Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ CỦA NGÁCH TRÁN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.07 KB, 23 trang )

MỐI TƯƠNG QUAN VỀ VỊ TRÍ CỦA NGÁCH TRÁN
VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan vị trí giữa ngách trán và các cấu trúc
liên quan qua CT scan. Ứng dụng trong phẫu thuật xoang trán qua nội soi.
Phương pháp nghiên cứu : 40 bệnh nhân bị viêm xoang trán mạn tính đã
được khảo sát về chẩn đóan, phân lọai, phẫu thuật và các biến chứng.
Kết quả: 3 loại mỏm móc : loại I - mỏm móc gắn vào cuốn giữa (5%), loại
II – mỏm móc gắn vào sàn sọ (20%), loại III – mỏm móc gắn vào xương giấy
(75%). 6 loại tế bào sàng trán : loại A - có tế bào AN + 1 tế bào sàng trán (22,5%),
loại B - có tế bào AN + 2 tế bào sàng trán (72,5%), loại C – có một tế bào sàng
trán lớn thông khí lấn vào xoang trán (2,5%), loại D - có một tế bào sàng trán nằm
hẳn vào trong xoang trán (1,25%), loại E – có tế bào trên bóng (26,25%), loại F –
có tế bào vách ngăn nội xoang(1,25%). Từ phân loại này chúng tôi đưa ra đường
mổ phù hợp và đã cho kết quả phẫu thuật tốt và an toàn.
Kết luận : Phân tích và đánh giá phân lọai trên CT scan trước phẫu thuật là
rất quan trọng, giúp đưa ra hướng phẫu thuật nội soi xoang trán đúng và an toàn.
SUMMARY
Objective: Research on the relationship between frontal recess and relative
structures by CT scan. It’s used in endoscopic frontal sinus surgery.
Method : 40 patients with chronic frontal sinusitis were searched for
diagnosis, classification, surgery and complications.
Result: 3 types of uncinate process : Type I - the uncinate process insert at
the middle turbinate (5%), Type II - the uncinate process insert at the skull base
(20%), Type III - the uncinate process insert at the lamina papyracea (75%). 6
types of fronto-ethmoidal cell : Type A - Agger Nasi cell + 1 fronto-ethmoidal cell
(22.5%), Type B - Agger Nasi cell + 2 fronto-ethmoidal cells (72.5%), Type C -
single massive cell pneumatizing cephalad into frontal sinus (2.5%), Type D -
isolate d cell in the frontal sinus (1.25%), Type E - suprabulla cell (26.25%), Type
F - interfrontal sinus septal cell (1.25%). Base on this classification, we planed the


surgical method and had a good result and without any complications.
Conclusion : CT identification and and classification before surgery are
very important. It provided safe and predictable access for endoscopic frontal
sinus surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi mũi xoang ngày càng trở thành phẫu thuật thường quy
trong các trường hợp viêm mũi xoang mạn
0
. Cùng với việc phát triển phẫu thuật
nội soi xoang chức năng này, việc hiểu rõ các cấu trúc giải phẫu vùng mũi xoang
là rất cần thiết để có thể cho một kết quả phẫu thuật tốt và an toàn
2
. Tuy nhiên có
một vùng cấu trúc giải phẫu vẫn còn đđược coi là phức tạp và dễ bị bỏ sót bệnh
tích trong lúc phẫu thuật, đó là ngách trán & các cấu trúc liên quan
3.
Với mong
muốn tìm ra một quy trình chuẩn bị trước phẫu thuật, giúp phẫu thuật nội soi
xoang trán chính xác, nhanh chóng và đạt kết quả tốt, chúng tôi đã thực hiện đề tài
này với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tương quan vị trí giữa ngách trán và các cấu trúc liên quan qua CT
scan- Ứng dụng trong phẫu thuật xoang trán qua nội soi.
Mục tiêu chuyên biệt
1/ Xây dựng các lọai sơ đồ tương quan vị trí giữa ngách trán và các cấu trúc
liên quan.
2/ Đề ra đường phẫu thuật cần thiết với từng loại sơ đồ
3/ Đánh giá hiệu quả phẫu thuật
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 40 bệnh nhân tuổi từ 18-70 bị vim xoang trán
mạn cần mở ngách trán qua nội soi tại khoa mũi xoang BV Tai Mũi Họng TP
HCM.
- Tiêu chuẩn không chọn bệnh nhân: đã phẫu thuật xoang trán (đường ngòai
hay qua nội soi)
Thời gian tiến hành
Từ tháng 6/2005 đến tháng 9/2006
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, can thiệp lâm sàng. Không có nhóm chứng.
Phương pháp tiến hành
Kế hoạch
- 40 bệnh nhân bị viêm xoang trán mạn, đủ tiêu chuẩn được chọn vào
nghiên cứu
- thu thập số liệu trước mổ
- thu thập số liệu trong mổ
- thu thập số liệu sau mổ
Thu thập số liệu trước mổ:
- tỉ lệ tuổi, giới
- triệu chứng lâm sàng: nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi,
- triệu chứng cận lâm sàng: nội soi, CT scan,
- chụp CT scan 3 bình diện: coronal, axial, sagittal
- phân tích trên CT scan: Tế bào AN, Dạng mỏm móc, Các dạng tế bào
sàng trán
- xây dựng sơ đồ tương quan vị trí giữa ngách trán, mỏm móc, tế bào Agger
Nasi và các tế bào sàng trán.
- dự kiến đường phẫu thuật cần thiết để mở ngách trán với từng lọai sơ đồ
Thu thập số liệu trong mổ
Đường phẫu thuật dự kiến: phù hợp ?, tỉ lệ thành công: thấy ngách trán, tai
biến
Thu thập số liệu sau mổ

- kết quả tái khám nội soi sau 3 tháng
- triệu chứng còn sau mổ 3 tháng
- tỉ lệ tái phát
Các số liệu thu thập được sẽ được sử lý theo phần mềm SPSS 10.0
KẾT QUẢ
Bảng 1: Về tuổi và giới
N Tuổi
Nam 24

41,33 ± 7,2
(19 – 68)
Nữ 16

38,75 ± 9
(18 – 60
Trung
bình
40

40,1 ± 8,6
(18 – 68)
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 40, trong đó tỉ lệ
nam/nữ là 3/2
Bảng 2: Về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Trư
ớc
mổ
Sau
mổ 3 tháng
Chảy

mũi đục
87,5%

0%
Nhức
đầu
57,5%

7,5%

Đau/n
ặng
mặt
40% 0%
Nghẹt
mũi
30 0%

0%
Mờ
xoang trán trên
90%
không
kiểm tra
CT scan
Các loại sơ đồ ngách trán
Từ các kiểu bám của đầu trên mỏm móc và loại tế bào sàng trán, chúng tôi
tổng kết đưa ra được các loại sơ đồ tương quan vị trí ngách trán và các cấu trúc
liên quan như sau:
Phân loại mỏm móc

- Loại I: mỏm móc gắn cuốn giữa, ngách trán đổ vào phễu sàng
- Loại II: mỏm móc gắn sàn sọ, ngách trán đổ vào phễu sàng
- Loại III: mỏm móc gắn vào xương giấy, ngách trán đổ vào khe giữa

Loại I

Loại II


Loại III
Phân loại tế bào sàng trán:
Loại A

Loại B

Loại C

Loại D

Loại E

Loại F
- Loại A: có tế bào Agger Nasi + # 1 tế bào sàng trán
- Loại B: có tế bào Agger Nasi + # 2 tế bào sàng trán
- Loại C: có một tế bào sàng trán lớn thông khí lấn vào xoang trán
- Loại D: có một tế bào sàng trán nằm hẳn vào trong xoang trán
- Loại E: có tế bào trên bóng. Tế bào này nằm trên bóng sàng, có thể làm
hẹp ngách trán từ phía sau, thấy rõ trên phim CT scan tư thế sagittal.
- Loại F: có tế bào vách ngăn nội xoang. Tế bào này hình thành do sự thông
khí vào vách ngăn xoang trán, dẫn lưu vào một trong hai ngách trán.

Đặc điểm giải phẫu ngách trán và các cấu trúc liên quan trên CT
scan(bảng 3)
Có 40 bệnh nhân với 80 xoang trán, chúng tôi tổng kết được như sau:
Loại F
Lo
ại
F
Lo
ại
F

Loại I

4 5
Loại
II
16 20
M
ỏm
móc
Loại
III
60 75

thông khí
76 95
Tế
bào Agger
Nasi


Không
4 5
Loại F
Lo
ại
F
Lo
ại
F

có thông khí

Loại
A
18 22,5
Loại
B
58 72,5
Loại
C
2 2,5
Loại
D
1 1,25
Loại E

21 26,25
Tế
bào sàng
trán

Loại F

1 1,25
Đường mổ đối với từng loại sơ đồ
Từng bước phẫu thuật nội soi để mở ngách trán là:
Bước 1: mở bỏ mỏm móc
Bước 2: nạo sàng trước
Bước 3: mở rộng ngách trán
Ở đây chúng tôi quan tâm mô tả kỹ thuật mở bỏ mỏm móc và mở rộng
ngách trán theo từng loại sơ đồ mà chúng tôi tổng hợp được.

Kỹ thuật lấy bỏ mỏm móc
Cắt ngang phần đứng mỏm móc, chỗ ngang tầm lỗ thông xoang hàm bằng
backbiter. Sau đó dùng móc kéo ra và lấy bỏ phần ngang mỏm móc. Cuối cùng là
lấy phần cao mỏm móc bằng kềm 45
0
. Dùng hammer tỉa lại những phần niêm mạc
còn sót lại.
Đối với loại I & II
Mỏm móc gắn cuốn giữa hoặc sàn sọ. Ngách trán đổ vào phễu sàng, không
có ngách tận. Lưu ý khi lấy phần cao của mỏm móc phải cẩn thận vì dễ gây tổn
thương mảnh sàng & dò dịch não tủy. Chỉ cần lấy bỏ mỏm móc và nạo sàng trước
là đã có thể thấy ngay ngách trán. Trong một số trường hợp có tế bào Agger Nasi
hoặc tế bào sàng trán thông khí quá mức thì cần lấy bỏ phần cao của các tế bào
này để thấy rõ ngách trán.
Đối với loại III
Đây là loại thường gặp nhất. Mỏm móc gắn xương giấy. Ngách trán đổ vào
khe giữa, nằm phía trong so với phễu sàng và có ngách tận. Lưu ý khi lấy phần cao
của mỏm móc phải cẩn thận vì dễ gây tổn thương xương giấy, tụ máu ổ mắt. Sau
khi lấy mỏm móc và nạo sàng trước, thông thường chưa thấy ngay được ngách

trán.
Kỹ thuật lấy bỏ tế bào sàng trán
Quan sát kỹ trên CT scan các thành phần làm bít tắc ngách trán. Nhận xét
phân loại tế bào sàng trán theo phân loại A, B, C, D, E, F. Kỹ thuật lấy bỏ các
thành phần này mô tả như sau:
Đối với loại A, B
Đây là loại có tế bào Agger Nasi + một hoặc nhiều tế bào sàng trán nằm
trên tế bào Agger Nasi làm hẹp ngách trán từ phía dưới, trước và phía trong. Kỹ
thuật lấy bỏ các tế bào này & bộc lộ ngách trán cũng tương tự như khi gỡ nắp quả
trứng (uncapping the egg)
3.
Dùng ống soi 30
0
hoặc 70
0
. Dùng kềm 45
0
hoặc 90
0
,
nhẹ nhàng gỡ bỏ thành trước của các tế bào này. Nếu chưa quan sát rõ được ngách
trán, có thể dùng cây thăm dò đầu cong và tù. Đưa cây thăm dò nhẹ nhàng dò tìm
ngách trán, đi sát cuốn giữa, đầu cây thăm hướng lên trên và ra ngoài. Khi tìm
được ngách trán sẽ nhẹ nhàng kéo các thành phần còn lại là thành trên và sau của
các tế bào sàng trán ra trước và xuống dưới, lấy bỏ các thành phần này sẽ thấy rõ
ngách trán. Trong lúc thao tác, quan sát kỹ và tránh phạm vào động mạch sàng
trước ở ngay thành sau của ngách trán, tuyệt đối không co kéo làm rách niêm mạc
ngách trán vì dễ tạo sẹo dính sau mổ.
Đối với loại C
Chúng tôi gặp 2 trường hợp có tế bào sàng trán lớn thông khí lấn vào trong

xoang trán. Cả hai trường hợp này đều có ngách trán rộng nên chúng tôi lấy bỏ được
qua nội soi như đối với loại B.
Đối với loại D
Chúng tôi gặp 1 trường hợp có một tế bào sàng trán thông khí nằm hẳn vào
trong xoang trán. Tuy nhiên xoang trán này chưa bị viêm nên chúng tôi không có
chỉ định mở ngách trán trong trường hợp này.
Đối với loại E
Chúng tôi gặp 21/80 trường hợp ngách trán có tế bào trên bóng làm hẹp
ngách trán về phía sau. Cần quan sát kỹ phim tư thế sagittal để phát hiện tế bào
này. Khi mở rộng ngách trán về phía sau, lưu ý lấy hết tế bào trên bóng bằng kềm
90
0
hoặc dụng cụ giraffe mở ngách trán.
Đối với loại F
Chúng tôi gặp 1 trường hợp có tế bào vách ngăn nội xoang, lỗ thông mở
vào ngách trán trái. Cả tế bào này và ngách trán đều bị viêm. Dùng giraffe mở tế
bào này và ngách trán, lưu ý không co kéo làm rách niêm mạc vì dễ tạo sẹo dính.
Sau mổ quan sát thấy ngách trán trái có hai lỗ thông
Kết quả phẫu thuật nội soi xoang trán:
Có 40 bệnh nhân với 80 xoang trán, trong đó có 72 xoang trán (chiếm 90%)
bị viêm và có chỉ định mổ.
Đặc
điểm
Số
trường hợp
Tỉ
lệ (%)
Thấy
ngách trán
72/72 100


Nh
ầy mủ
từ xoang trán
56/72 77,7
M
ở rộng
đư
ợc ngách trán
hoàn toàn
68 94,4
Đường
mổ phù h
ợp với
phân loại
72/72 100

Do nghiên cứu kỹ CT scan và xác định đúng phân loại ngách trán, chúng
tôi xác định được vị trí ngách trán khá dễ dàng và có đường mổ chính xác. Cả 72
trường hợp đều tìm được ngách trán. Có 4 trường hợp chúng tôi không mở rộng
được ngách trán hoàn toàn do vị trí nằm rất cao + chảy máu nhiều trong khi mổ.
Biến chứng
Trong lúc mổ, chúng tôi không gặp các tai biến như: chảy máu do tổn
thương động mạch sàng trước, vỡ xương giấy, dò dịch não tuỷ.
Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận như sau: (bảng 4)
Đặc điểm Sau
1 tháng%
Sau
3 tháng
H

ẹp ngách
trán do phù nề
6,9% 0%

Thoái hoá
polyp làm bít ngách
trán
0% 0%

Dính cu
ốn
giữa-vách m
ũi
xoang
2,7% 0%

Không có trường hợp nào có thoái hoá polyp sau mổ làm bít ngách trán. Có
2 trường hợp (chiếm 2,7%) dính cuốn giữa và vách mũi xoang sau mổ, đã được
tách dính và
sau 3 tháng soi lại thấy hết dính. Có 5 trường hợp (chiếm 6,9%) sau mổ
ngách trán bị phù nề, được dùng corticoid xịt tại chỗ, sau 3 tháng soi lại thấy thông
thoáng.
Một số hình ảnh ngách trán & xoang trán sau phẫu thuật

Sau 2 tuần

Sau 1 tháng

Sau 3 tháng
BