Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

hoạt động xuất khẩu rau quả của việt nam sau khi gia nhập wto thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 30 trang )

Đề tài :
Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sau khi
gia nhập WTO : Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả.
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
PHẦN I : TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU
QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả.
1.2. Đặc điểm của ngành hàng rau quả.
1.3. Diện tích đất trồng và sản lượng rau quả.
1.4. Vai trò của việc xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả.
1.6. Tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practices).
PHẦN II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU
KHI RA NHẬP WTO.
2.1. Tác động của việc gia nhập WTO.
2.2. Kim ngạch xuất khẩu.
2.3. Thị trường xuất khẩu.
2.4. Chính sách của nhà nước.
2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
PHẦN III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO.
3.1. Nhóm giải pháp về sản xuất.
3.2. Nhóm giải pháp về tiêu thụ.
3.3. Kiến nghị với nhà nước.
KẾT LUẬN.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tập tục canh tác lâu đời, phù hợp


để phát triển nhiều loại cây rau quả thuộc các dạng, từ quả ôn đới như mận, đào,
đến quả cận nhiệt đới như vải thiều, hay quả nhiệt đới như măng cụt, sầu riêng,…
và các loại rau vụ đông như dưa chuột, cà chua, khoai tây,…Là một quốc gia thuần
nông nên việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước không thể nào thiếu sự đóng góp của ngành nông nghiệp nói chung và sản
xuất rau quả nói riêng. Những năm gần đây, khi Việt Nam đã chính thức tham gia
vào WTO, ngành sản xuất rau quả cũng có một phấn đóng góp vào nền kinh tế
nước nhà .
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu được coi là con đường
hữu hiệu nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Kim
ngạch xuất khẩu thể hiện mức độ lớn mạnh của một nền kinh tế, vị thế của mỗi
quốc gia trên trường quốc tế. Việt Nam có đầy đủ khả năng để phát triển ngành sản
xuất rau quả lớn mạnh. Hơn nữa, rau quả lại là một trong những mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu của con người. Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này trên thế giới luôn
có xu hướng gia tăng, tạo ra một cơ hội hết sức thuận lợi cho xuất khẩu rau quả của
Việt Nam. Nhận ra lợi thế này, chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã có nhiều
biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tối đa hóa hiệu quả
kinh tế mà nó mang lại.
Bài viết này sẽ phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sau khi
gia nhập WTO, từ đó đưa ra những nhận xét và giải pháp khắc phục trong thời gian
tới.
3
PHẦN I : TÍNH THIẾT YẾU CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU
QUẢ ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1.1. Lịch sử phát triển của ngành hàng rau quả :
1.1.1. Lịch sử phát triển ngành trồng rau :
Rau là những cơ quan của cây thân thảo được sử dụng làm thực phẩm như rễ,
rễ củ, thân, thân củ, chồi non, lá, hoa, quả. Rau được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm quả có phần sử dụng được là quả và hạt gồm họ cà chua (cà chua, cà
tím, ớt rau…), họ đậu (đậu Hà Lan, đậu đũa…), họ bầu bí (bí đao, mướp, bầu,

bí ngô, dưa chuột…).
- Nhóm sinh dưỡng gồm rau ăn củ và rễ (khoai tây, cà rốt, su hào… ), họ cải (cải
trắng, bắp cải, súp lơ…), họ hành (hành, hẹ, tỏi…), rau thơm (mùi, thìa là,…)
1.1.1.1. Nguồn gốc cây rau :
Tất cả cây trồng đều bắt nguồn từ loại hoang dại. Những đặc tính sinh học và
nông học của chúng đã được hình thành trong quá trình tiến hoá, sự chọn lọc của
con người khi canh tác. Dựa trên các dữ kiện về thực vật học, địa lý học, khảo cổ
học, lịch sử học và nghiên cứu về các tập đoàn giống rau khác nhau, viện sĩ N.I.
Vavilop đã phân ra 8 trung tâm khởi nguyên phần lớn các loại rau trồng như sau:
 Trung tâm Trung Quốc (gồm miền núi miền Trung, Bắc Trung Quốc và vùng
đồng bằng) : Đây là nơi phát sinh của củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải
trắng, cải xanh, dưa leo trái to, cà pháo, hành lá, khổ qua, mướp,…
 Trung tâm Ấn Độ (gồm phần lớn Ấn Độ, Miến Điện và Banlades) : Đây là vùng
khởi nguyên của cà tím, dưa chuột, mướp khía, bầu (Lagenaria vulgaris), đậu
rồng, xà lách (Lactuca indica),…Trong trung tâm này có một trung tâm phụ
gồm bán đảo Trung Ấn và các quần đảo ngoài khơi biển Đông như Philippines,
Sumatra, Mã Lai. Đây là quê hương của gừng, bí đao, các loại khoai củ.
4
 Trung tâm Trung Á (gồm vùng Đông Bắc Ấn Độ, Apganixtan, Pakixtan và
vùng Trung Á Liên Xô) : Đây là trung tâm khởi nguyên của dưa melon, hành
tây, tỏi, bó xôi, củ cải rađi, cà rốt vàng, đậu hoà lan,…
 Trung tâm Cận Đông (gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Sirie, Irak, Iran và 1 phần Liên Xô) :
Đây là quê hương của dưa melon, bí đỏ, dưa leo, cà rốt, ngò tây, hành boa-rô,
củ dền, xà lách,…
 Trung tâm Địa Trung Hải (gồm các nước ở bờ biển Địa Trung Hải và Bắc Phi
Châu) : Đây là trung tâm của củ dền, cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, ngò tây, củ
cải trắng, hành tây, hành boa-rô, tỏi, cần tây,…
 Trung tâm biển Ả Rập (Etiopia): Đây là trung tâm nguyên thủy của hành lá, các
đậu ăn trái (Vigna sinensis, vicia faba),…
 Trung tâm Trung Mỹ và Nam Mêhicô : Đây là quê hương của bí, su su, ớt cay,

