Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm học tốt các môn xã hội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.45 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm học tốt các môn xã hội
Kiến thức do các môn xã hội đem lại rất l{ thú nhưng việc học các môn
này lại không mấy thuận buồm xuôi gió với không ít người. Hiếu Học xin
chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể “chống trọi” cũng như trở thành
thủ lĩnh của các môn “khó nhằn” này.

Phải có đam mê

Có thể nói khối xã hội (thường gọi là khối C khi đi thi đại học, cao đẳng)
mang tính đặc thù hoàn toàn khác với các khối khác. Vì vậy điều kiện
tiên quyết phải có đó là sự say mê với nó. Khối này bao gồm ba môn là
Văn, Sử, Địa – những môn lâu nay vẫn được coi là học thuộc lòng.

Học khối xã hội cho thấy những giá trị của cuộc sống được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau tuz vào cách cảm cách nghĩ. Nhưng dù
nhìn nhận dưới góc độ nào thì những điều ấy cũng luôn cho người học
sự tò mò muốn khám phá và tìm hiểu. Và bạn hãy học bằng sự yêu
thích của mình.

Đối với môn Văn, đây được coi là môn chính của khối và luôn cần được
đầu tư nhiều. Học môn văn không khó nếu bạn biết cách “hành văn”
hợp lí. Bạn phải có nhiều cảm xúc, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt
trôi chảy suy nghĩ của mình. Điều này là thực sự cần thiết. Còn môn Sử
thì sự chăm chỉ là yếu tố then chốt có thể cởi bỏ nút thắt về những số
liệu, những sự kiện có tính chất liền mạch. Học Sử rất hấp dẫn, bạn như
được trở về quá khứ tìm theo những dấu chân, xâu chuỗi các vấn đề
của lịch sử. Môn này hay và nhiều điều đáng để lưu { khi học khối xã
hội và được điểm cao ở môn này cũng không phải là chuyện quá khó.
Môn Địa lý có lẽ được coi là môn học dễ trong ba môn nói trên. Môn
này không quá khắt khe về tài liệu, con số hay những dẫn chứng. Từ
thực tế và sự quan sát người học cũng có thể nêu được vấn đề của bài


học và đưa ra những nhận xét khái quát nhất.

Nên chăm chỉ và có sự đầu tư

Học các môn này, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn một chút. Nó đòi
hỏi bạn phải suy nghĩ, đòi hỏi bạn phải tưởng tượng cả giờ đồng hồ để
có một câu văn hay, ghi nhớ hàng giờ đồng hồ với những sự kiện lịch sử
và phân loại hàng giờ với những số liệu của môn địa. Bạn sẽ được rèn
luyện thêm cả tính kiên nhẫn, cẩn thận và sự chỉn chu khi học khối xã
hội này rồi đấy.
Thường xuyên học các môn này để nó có sự liên tục không bị đứt
quãng. Khi bạn tạo cho mình thói quen đó thì không chỉ riêng khối xã
hội mà các khối khác cũng không làm bạn quá vất vả.

Yêu cầu đọc nhiều tài liệu và các sách chuyên ngành cũng là điều cần
thiết. Nếu bạn không đọc thêm mà chỉ đọc những cuốn sách giáo khoa
đó thì rất khó nắm bắt kiến thức. Tuy nhiên, kỹ năng đọc sách cũng rất
quan trọng, nó giúp bạn biết đọc cái gì và đọc như thế nào sao cho hiệu
quả. Hãy cố gắng nạp các thông tin và các kiến thức càng nhiều càng tốt
cho bạn.

Tránh tư tưởng học vẹt, học tủ

Đối với khối xã hội bạn nên tránh tư tưởng học “vẹt” vì nó không giúp
được gì nhiều cho bạn. Học thuộc không có nghĩa là học hôm nay rồi
ngày mai lại mới mẻ theo kiểu “chữ thầy trả thầy”. Bạn cần xác định
được cái gì là cần thiết cho mình. Những kiến thức bạn có về các khối
ngành xã hội là rất rộng, bạn sẽ hiểu biết được nhiều hơn về thế giới
bên ngoài cũng như những điều cơ bản của cuộc sống.


Hãy học hiểu thay vì học tủ. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có những
bài tự luận hay và { nghĩa. Các bạn hãy cố gắng tóm lược bài học của
mình ngắn gọn có đánh giá và nhận xét của cá nhân. Thói quen này
được hình thành thì bạn sẽ học bài khá dễ dàng và không mất quá
nhiều thời gian cho các môn học.

Bạn nên có một phương pháp riêng của mình để học sao cho hiệu quả.
Khi đó, các môn xã hội không những không gây trở ngại mà còn kích
thích sự tò mò của bạn. Học vẹt chỉ có thể là phương án tình thế cứu
cánh cho bạn khi lâm vào tình trạng không kịp học bài. Bạn cứ thử học
vẹt một làn xem kết quả như thế nào nhé!

Giai đoạn chạy nước rút

Không riêng khối xã hội mà các khối khác cũng có giai đoạn chạy nước
rút. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên nhiều cho các môn học thuộc này. Thực
tế, các môn học hiểu chiếm khá nhiều trong quỹ thời gian của bạn. Vì
vậy, bạn phải phân bố thời gian hợp lí, biết học cái gì trước cái gì sau.
Vào kì thi, bạn hãy thoải mái với những gì mình đẽ có, tránh sự áp lực
quá mức để rồi “sôi hỏng bỏng không”.

Theo kinh nghiệm của Hiếu Học, để kiếm được điểm cao ở khối xã hội
không khó nếu bạn biết cách trình bày vấn đề rõ ràng, logic và mạch lạc.
Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được những người
“cầm cân nảy mực” chú {. Vì vậy, các bạn hãy phát huy thế mạnh của
mình để thành công trong khối ngành xã hội này nhé. Hy vọng qua bài
viết này sẽ giúp cho các bạn có thể học bài tốt hơn và yêu thích khối xã
hội nhiều hơn.


×