Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh lậu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.94 KB, 5 trang )

BỆNH THƯỜNG GẶP

Bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất hiện nay ở
nước ta. Nhiễm lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) có thể biểu hiện triệu
chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
Bệnh lậu ở nam:
Ða số nam giới bị bệnh thường có triệu chứng ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt,
vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho
bạn tình. Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra
từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo
đái buốt, đái dắt. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến
chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt gây vô sinh.
Bệnh lậu ở nữ:
Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị
các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung. Phụ
nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu
đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.
Ðiều trị bệnh lậu không biến chứng. Dùng một trong các loại thuốc sau:
- Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia
trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày
- Tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày
- Azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất
(Không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, và trẻ


dưới 7 tuổi)

Bệnh thấp tim

Là một bệnh xuất hiện sau nhiễm liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh thấp tim
còn là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mắc phải ở trẻ em.
Triệu chứng chính
- Sưng khớp với các đặc điểm lâm sàng: khớp sưng, đau đỏ, không cử động được
và có tính chất di động từ khớp này sang khớp khác, khi khỏi không để lại di
chứng, thường các khớp to bị sưng.
- Viêm tim: nghe tim có tiếng thổi tâm thu hay tâm trương, hoặc có tiếng cọ màng
tim, tim to, mạch nhanh nhỏ.
- Cục Meynet dưới da: rắn, di động, to bằng hạt đỗ đến hạt ngô, thường sờ thấy ở
khớp, cột sống.
- Hồng ban.
- Múa giật.
Triệu chứng phụ
- Sốt
- Ðau đa khớp
- Ðiện tâm đồ: PR kéo dài
- Tiền sử: đã mắc bệnh viêm khớp
- Các xét nghiệm:
+ Tốc độ máu lắng tăng cao
+ C-reactin protein (+)
+ Công thức bạch cầu: bạch cầu tăng
- Chẩn đoán bệnh thấp tim cần có 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ hoặc 2
triệu chứung chính và xét nghiệm thấy có thể bị nhiễm liên cầu.
Ðiều trị
1/ Chăm sóc: để bệnh nhân nghỉ, không chạy nhảy nhiều. Nếu có suy tim hoặc ở
giai đoạn cấp cho nằm nghỉ tại giường cho đến khi tốc độ lắng máu trở lại bình

thường.
2/ Ðiều trị nhiễm khuẩn liên cầu: penicillin 1 triệu đơn vị/ ngày x 10 ngày
3/ Ðiều trị viêm
+ Prednisolon: 2mg/kg/ ngày, trong 4-6 tuần.
+ Aspirin: dùng cho bệnh nhi bị viêm khớp mà chưa có viêm tim, 100mg/kg/ngày,
chia 4 lần, trong 3-4 tuần
+ Nếu có suy tim: cho digitalis
Dự phòng: sau khi điều trị khỏi đợt đầu, bệnh nhi phải được điều trị tiếp để tránh
mắc đợt 2:
+ Trường hợp không có tiếng thổi ở tim: uống penicillin V: 200.000 đơn vị/ ngày,
hoặc tiêm penicillin-benzathin: 1.200.000 đơn vị/ 4tuần
+ Trường hợp tim có tiếng thổi; tiêm penicillin-benzathin: 1.200.000đơn vị/ 3 tuần
một lần.
+ Trường hợp đang điều trị dự phòng, bệnh nhi bị viêm họng: cho uống penicillin
V: 1.500.000 đến 2.000.000 đơn vị/ ngày chia 4 lần


Bệnh bạch hầu

Là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể đề phòng dễ dàng bằng cách tiêm phòng
vaccin.
Triệu chứng: Khởi phát cũng giống như triệu chứng cảm lạnh, gồm sốt, nhức đầu,
viêm họng. Có một màng màu vàng bám ở thành sau họng, có khi ở cả mũi và
môi. Cổ trẻ có thể bị sưng, hơi thở rất hôi.
Ðiều trị
- Ðể cháu nằm cách ly trong buồng riêng.
- Cho cháu đi khám bệnh ngay, điều trị có một loại độc tố đặc biệt chống bạch
hầu.
- Cho trẻ dùng kháng sinh .
- Súc miệng bằng nước muối ấm.

- Cho hít hơi nước nóng nhiều lần trong ngày.
- Nếu trẻ bắt đầu khó thở và da trở nên tím, dùng miếng vải quấn vào đầu ngón tay
gạt bỏ màng trắng bám ở trong họng.




×