ớt ngọt, cà chua, bắp, khoai lang,…
 Trung tâm Nam Mỹ (gồm các nước như Peru, Equador, Bolivia) : Đây là quê
hương của khoai tây trồng và các loài khoai tây hoang dại, cà chua, ớt, bí đỏ,…
1.1.1.2. Lịch sử trồng rau ở Việt Nam :
Việt Nam có lịch sử trồng rau rất lâu đời. Từ thời Hùng Vương, bầu bí đã
được trồng trong các vườn rau gia đình. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập vào
nước ta từ thời nhà Lý (thế kỷ X). Năm 1721-1783, Lê Quí Đôn đã tiến hành tổng
kết các vùng phân bố rau.
Trước đây, giống rau có ít và gọi là "rau ta" như rau muống, rau cải, rau đay,
rau dền, Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự mở mang đô thị, ngành trồng rau cũng
được phát triển. Nhiều giống rau quý, dinh dưỡng cao được du nhập trong thời
Pháp thuộc được gọi là "rau tây" như cải bắp, su hào, cải bông, hành tây, tỏi, cà
rốt, cà chua, Ngoài ra, một số giống rau nhập từ Trung Quốc được gọi là "cải tàu"
như cải tàu cuốn, cải bắc thảo, cải bẹ,
Ngày nay, qua chọn lọc và thuần hoá lâu đời, nước ta đã có nhiều giống
trồng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu từng vùng riêng biệt. Nông dân đã tích
5
lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực thuần hoá, chọn và để giống
các loại rau, hình thành những vùng rau tập trung như vùng rau ngoại thành Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, vùng rau Đà Lạt,…
1.1.2. Lịch sử phát triển ngành trồng cây ăn quả :
Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm
thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con
người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và vitamin C
rất cần cho cơ thể con người.
Tuỳ theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả
nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới,…
Các loại cây ăn quả chính của thế giới : chi cam chanh (cam, quýt, bưởi, quất,
chanh,…), chuối, nho, táo, hồng, xoài, đào, dứa, mận, lê, đu đủ, dâu tây, bơ,…
1.2. Đặc điểm của ngành hàng rau quả :

Rau quả là một trong số các sản phẩm đặc trưng của nhóm hàng nông sản,
mang những đặc điểm chung của nhóm hàng này và cũng có đặc điểm riêng biệt.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của ngành hàng rau quả :
- Thứ nhất, mang tính mùa vụ cao : Vào mùa thu hoạch, sản lượng sẽ cao, ngược
lại trái mùa, sản lượng sẽ thấp. Điều đó dẫn tới việc cung cấp các sản phẩm trái
vụ sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh . Rau quả là ngành hàng dễ hỏng nên cần hoàn tất hợp đồng trong thời
gian ngắn. Đặc tính này giúp các doanh nghiệp biết được thời điểm để huy
động được một số lượng hàng lớn nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Thứ hai, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên : Sản lượng rau quả cao hay thấp,
chất lượng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khí hậu,
thời tiết, thổ nhưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau quả từ khâu gieo
trồng tới khâu thu hoạch và bảo quản.
6
- Thứ ba, giá trị gia tăng cao : Thời gian thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nhanh,
giá trị đầu tư không quá cao nên dễ quay vòng sản phẩm, quay vòng vốn.
- Thứ tư, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp : Từ khâu gieo trồng đến khâu bảo
quản đều cần sử dụng công nghệ, hóa chất để chất lượng sản phẩm đạt được tốt
nhất. Mỗi loại rau quả có thời gian sử dụng và khả năng chịu tác động của môi
trường bên ngoài khác nhau. Do đó cần có biện pháp phù hợp trong việc sử
dụng hóa chất và phải đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thứ năm, là sản phẩm tươi nên cần bảo quản kĩ lưỡng khi vận chuyển : Việc
vận chuyển mặt hàng rau quả đòi hỏi phải có những phương tiện vận chuyển
chuyên dụng với hệ thống kho bảo quản, hệ thống làm lạnh công nghệ cao và
đồng bộ. Tất cả nằm tránh cho rau quả trong quá trình vận chuyển bị dập, thối
dẫn đến mất giá trị.
1.3. Diện tích đất trồng và sản lượng rau quả :
1.3.1. Rau :
Tuỳ vào điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác, mỗi vùng của nước ta có
khả năng phát triển sản xuất cây rau khác nhau. Với nhiều lợi thế và điều kiện tự

nhiên thuận lợi, khu vực đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trồng rau lớn nhất
cả nước. Năm 2010, diện tích trồng rau của đồng bằng sông Hồng lên đến 7vạn ha,
chiếm 27,8% tổng diện tích rau cả nước và hơn 30% tổng sản lượng rau cả nước.
Bảng 1 : Diện tích và sản lượng rau Việt Nam.
Năm Diện tích(1000 ha) Sản lượng(1000 tấn)
Năm 2007 706,5 11084,6
Năm 2008 714,6 11374,7
Năm 2009 735,5 11885,4
Năm 2010 780,0 12935,3
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư.
7
Dựa vào bảng 1, ta có thể thấy diện tích và sản lượng rau của nước ta sau khi
gia nhập WTO liên tục tăng. Năng suất bình quân từ năm 2007-2010 đạt 16,1tạ/ha.
Sự gia tăng này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
1.3.2. Quả :
Cây ăn quả là nhóm cây có nhiểu triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện
khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có những loại có
thể xuất khẩu. Theo số liệu thống kê, diện tích đất trồng cây ăn quả của nước ta
những năm gần đây tăng khá nhanh. Đồng bằng song Cửu Long là vùng có diện
tích và sản lượng cây ăn quả lớn nhất cả nước với 270 nghìn ha, thu hoạch mỗi
năm khoảng 7 triệu tấn.
Bảng 2 : Diện tích cây ăn quả cả nước.
Năm Diện tích (1000ha)
2007 771,3
2008 786,2
2009 774,0
2010 845,0
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư.
Dựa vào bảng 2, ta có thể thấy diện tích đất trồng cây ăn quả từ năm 2007
đến năm 2008 tăng 1,9%. Nhưng sang năm 2009, diện tích đất trồng lại giảm.

Nguyên nhân do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (khủng hoảng tài chính của
một số nền kinh tế lớn năm 2008 đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái) và
thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên cả nước, đã gây ra những ảnh hưởng lớn
đến sản xuất. Đến năm 2010, diện tích đất trồng lại tăng nhanh chóng, vượt năm
2008 lên mức 845 nghìn ha. Sau đây là bảng thống kê sản lượng của một số loại
quả tiêu biểu từ khi Việt Nam gia nhập WTO :
Bảng 3 : Sản lượng một số loại quả tiêu biểu.
8
( Đơn vị : 1000 tấn )
Các loại quả Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Cam quýt 662,0 677,7 691,5 729,4
Dứa 400,0 491,9 483,6 502,7
Xoài 409,3 520,6 553,3 574,0
Bưởi 211,6 348,3 380,7 394,1
Nhãn 481,0 633,2 605,9 590,6
Chuối 1200,0 1677,0 1649,0 1700,0
Nguồn : Tổng hợp.
1.4. Vai trò của việc xuất khẩu rau quả đối với Việt Nam :
• Xuất khẩu rau quả đang dần trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, đóng góp
rất tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất thân là một ngành
sản xuất nhỏ bé, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa, sản xuất rau quả đã và
đang khẳng định vị trí xứng tầm của mình trong nền kinh tế.
• Xuất khẩu rau quả phát triển, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ
trợ phát triển, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Đồng thời, nó kéo theo sự
phát triển của công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan. Như vậy, nó đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
• So với các ngành công nghiệp khác, cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu,
thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản nói chung và hàng rau quả nói
riêng sẽ cao hơn, do tỉ lệ chi phí sản xuất mang nguồn gốc ngoại tệ của rau

quả thấp.
• Ngành sản xuất rau quả sử dụng rất nhiều lao động. Việc gieo trồng và xuất
khẩu rau quả đã tạo thêm việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, đặc biệt ở
nông thôn và miền núi. Có việc làm ổn định, thu nhập của người nông dân
được cải thiện, đời sống tinh thần và vật chất nâng cao, xoá đói giảm nghèo.
• Xuất khẩu rau quả tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp, góp phần cho sản xuất trong nước phát triển ổn định. Đồng
9
thời, nó giúp khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới, nâng cao vị
thế quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
• Xuất khẩu rau quả đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần vào
việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập
khẩu và các hoạt động kinh tế xã hội khác.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả :
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu ngành hàng rau quả,
ví dụ như giống, điều kiện tự nhiên, cầu người tiêu dùng, cạnh tranh trên thị
trường, khoa học công nghệ, rào cản kĩ thuật…
• Giống : Lựa chọn được loại giống tốt không những cho năng suất cao, chống
được sự khắc nghiệt của khí hậu, sâu bệnh, côn trùng mà còn cho đặc tính
bảo quản tốt.
• Điều kiện tự nhiên :
- Khí hậu thời tiết : Đây là yếu tố quyết định được mùa hay mất mùa của hoạt
động sản xuất rau quả. Khí hậu thời tiết tốt sẽ giúp cho việc gieo trồng, thu
hoạch diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.
- Đất đai : Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau
quả. Mỗi vùng đất kết hợp với khí hậu thời tiết sẽ sản xuất ra những loại rau
quả đặc trưng như : rau sắng (chùa Hương), cải mèo (Sa Pa), cà chua bi (Lào
Cai), xoài tượng (Bình Định), cam xã Đoài (Nghệ An), nhãn lồng (Hưng Yên),
Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), vải Thanh Hà ( Hải Dương),…
• Khoa học công nghệ : Sự phát triển của khoa học công nghệ không chỉ có ý

