Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN Ở MẮT TRONG BỆNH LEUKEMIA CẤP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.66 KB, 16 trang )

KHẢO SÁT BIỂU HIỆN Ở MẮT TRONG
BỆNH LEUKEMIA CẤP


TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát biểu hiện ở mắt trong bệnh leukemia cấp tại bệnh viện
chợ rẫy.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt dọc hàng loạt ca không so
sánh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06 năm 2005 đến tháng 06 năm 2006
trên 85 bệnh nhân mới được chẩn đoán xác định leukemia cấp tại khoa huyết học
bệnh viện Chợ rẫy (16-81 tuổi) được thăm khám mắt trong vòng 2-3 ngày trước
khi tiến hành hoá trị.
Kết quả: Kết quả 43 bệnh nhân được phát hiện có tổn thương ở mắt
(50,59%), 38 bệnh nhân xuất huyết trong võng mạc (45%), 26 bệnh nhân có tổn
thương xuất huyết nhân trắng (31%), 11 bệnh nhân có tổn thương nốt dạng bông
(13%) và nhiều tổn thương khác được phát hiện. Một số bệnh nhân có 2-3 loại tổn
thương ở mắt, không có sự khác biệt về biểu hiện chung ở mắt giữa nhóm
leukemia cấp dòng tủy và leukemia cấp dòng lympho.
Kết luận: Tổn thương ở mắt trong bệnh leukemia cấp rất thường gặp nên
khám mắt cần được thực hiện thường qui vào thời điểm chẩn đoán bệnh leukemia
cấp.
ABSTRACT
Purposes: Accessment of ocular involvement in acute leukemia at ChoRay
hospital.
Methods: The longitudinal prospective study with the description of the
cases without comparison. Study was performed from jun 2005 to jun 2006 in 85
newly diagnosed cases of acute leukemia in the Haematology of Cho Ray Hospital
(aged between 16 years and 81 years) were examined for eye changes with in 2-3
days of diagnosis before starting chemotheraphy.
Results: Ocular lesions were present in 43 patients (50.59%), intraretinal
hemorrhages in 38 (45%), white-centered hemorrhages in 26 (31%), cotton-wool


