Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.67 KB, 7 trang )

Ứng dụng kỹ thuật thu trữ nước trong phòng chống
hạn hán và sa mạc hóa vùng đất cát
4
4.2. Mô hình thu trữ nước ngầm tưới cho mô hình nông lâm kết hợp
Mô hình được áp dụng tại thôn Hòa Thủy, Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận
với các nội dung:
- Đào ao thu trữ lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để tưới cho cây trồng trong
mô hình nông lâm kết hợp trên đồi. Ao có diện tích đáy (2 x 15)m, mở mái m=1,
ao có chiều sâu 3m, ao được trải vải lọc và lát khan đá quanh bờ, chiều sâu nước
tối thiểu là 1,5m (Hình 2).
- Xây dựng hệ thống bơm nước lên đồi: đặt một máy bơm dầu D8 và hệ thống
đường ống đẩy chính là ống HDPE mềm Φ60, mỗi đoạn dài 20m trên đường ống
chính bố trí một trụ vòi để nối với ống mềm Φ27 để người dân có thể tưới cho cây
trồng trên đồi.
- Trồng cây theo mô hình nông lâm kết hợp: trên cùng là dải băng rừng với 5 hàng
cây neem: mật độ cây cách cây 1,5m hàng cách hàng 2m trồng so le các cây giữa
các hàng với nhau; tiếp theo là 24m trồng thuần cây ăn quả (Điều ghép, Xoài); tiếp
xuống dưới chân đồi là diện tích trồng cây ăn quả xen canh với cây nông nghiệp
(Mãng cầu+Ớt, Dưa ); diện tích phía thấp nhất dưới chân đồi dùng để canh tác
nông nghiệp (1ha), trồng hành, tỏi, đậu phộng hoặc dưa



Hình 2. Cắt dọc ao thu nước ngầm
Việc tưới cho các loại cây trồng này trong mùa khô (6 tháng: từ tháng 12 đến
tháng hết tháng 5 năm sau) tưới vào buổi chiều mát. Cây lâm nghiệp được tưới
trong 3 năm, kể từ năm thứ 4 có thể dùng nước mở rộng canh tác nông nghiệp.
Qua tính toán cân bằng nước cho thấy lượng nước trong ao 86m3 có thể đảm bảo
tưới cho 2000 cây Neem, 1000 cây ăn quả (Xoài, Điều, Mãng Cầu) và 1ha cây
nông nghiệp canh tác quanh năm.
4.3. Mô hình thu trữ nước mưa trên đồi cát


Đây là mô hình thu trữ nước mưa phục vụ phòng chống hạn hán và sa mạc hoá
được áp dụng tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Hệ thống thu trữ nước mưa được thiết kế như sau:
- Hệ thống thu gom nước: Do đặc điểm đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ
chủ yếu là đất cát có tính thấm mạnh, lượng mưa lại nhỏ nên lượng dòng
chảy mặt rất nhỏ, cần phải có biện pháp gia cố bề mặt hứng nước để tăng
lượng nước thu trữ. Hai hình thức gia cố thích hợp cho khu vực này là sân
xi măng đất và sân phủ bạt HDPE.
- Hệ thống trữ nước: bao gồm các bể trữ nước trên sườn dốc, dung tích của
bể được tính toán đảm bảo đủ cung cấp bổ sung nước cho cây trồng trong
mùa khô; bể được che đậy để tránh bốc hơi gây tổn thất nước. Vị trí các bể
được bố trí phù hợp với bố trí mặt bằng tổng thể của hệ thống thu gom
nước, tăng khả năng tưới tự chảy và không gây cản trở cho các hoạt động
canh tác. Một số loại bể chứa đã được thử nghiệm trong đó bể bằng HDPE
và bể xi măng đất có những ưu điểm nổi trội như giá thành rẻ, dễ xây dựng,
dễ bảo quản.
- Hệ thống phân phối nước: Sử dụng các ống nhựa PVC, ống được chôn
xuống đất để tránh lão hoá. Việc phân phối nước được thực hiện nhờ trọng
lực hoặc sử dụng các loại bơm nhỏ tại những vị trí không thể tưới tự chảy.
Hệ canh tác nông lâm nghiệp bao gồm các thành phần:
- Ngoài cùng trồng cây dầu lai làm hàng rào, vừa chống cát xâm nhập vừa
ngăn súc vật vào phá. Dầu lai là một loài cây bản địa nên khả năng chống
chịu hạn rất lớn, chỉ cần tưới nước trong 3-4 tháng đầu sau khi trồng. Khi
cây đã phát triển, bộ rễ ăn sâu xuống tầng cát ẩm thì không cần phải tưới.
- Trong hàng dầu lai bố trí 2-3 hàng cây neem chắn gió, mục đích là để
giảm tốc độ gió trong khu canh tác, hạn chế xói mòn do gió. Neem là một
loại cây chịu hạn nhập nội, có sức chống chịu với điều kiện khô nóng ở khu
vực Nam Trung Bộ. Trong khoảng 2 năm đầu cần phải tưới nước liên tục
trong mùa khô để đảm bảo cây sống phà phát triển. Từ năm thứ 3 trở đi bộ
rễ của cây phát triển, sức chống chịu tăng lên thì không cần phải tưới.

- Phía trong cây neem bố trí trồng các loại cây lâu năm có thu hoạch như
cây ăn quả, cây công nghiệp. Các loại cây này cần phải tưới trong mùa khô.
- Trong cùng bố trí đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Tuỳ thuộc vào
mùa vụ và nhu cầu thị trường mà bố trí loại cây thích hợp. Trong mùa mưa
có thể trồng toàn bộ diện tích, trong mùa khô chỉ trồng một phần diện tích
theo lượng nước thu trữ được.
4.4. Đánh giá hiệu quả của hệ thống thu trữ nước
Trước đây, tại các khu đồi cát xây dựng mô hình người dân chỉ canh tác được
một trên một phần diện tích vào mùa mưa với năng suất thấp, bấp bênh; còn
trong mùa khô nơi đây là bãi cát trắng bị bỏ hoang, gần như không có cây cỏ
mọc. Đất khô, thảm phủ thực vật bị héo rụi cùng với gió mạnh dẫn đến hiện
tượng cát bay, cát nhảy thường xuyên diễn ra, gió mạnh đã bào mòn tầng đất
canh tác mỏng manh phía trên, gây suy thoái đất và hoang mạc hoá.
Hiện nay tại khu vực mô hình, hình thức canh tác nông lâm kết hợp được cấp
nước từ hệ thống thu trữ nước đã phát huy hiệu quả tích cực, có thể nói là đã
làm thay đổi toàn bộ diện mạo của khu mô hình. Trong khu mô hình, nhờ có
nước và bố trí các vành đai cây phù hợp, cây cối phát triển quanh năm, hạn chế
tối đa hiện tượng cát bay, ngăn chặn quá trình sa mạc hoá. Sự phát triển của
các loại cây trồng vật nuôi trong khu mô hình như sau:
- Cây Dầu lai: do cây này có sức chống chịu cao nên mặc dù trong giai đoạn
sau ít được tưới cây vẫn phát triển. Hiệu quả tưới nước phát huy rõ ràng nhất ở
thời kỳ mới trồng, giúp nâng cao tỷ lệ cây sống so với những vùng không được
tưới.
- Cây Xoan chịu hạn (neem): Cây neem do ít được tưới nên tốc độ phát triển
chậm. Sau 2 năm, chiều cao trung bình của cây mới đạt 1,2 m. Việc tưới nước
tuy ít nhưng đã rất có tác dụng trong giai đoạn mới trồng, giúp cây con tồn tại
được trong điều kiện khô nóng khắc nghiệt để phát triển mạnh hơn trong mùa
mưa.
- Cây Trôm: do đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên được người dân
quan tâm tưới nước, bón phân thường xuyên theo đúng hướng dẫn của cán bộ

kỹ thuật. Sau năm đầu tiên cây đã đạt được chiều cao trung bình là 1,2m;
đường kinh tán 80cm và đường kính thân cây khoảng 4cm. Giữa năm thứ 2 cây
có chiều cao trung bình khoảng 1,4m, đường kính thân cây khoảng 6cm.
- Cây nông nghiệp ngắn ngày: các loại cây chủ yếu là đậu phộng, đậu hạt, dưa,
canh tác chủ yếu trong mùa mưa, các cây trồng này cho năng suất tương đối ổn
định. Hiện nay các hộ bắt đầu trồng cỏ nuôi bò, sử dụng nước để tưới cỏ trong
mùa khô.
- Cá: việc nuôi cá ban đầu không có trong kế hoạch, nhưng sau khi hệ thống
trữ được nước, một số hộ dân đã kết hợp nuôi cá chép và cá trê phi trong
bể. Cá nuôi trong khu mô hình sinh trưởng phát triển tốt, góp phần cải thiện
bữa ăn của các gia đình.
- Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình đã có tác dụng cải thiện môi trường sinh
thái khu vực. Từ khi hệ thống thu trữ nước đưa vào hoạt động, vào mùa khô
có nhiều sinh vật (chim, ếch, côn trùng ) đến tụ tập quanh các bể trữ nước.
Hệ thống cây xanh cùng với các loài sinh vật đến trú ngụ đã tạo ra một tiểu
hệ sinh thái kiểu ốc đảo sa mạc tại khu mô hình. Theo người dân trong khu
vực thì đã lâu rồi, kể từ khi rừng bị tàn phá cho canh tác nông nghiệp, họ
không thấy tiếng ếch kêu trong mùa khô như hiện nay.
Mô hình đã làm thay đổi được nhận thức của cộng đồng. Sống trong điều
kiện khí hậu khô hạn, không có nước trong suốt mùa khô, người dân ở đây
đã hình thành tập quán chỉ canh tác vào mùa mưa, mùa khô thì bỏ mặc các
khu đồi cát dưới nắng cháy và gió mạnh. Đây chính là một trong những
nguyên nhân làm cho tình trạng sa mạc hoá thêm trầm trọng. Hiện nay,
người dân đã tin tưởng rằng có thể tăng thu nhập từ các khu đồi cát bằng
biện pháp canh tác nông lâm kết hợp, trong đó hệ thống thu trữ nước là nền
tảng để phát triển canh tác các loại cây trồng.
V. Kết luận & kiến nghị
Vấn đề mấu chốt để có thể khai thác bền vững có hiệu quả các vùng đất khô
hạn các tỉnh miền Trung là giải quyết vấn đề nước tưới và nước sinh hoạt cho
người dân kết hợp với các biện pháp canh tác như đưa vào tập đoàn cây bản

địa, cây du nhập có khả năng chịu hạn và nhằm hạn chế xói mòn, bốc hơi
Các giải pháp thu trữ nước đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng rộng
rãi, được quốc tế đánh giá là mang lại hiệu quả phòng chống hạn hán rất cao,
nhiều nước - đặc biệt là các nước châu Phi, vùng Tây và Nam Á - coi đây là
công cụ chiến lược để đối phó với hạn hán. Thu trữ nước - một biện pháp vừa
có thể giải quyết được vấn đề nước tưới vừa góp phần hạn chế xói mòn thoái
hoá đất - sẽ là giải pháp hữu hiệu để phòng chống hạn hán và sa mạc hoá tại
các vùng đất cát Nam Trung Bộ. Kết quả của việc ứng dụng thử nghiệm các
mô hình thu trữ nước đã chứng tỏ giải pháp công nghệ thu trữ nước phù hợp
với điều kiện tự nhiên khu vực, mang lại hiệu quả cao. Hiện nay hàng năm các
tỉnh Nam Trung Bộ đều triển khai các hoạt động trồng rừng chống sa mạc hoá,
nhưng nhiều khi kết quả đạt thấp do thiếu nước. Nếu kết hợp việc áp dụng các
biện pháp trồng rừng, canh tác nông lâm nghiệp với các giải pháp thu trữ nước
thì hiệu quả đạt được sẽ cao và bền vững hơn. Các giải pháp thử nghiệm hoàn
toàn có thể áp dụng ra toàn khu vực đất cát duyên hải Nam Trung Bộ, góp
phần phòng chống hạn hán, ổn định sản xuất và ngăn chặn tình trạng sa mạc
hoá trong khu vực.

×