nghĩa to lớn trong việc lai tạo các giống mới chất lượng tốt, năng suất cao
mà còn khiến cho việc thu hoạch, chế biến, bảo quản diễn ra nhanh chóng,
nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường. Quá trình vận chuyển
cũng được rút ngắn, dễ dàng hơn, khiến cho hoạt đông thương mại đạt kết
quả cao hơn.
• Cầu người tiêu dùng : Ở các quốc gia phát triển, nhu cầu tiêu thụ rau quả
10
luôn cao hơn ở các quốc gia đang phát triển.
• Mức độ cạnh tranh trên thị trường : Muốn thâm nhập vào các thị trường lớn
cần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng phổ biến trên thế giới.
• Các rào cản kĩ thuật : Đây là hình thức tự vệ của các nước nhập khẩu nhằm
ngăn chặn sự thâm nhập thị trường nội địa của các sản phẩm nước ngoài
không đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng, có khả năng gây hại
cho người tiêu dùng. Các rào cản kĩ thuật càng chặt chẽ, khắt khe thì xuất
khẩu rau càng gặp nhiều khó khăn.
1.6. Tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practices) :
Đây là tiêu chuẩn do Hiệp hội các công ty bán lẻ châu Âu sáng lập năm
1997, được áp dụng phổ biến hiện nay cho mặt hàng xuất khẩu rau quả.
 Mức quy định pháp lý tối thiểu của EU đối với nhập khẩu rau quả tươi :
Tất cả các lô hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
• Mỗi lô hàng phải có một chứng nhận vệ sinh thực vật đi kèm.
• Nhãn lô hàng phải ghi đầy đủ nước xuất xứ, tên và địa chỉ nhà xuất
khẩu,tên sản phẩm và ngày giao dịch.
• Các nhà cung cấp phải chứng minh về việc tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh
của EU đối với các sản phẩm không phải nguồn gốc động vật.
• Việc nhiễm các loại thuốc trừ sâu, chì và catmi không được vượt quá
mức tối đa cho phép theo luật pháp EU.
• Lô hàng không bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu không được phép sử
dụng (bị cấm) ở EU.

• Lô hàng đóng bằng thùng gỗ sau ngày 28/2/2005 phải tuân thủ tiêu
chuẩnquốc tế về đóng gói bằng chất liệu gỗ (ISPM-15).
11
• Các lô hàng được liệt vào các tiêu chuẩn phân loại tiêu thụ phải có
mộtchứng nhận phù hợp.
 Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và phân loại :
Các tiêu chuẩn chung Các quy định
Quy định tối thiểu Có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm :
- Tình trạng nguyên vẹn.
- Lành lặn (các sản phẩm đang thối rữa hay hư
hỏng sẽ bị loại bỏ).
- Sạch.
- Không gây hại hay có nguy cơ gây hại.
- Không có hơi ẩm bên ngoài một cách khác
thường.
- Không có bất vì mùi vị hay hương vị khác lạ.
Sự nhất quán
Sự nhất quán các sản phẩm được đóng gói cùng nhau
phải có nguồn gốc xuất xứ, chủng loại, phẩm cấp và
chất lượng thương mại như nhau.
Phân loại sản phẩm 1. Loại rất tốt :
- Sản phẩm có chất lượng rất tốt.
- Không có bất kỳ khiếm khuyết nào ngoại trừ
khiếm khuyết bên ngoài không đáng kể và không
ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài nói chung
cũng như chất lượng sản phẩm nói riêng.
- Tối đa 5% trong tổng khối lượng sản phẩm
không thoả mãn các yêu cầu về phẩm cấp, nhưng
thoả mãn yêu cầu của Loại 1 hay trong mức độ
cho phép của cấp đó.

2. Loại 1 :
- Chất lượng tốt (hình thức và màu sắc tốt, không
có các dấu vết).
- Có thể cho phép có những khiếm khuyết nhỏ.
- Tối đa 10% trong tổng khối lượng sản phẩm,
không thoả mãn yêu cầu về phẩm cấp, nhưng
thoả mãn yêu cầu của Loại 2 hay trong dung sai
cho phép của cấp đó.
12
3. Loại 2 :
- Sản phẩm không hư hỏng, có thể tiêu thụ được
(thoả mãn các yêu cầu tối thiểu).
- Có thể có khiếm khuyết.
- Tối đa 10% trong tổng khối lượng sản phẩm
không thoả mãn các yêu cầu về phẩm cấp, các
yêu cầu tối thiểu nhưng không bị thối rữa hay hư
hỏng.
Các quy định bổ sung - Phân cỡ.
- Sai số cho phép.
- Cách trình bày.
- Ghi nhãn.
- Nhãn hiệu kiểm tra hợp lệ.
Sản phẩm đóng gói hỗn
hợp cho tiêu dùng
Có thể trộn lẫn nhiều loại rau quả tươi khác nhau
trong các bao gói có trọng lượng thực từ 3kg trở
xuống nhưng phải đảm bảo rằng:
- Các sản phẩm là đồng nhất về chất lượng,
chúng phải có phẩm cấp chất lượng rõ ràng.
- Việc trộn lẫn các sản phẩm không nhằm mục

đích lừa gạt người tiêu dùng.
Các sản phẩm nhỏ Sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng sản phẩm nhỏ
(VD: súp lơ, bí xanh, cải tím,…) không áp dụng các
quy định về kích cỡ.
PHẦN II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SAU
KHI RA NHẬP WTO.
2.1. Tác động của việc gia nhập WTO :
Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho ngành
xuất khẩu rau quả nước ta :
Cơ hội Thách thức
13
- Hưởng ưu đãi của các nước thành
viên.
- Thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Tham gia vào các chương trình hợp tác
khoa học công nghệ, thu hút đầu tư,
nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ
sản xuất, tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
- Thuận lợi hơn trong tranh chấp
thương mại.
- Nguồn cung ứng manh mún, hệ thống
kho lạnh và quản lí chất lượng bị giới
hạn.
- An toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt,
nguồn gốc mặt hàng chưa rõ ràng, dữ
lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.
- Chi phí sản xuất cao.
-Trợ cấp xuất khẩu bị xoá bỏ.
- Các rào cản kĩ thuật.

2.2. Kim ngạch xuất khẩu :
Kể từ khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói
chung và mặt hàng rau quả nói riêng liên tục tăng trưởng và gần như xuất siêu.
Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sau WTO.
Năm Kim ngạch NK
( triệu USD )
Tổng kim ngạch
XK Việt Nam
( triệu USD )
Tỉ lệ KNXK rau quả
so với tổng KNXK
( % )
2007 305,6 48561,4 0,63
2008 407,0 62906,0 0,65
2009 438,9 56600,0 0,76
2010 450,5 71600,0 0,63
Nguồn : Tổng cục thống kê
Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2007 đến nay tăng trưởng khá đều với
tốc độ tăng trưởng trung bình 20% /năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá
trong khi số lượng tăng ít hơn. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), nước
ta là nước sản xuất rau quả đạt sản lượng lớn, đứng thứ 5 châu Á nhưng chủ yếu
tiêu thụ ở thị trường nội địa (85%) còn phục vụ xuất khẩu rất ít. Xuất khẩu rau quả
4 tháng đầu năm 2011 đạt 213 triệu USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2010.
14
Dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm nay sẽ đạt 500-510 triệu
USD, do nhu cầu tại Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêxia,… tăng mạnh.
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam 4 tháng đầu năm.
(*) 4 tháng đầu năm, (**) tính đến 15/04/2011.
2.3. Thị trường xuất khẩu :

Hiện nay, rau quả Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, dưới dạng tươi nguyên, sấy khô, sắt miếng, nước ép đóng hộp hay rau
hỗn hợp đông lạnh,…Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, EU, ASEAN là những thị
trường chính của Việt Nam, chiếm trên 70% tổng kim ngạch.
Bảng 5 : Trị giá xuất khẩu rau quả Việt Nam phân theo nước, khối nước.
15
( Đơn vị : 1000 USD )
Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đài Loan 29477 265 19885 19981
Trung Quốc 27230 48941 55286 74901
Nhật Bản 26426 30787 31878 35603
Nga 22431 38798 34228 28813
Mỹ 20305 10212 21644 25843
Hàn Quốc 10439 19447 8440 11478
Hà Lan 10332 10613 17880 31420
Singapore 10127 12424 10329 14483
Thái Lan 7743 10463 8355 11071
Đức 5883 1192 5787 7335
EU 39938 42155 39278 54482
ASEAN 27021 43452 34824 53501
Nguồn : Tổng cục thống kê.
• Trung Quốc là thị trường nhiều tiềm năng đối với việc xuất khẩu rau quả
tươi và chế biến của Việt Nam như thanh long, chuối, dứa, xoài, măng ta, cà
chua, gừng, ớt,…vì chi phí vận tải thấp và nhu cầu tiêu dùng hai nước khá
giống nhau. Trong những tháng đầu năm 2011, tình hình thời tiết bất lợi tại
Trung Quốc khiến lượng rau quả của nước này giảm, nhu cầu nhập khẩu
tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt
Nam sang Trung Quốc đầu năm 2011 đạt 26,3 triệu USD, tăng 83,2% so với
cùng kỳ năm 2010.
• Nhật Bản là một trong hai thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt

Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản những năm
qua liên tục tăng từ 10-15% , đầu năm 2011 đạt 9 triệu USD. Việc tăng
cường xuất khẩu vào thị trường Nhật lúc này không chỉ thiết thực hỗ trợ
Nhật tái thiết đất nước, ổn định đời sống nhân dân mà còn là cơ hội tăng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
• Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nga những tháng
đầu năm 2011 đạt 8,2 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là
16
dưa chuột muối và dưa chuột dầm dấm, dừa khô lột vỏ, dứa khoanh đông
lạnh,…
• Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
Mỹ 3 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm
2010. Dự báo những tháng tới, xuất khẩu rau quả và đặc biệt là trái cây tươi
sang Mỹ sẽ tăng mạnh do nhiều loại trai cây đặc trưng của Việt Nam như
thanh long, dừa, bòn bon,…được yêu thích ở thị trường này.
• Trong khối EU, có 24 thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam với trị giá 15
triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2011, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau xanh ở khu vực này năm 2011 sẽ tăng khoảng
22-23%, khoai tây và các loại rau củ khác tăng 7-8%, nhu cầu nhập khẩu trái
cây nhiệt đới sẽ tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 8%.
• Nhu cầu tiêu dùng rau quả của thị trường ASEAN vẫn đang trong xu hướng
tăng lên. Do có cùng vị trí địa lý và khí hậu nên các chủng loại rau quả của
các nước trong khu vực khá đồng nhất. Ba tháng đầu năm 2011, ước tính
kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này là 34,1 triệu
USD, tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2010.
17
2.4. Chính sách của nhà nước :
Để thúc đẩy xuất khẩu phải xuất phát từ động lực của người sản xuất - kinh
doanh thông qua sự kích thích về lợi ích vật chất và nhu cầu phát triển của chính
họ. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố mà

yếu tố quan trọng là chính sách của chính phủ. Một hệ thống chính sách ban hành
hợp lý sẽ có tác động tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
xuất khẩu.
18
Chính sách đất đai :
• Tổ chức, các nhân đầu tư sản xuất rau quả an toàn được ưu tiên thuê đất
hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại các
vùng sản xuất an toàn tập trung và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền
sử dụng đất, giá thuế đất theo quy định hiện hành.
• Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong
phạm vi quyền hạn và ngân sách địa phương, ban hành chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện “dồn điền, đổi thừa”,
cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ đất để hình thành vùng sản xuất an toàn tập
trung; ban hành chính sách khác cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an
toàn trên địa bàn.
• Khuyến khích nông dân sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc
liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả
an toàn.
Ngày 1/1/2011, Nghị quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm
thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2020 có hiệu lực
thi hành. Và như vậy, sẽ có khoảng 70% dân số Việt Nam ở nông thôn được
hưởng lợi từ chính sách này.
Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả :
Để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có, chính sách phát triển thị trường xuất
khẩu rau quả theo hướng đa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt
hàng xuất khẩu có lợi thế. Do đó chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả
hướng vào các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, EU, ASEAN,…
Chính sách đầu tư :
Để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả, nhà nước
đã quan tâm đầu tư đến các lĩnh vực :

19
• Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vi mô và vĩ
mô nhằm xây dựng chiến lược thị trường lâu dài, ổn định, trong đó xác định
những thị trường trọng điểm và mặt hàng cụ thể.
• Đầu tư cho các vùng sản xuất rau quả chuyên canh xuất khẩu, trong đó chú ý
đầu tư khâu nghiên cứu cải tạo giống, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ
nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
• Đầu tư cho khâu bảo quản, chế biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế.
• Đầu tư thêm vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả có điều kiện mở
rộng và phát triển kinh doanh.
• Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng chuyên canh sản xuất rau quả ( hệ
thống đường xá, phương tiện vận chuyển, hệ thống tưới tiêu,…), đầu tư phát
triển các hoạt động dịch vụ phục vụ cho quá trình kinh doanh rau quả xuất
khẩu được thông suốt.
Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao,cần
được thực hiện triệt để hơn nữa.
Chính sách vốn, tín dụng :
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả, giải quyết vấn đề vốn là một trong
những khó khăn của nhà kinh doanh xuất khẩu, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhà nước
thông qua chính sách cho vay vốn.
• Đối với người sản xuất, chế biến xuất khẩu, căn cứ vào đặc tính, thời vụ của
từng loại rau quả, nhà nước cho vay vốn với thời hạn bao gồm cả cho vay
vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất
cho vay xuất khẩu đang áp dụng. Hệ thống tín dụng đặc biệt với điều kiện
thuận lợi hơn như ngân hàng Việt Nam cho người nghèo vay đang được
triển khai.
20
• Đối với các tổ chức kinh doanh xuất khẩu, nhà nước cho vay vốn khi cần
thực hiện các hợp đồng lớn. Để khuyến khích chế biến, xuất khẩu rau quả,

nhà nước đã cho các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, phù hợp với diễn
biến thực tế của thị trường.
Chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu rau quả :
Kinh doanh xuất khẩu rau quả cũng như các mặt hàng nông sản khác là lĩnh
vực dễ bị chi phối bởi tính tự phát của thị trường và đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu rau quả còn bấp bênh, thiếu ổn định. Trong
khi sản xuất nông nghiệp không cho phép điều chỉnh cân bằng cung cầu ngay sau
khi gặp rủi ro mà đòi hỏi phải có thời gian, có điều kiện vật chất để khắc phục hậu
quả. Chính vì vậy mà chính phủ đưa ra chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu
rau quả, trợ giúp người kinh doanh khi gặp rủi ro khách quan.
2.5. Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sau khi gia nhập WTO:
2.5.1. Ưu điểm :
• Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá đều, trung bình 20% / năm.
• Nhà xuất khẩu đã chịu đầu tư mở rộng tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Đến
nay, mặt hàng rau quả của Việt Nam đã xuất hiện trên hơn 50 quốc gia và
vùng lãnh thổ, chủ yếu là các nước EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản,
Mỹ, Nga,…
• Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản
phẩm, an toàn VSTP nên một số lớn doanh nghiệp chế biến đã được cấp
chứng nhận HACCP, ISO, BRC, KOSHER,…
• Doanh nghiệp cũng quen dần tập quán mua bán hàng hóa của các thị trường
chính.
• Sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn
(có thêm gấc đông lạnh, puree vải, hỗn hợp quả trong nước chanh dây,…).
21
2.5.2. Hạn chế :
• Kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
• Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do giá trong khi số lượng tăng ít hơn.
• Xuất khẩu tươi rất ít so với rau quả chế biến.

• Chưa đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn trong khi năng lực chế biến
của doanh nghiệp còn thừa rất nhiều.
• Còn khiếu nại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ruồi đục quả, dư
lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì, …).
• Rất ít đầu tư FDI vào lĩnh vực rau quả. Doanh nghiệp e ngại đầu tư vào vùng
nguyên liệu.
• Chế biến đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công.
• Hầu hết xuất khẩu dưới nhãn mác của nước ngoài
• Còn lệ thuộc nhập khẩu nhiều vật tư đầu vào (bao bì, giấy, …).
• Chi phí vận chuyển đường biển, đường không cao hơn so với Thái Lan và
Trung Quốc.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế :
Mỗi 1 hạn chế ở trên được giải thích tương ứng với những nguyên nhân sau :
• Rau quả xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu của cả
nước là do rau quả của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ trong nước,
chỉ một phần nhỏ đáp ứng cho xuất khẩu. Trong khi đó các doanh nghiệp lại
không đủ khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn vì gặp khó khăn trong
công tác thu mua, gom hàng. Một số loại trái cây có thị trường tiêu thụ
nhưng chất lượng và giá cả chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ( chuối, xoài,
22
măng cụt…). Một số trái cây khác có tiềm năng xuất khẩu thì tốc độ phát
triển quá chậm, không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến như dứa .
• Chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, không vượt qua được
các rào cản kĩ thuật của các nước nhập khẩu. Vì thế việc gia tăng số lượng
xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu là do
sự biến động có lợi về giá của một số mặt hang đã có chỗ đứng nhất định
trên thị trường và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm trái vụ.
• Xuất khẩu tươi rất ít bởi việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,
chế biến, vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa đủ khả
năng sở hữu các công nghệ tiên tiến nhất và người nông dân chưa được trang

bị kĩ năng, kiến thức tốt trong gieo trồng, sản xuất. Sản phẩm tạo ra có chất
lượng chưa cao, khả năng duy trì độ tươi ngon ngắn, quá trình vận chuyển
với hệ thống làm lạnh thô sơ khiến rau quả tươi xuất khẩu bị mất giá.
• Khâu sản xuất, bảo quản, chế biến còn nhiều yếu kém mà nguyên nhân chủ
yếu là do việc áp dụng các kỹ thuật thu hái, phân loại bảo quản còn thấp, kỹ
thuật bảo quản mới chỉ dừng lại ở việc đóng gói bao bì và lưu giữ tại cảng
bằng các kho mát chuyên dùng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản
phẩm. Mặt khác, sản xuất cây ăn quả của nước ta chủ yếu theo quy mô nhỏ
(vườn hộ gia đình) nên gây khó khăn trong việc đầu tư ,ứng dụng kỹ thuật
cơ khí vào thu hái, lựa chọn và bảo quản.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu của ta phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính không lớn. Mà hiện nay Nhà nước cũng
chưa có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi
phí vận chuyển. Việc xây dựng các kho bảo quản mát tại khu vực trung
chuyển, các cửa khẩu nhằm bảo quản tạm thời hàng rau quả vẫn chỉ dừng lại
ở mức đề xuất dự án.
• Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được giải quyết hiệu quả bởi người
sản xuất chưa ý thức được đầy đủ vấn đề này. Để khuyến khích người nông
dân đầu tư vào sản xuất "sản phẩm nông nghiệp an toàn", các cơ quan chức
năng hô hào rằng sản phẩm an toàn sẽ có giá cao hơn từ 10% đến 30% so
23
với sản phẩm thông thường. Nhưng khi sản phẩm an toàn ra đời lại không có
kênh phân phối chính thức khiến rau quả an toàn và những loại rau quả sản
xuất qtruyền thống phải bán chung giá. Nhiều hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp an toàn thường giải thể sau khi những dự án hỗ trợ hết hiệu lực. Và
phương pháp gieo trồng truyền thống lại được sử dụng lại. Mà phương pháp
này để đạt được mục tiêu lợi nhuận, người dân không trừ bất cứ một loại hóa
chất nào đem vào sử dụng và vì canh tác nhỏ lẻ nên chúng ta không thể giám
sát được. Rau quả sử dụng không đúng liều lượng hóa chất đương nhiên sẽ
không đảm bảo được các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn

cho hoạt động xuất khẩu.
• Đáng lẽ ra việc sản xuất rau quả an toàn với chi phí đầu vào như thuốc trừ
sâu, phân bón ít hơn thì giá bán phải rẻ hơn. Giá rẻ hơn thì người tiêu dùng
sẽ mua nhiều hơn vì lợi ích về kinh tế lẫn sức khỏe, có như vậy thì sản phẩm
rau quả an toàn mới có thể tồn tại trên thị trường.
• Công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường của các doanh nghiệp còn yếu kém,
trong khi đó lại chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước. Các
doanh nghiệp xuất khẩu không nắm rõ được các quy định về hang rào kỹ
thuật của bạn hang nên gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng.
• Đầu tư FDI vào lĩnh vực rau quả thường gặp nhiều rủi ro và ít ưu đãi vì thị
trường rau quả luôn có biến động thất thường và việc sản xuất rau quả chịu
sự chi phối của nhiều yếu tố. Mà doanh nghiệp không thể lường trước được
sự thay đổi của những yếu tố ấy, việc đầu tư vào lĩnh vực rau quả có thể
mang lại hiệu quả cao nến gặp thuận lợi nhưng cũng có thể khiến nhà đầu tư
thua lỗ nếu có những biến động bất lợi. Hơn thế nữa, đầu tư FDI chưa có sự
ưu đãi từ phía nhà nước trong khi ở các lĩnh vực khác, nhà đầu tư phải chịu
ít rủi ro hơn, được ưu đài nhiều hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
• Quy luật được mùa mất giá, mất mùa được giá tác động nhiều đến tâm lý
người sản xuất. Khi được mùa, giá rẻ khiến người dân hoang mang, chán
nản và có xu hưởng cắt giảm diện tích gieo trồng cho các loại rau quả khác
để tìm kiếm những cơ hội mới. Những vùng nguyên liệu tập trung không
24
mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có thể bị thu hồi đất phục vụ cho việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,…gây khó khăn cho việc tìm kiếm
nguyên liệu xuất khẩu, đặc biệt là những khi mất mùa.
PHẦN III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO.
3.1. Nhóm giải pháp về sản xuất :
1) Xác định, qui hoạch vùng sản xuất, chủng loại rau quả có lợi thế cạnh tranh :
• Cần khảo sát qui hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất rau quả đặc sản

chủ lực, phù hợp sinh thái vùng. Tổ chức sản xuất rau quả tập trung, tạo
nguồn hàng lớn và ổn định, có giá thành thấp và có chất lượng, có điều kiện
áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Xây dựng một số vùng rau quả đặc sản như sau : Dứa (Kiên giang -Tiền
Giang - Đồng Giao), thanh long (Bình Thuận), vải thiều (Bắc Giang, Hải
Dương), xoài (Tiền Giang, Đồng Tháp), vú sữa (Vĩnh Kim - Tiền giang),
măng cụt (Bến tre), rau bó xôi (Lâm Đồng), su su (Sa Pa),…
2) Nâng cao chất lượng giống, ứng dụng giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến,
sạch bệnh :
• Hoàn thiện, nâng cao các giống tiêu biểu của từng chủng loại quả đặc sản
của từng vùng.
• Lai tạo, quản lý và ứng dụng các giống mới.
• Quản lý, nâng cao chất lượng các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và sản xuất
giống.
• Ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và an toàn vệ sinh thực phẩm: chăm
bón, tưới tiêu, xử lý phòng trừ sâu bệnh (ruồi đục quả), chủ động điều khiển
thời gian thu hoạch,…
3) Ứng dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch :
• Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản
lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài. Cần thiết phải chi phí để mua
các công nghệ và thiết bị liên quan để xử lý.
25

×