spot in 11 (13%) and other lesions were detected. Some of the patients had more
than one ocular lesion in one or both eyes. There was no difference in ocular
involvement between acute myeloid leukemia and acute lymphoid leukemia
Conclusion: Since ocular lesions were detected in many acute leukemia
patients, eye examination should be included as a part of routine evaluation at
initial diagnosis in the patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leukemia cấp (Acute leukemia: AL) là một bệnh thường gặp, tỉ lệ bệnh
trong cọng đồng vào khoảng 3 – 5 người/100.000 dân(1). Những biểu hiện tại mắt
trong bệnh AL là quan trọng vì mắt là nơi duy nhất những biểu hiện của bệnh về
thần kinh và mạch máu có thể được quan sát trực tiếp. Đồng thời AL là một bệnh
toàn thân, các triệu chứng ở mắt có lẽ là biểu hiện ban đầu của bệnh hoặc là biểu
hiện tái phát sau khi ngưng hóa trị. Hơn nữa, tổn thương ở mắt cũng là một yếu tố
góp phần tiên lượng bệnh(3). Ở Việt nam, chưa thấy có công trình nghiên cứu nào
về biểu hiện mắt trong AL.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát những biểu hiện ở mắt trên những bệnh nhân mới được chẩn đoán
AL, chưa được điều trị bằng hóa trị tại khoa huyết học bệnh viện Chợ rẫy từ
6/2005 – 6/2006 nhằm hiểu rõ các đặc điểm biểu hiện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán hoặc nghi ngờ AL tại khoa huyết học
bệnh viện Chợ rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân mới được chẩn đoán xác định AL, chưa được điều trị
bằng hoá trị.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhận đã được chẩn đoán xác định AL nhưng đã được điều trị hóa trị.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thống kê mô tả cắt ngang
Tính cỡ mẫu
Dựa theo công thức
n=
Trong đó P = 0,30 là tỉ lệ trung bình của biểu hiện chung ở mắt trong bệnh
AL hồi cứu từ y văn.
Cỡ mẫu tối thiểu n = 81.Thực tế đã nghiên cứu 85 bệnh nhân.
Cách thức tiến hành
Tất cả bệnh nhân sau khi vào viện nghi ngờ AL được thăm khám mắt trong
vòng 2-3 ngày, trước khi tiến hành hoá trị sau khi được chẩn đoán xác định AL
bằng tuỷ đồ.
Bất kỳ một biến đổi nào ở cấu trúc nhãn cầu, các bộ phận phụ thuộc và thần
kinh đều được ghi nhận vào phiếu khám bệnh.
Sử dụng phần mềm SPSS 11.05 để xử lý và phân tích số liệu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu gồm 85 bệnh nhân, có tỉ lệ nam: nữ là 1,36: 1. Tuổi trung bình
44,64±18,32. Tuổi cao nhất 81, tuổi thấp nhất 16. Trong 85 bệnh nhân AL có 64
leukemia cấp dòng tủy (AML), chiếm tỉ lệ 75,29% và 21 leukemia cấp dòng
lympho (ALL), chiếm tỉ lệ 24,71%.
Trong nghiên cứu này tất cả bệnh nhân đều là người lớn (≥16 tuổi) nên tỉ lệ
bệnh nhân nhóm AML cao hơn nhóm ALL. Trong bệnh AL, ở trẻ em, 80% là
ALL và chỉ khoảng 20% là AML, ở người lớn thì ngược lại 80% là AML và 15-
20% là ALL(1)(2).
Tỉ lệ biểu hiện chung ở mắt trong bệnh AL
Trong bệnh AL, tỉ lệ biểu hiện ở mắt là 50,59% (43/85). Riêng từng nhóm
bệnh, tỉ lệ biểu hiện ở mắt trong nhóm AML là 56,25% (36/64) và nhóm ALL là
33,33% (7/21). Không có sự khác biệt về tỉ lệ biểu hiện ở mắt giữa nhóm AML và
ALL (P>0,05).

Nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới đã báo cáo tỉ lệ biểu
hiện ở mắt trong bệnh AL là 9-64%(4-7). Những kết quả rất khác nhau này cho
thấy biểu hiện ở mắt trong bệnh AL chỉ là tạm thời, những biểu hiện này có thể
nặng lên hay giảm nhẹ theo thời gian và cùng với điều trị.
Kết quả tỉ lệ biểu hiện ở mắt trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,59%
(43/85). Kết quả này cũng tương tự với kết quả của Jackson N và cộng sự 52,38%,
Karesh JW và cộng sự 53%. Các tác giả này cũng thực hiện việc thăm khám mắt
trong vòng 2-3 ngày trước khi can thiệp hóa trị(6,8).
Tổn thương ở mắt trong bệnh AL
Bảng 1. Phân bố các loại tổn thương ở mắt trong bệnh AL
Loại tổn thương ở mắt

Tần số

%
Tổn thương ở võng mạc và thể pha lê




Xuất huyết trong võng mạc

38

38,38
Xuất huyết nhân trắng

26

26,26

Nốt dạng bông

11

11,11
Xuất tiết cứng

5

5,05
Phù hoàng điểm

1

1,01
Xuất huyết hoàng điểm

3

3,03
Xuất huyết trước võng mạc

4

4,04
Xuất huyết thể pha lê

2

2,02

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc

0

0,00
Thẩm lậu mô ở mắt




Thẩm lậu hốc mắt (lồi mắt)

0

0,00
Thẩm lậu thị thần kinh (phù đĩa thị)

0

0,00
Thẩm lậu màng bồ đào (bong võng mạc xuất tiết)

