của hội nghị Reo de Janiero là:
- Kết hợp hài hòa giữa môi trường và phát triển.
- Tiến tới lối sản xuất và tiêu thụ lâu bền.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- Giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đối với con người môi trường hiểu theo nghĩa rộng có ba chức năng:
- Môi trường là nơi sinh sống của con người.
Trang:
24
Môn học: Môi trường xây dựng - Biên soạn Ths- Gvc Lê công Chính – Bộ môn: Công nhệ- TCTC
- Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của
con người, nơi tiếp nhận phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con
người.
Môi trường có chất lượng cao là môi trường đồng thời làm tốt cả ba chức năng
nói trên. Chất lượng môi trường bị xem là suy thoái nếu không thực hiện được cả
ba hoặc một trong các chức năng này. Môi trường lúc đó sẽ không còn là nơi ở phù
hợp với đòi hỏi của con người; hoặc sẽ không còn khả năng ung cấp cho con người
những tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống và hoạt động của họ; hoặc sẽ không
chứa nổi các chất thải rắn, lỏng, khí mà con người muốn đẩy ra khỏi nơi mình sống
và hoạt động. Đó chính là bản chất của các vấn đề gay cấn về môi trường toàn cầu
cũng như tại từng quốc gia, từng đia phương.
- Chức năng thứ nhất: yêu cầu phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người,
ví dụ phải có bao nhiêu mét vuông, hecta hay kilômet vuông cho một người. Không
gian này lại phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý, hóa học, sinh
học, cảnh quan và xã hội.
- Chức năng thứ ha: yêu cầu môi trường phải có nguồn vật liệu, năng lượng, thông
tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất, quản lý
của con người. Đỏi hỏi này không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và độ
phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
- Chúc năng thứ ba - chức năng tái tạo: trước đây trong các xã hội săn bắt, hái
lượm, nông nghiệp, lúc dân số nhân loại còn ít, được giải quyết theo các chu trình
phân huỷ tự nhiên, làm cho phế thải sau một thời gian nhất định lại trở lại thành
nguyên liệu thiên nhiên. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và quá trình công nghiệp
hóa đã làm cho chức năng thứ ba trở thành vô cùng quan trọng. Nếu môi trường
không còn làm nổi chức năng này thì chất lượng cuộc sống của con người dù thừa
thãi về lương thực, hàng hóa, thông tin cũng không còn có chất lượng cao. Quá
trình ''độc hóa'' môi trường thậm chí còn có thể dẫn xã hội loài người đến diệt vong.
Trang:
25