0

0,00
Tổn thương thần kinh ở mắt





Phù gai thị

0

0,00
Liệt dây thần kinh VI

1

1,01
Các tổn thương khác




Xuất huyết dưới kết mạc

6

6,06
Xuất huyết hậu nhãn cầu (lồi mắt)

0

0,00
Bầm mi

2

2,02

Tổng

99

100,00
Biểu hiện lâm sàng của bệnh AL thường do bệnh lý xâm lấn tổ chức, bệnh
lý nhiễm độc tế bào ung thư, bệnh lý do tăng độ nhớt của máu, bệnh lý do điều trị
bằng hoá chất gây nên, mắt là một cơ quan không nằm ngoài ảnh hưởng đó(1). Cơ
chế của các tổn thương ở mắt trong bệnh AL chưa được biết rõ. Tuy nhiên chúng
tôi cho rằng cơ chế gây ra các tổn thương ở mắt đó là: bệnh lý xâm lấn tủy xương
làm giảm sinh hồng cầu, bệnh lý tăng độ nhớt của máu do số lượng bạch cầu tăng
cao gây tắc mạch. Có lẽ hai yếu tố này gây ra thiếu máu cục bộ, tạo nên hình ảnh
nốt dạng bông, phù hoàng điểm. Tắc mạch gây tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc
ở mắt. Thiếu máu gây giảm oxy ở tổ chức gây hiện tượng giãn mạch, đặc biệt là
mạch não và mạch máu ở mắt hay gặp ở những trường hợp thiếu máu nặng, ở mắt
thấy hình ảnh tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo. Tăng độ nhớt của máu làm giảm dòng
máu chảy và ứ trệ tuần hoàn, cùng với hiện tượng thẩm lậu bạch cầu trong và
quanh lớp nội mô gây tổn thương thành mạch, làm thay đổi tính thấm thành mạch
gây ra tổn thương xuất tiết cứng ở võng mạc. Bệnh lý xâm lấn tủy xương gây giảm
sinh tiểu cầu gây chảy máu kéo dài, tăng độ nhớt của máu làm tăng áp lực bên
trong lòng mạch, hình thành các vi phình mạch, gây vỡ mạch và vì vậy xuất huyết
sẽ xảy ra, ở mắt sẽ có hình ảnh xuất huyết trong võng mạc, xuất huyết nhân trắng,
xuất huyết thể pha lê, xuất huyết dưới kết mạc Bệnh lý xâm lấn tổ chức, ở mắt
gây xâm lấn tổ chức hốc mắt, nhãn cầu, thị thần kinh gây ra lồi mắt, bong võng
mạc do thẩm lậu màng bồ đào, phù đĩa thị, liệt các dây thần kinh vận nhãn
Bảng 2. So sánh kết quả tỉ lệ một số loại tổn thương với các tác giả khác.
Tác giả

Cỡ mẫu


Xuất huyết trong võng mạc

Xuất huyết nhân trắng

Nốt dạng bông
Jackson N (Malaysia)
Abu El-Asrar (Saudi Arabia)
Binh Phan Ph Th (Viet nam)

n = 63

n = 74

n = 85


48%

38%

45%


32%

23%

31%



8%

16%

13%

Kết quả của chúng tôi khá giống với kết quả của hai tác giả trên. Cả hai tác
giả trên cũng thực hiện việc khám mắt và tìm tổn thương ở những bệnh nhân AL
mới được chẩn đoán trước khi tiến hành hoá trị.
Các triệu chứng ở mắt:2 bệnh nhân nhìn mờ (2,02%)
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương ở mắt trong bệnh leukemia cấp rất
thường gặp, trong đó tổn thương xuất huyết trong võng mạc thường gắp nhất. Vì
vậy, khám mắt cần được thực hiện thường qui vào thời điểm chẩn đoán bệnh
leukemia cấp.

×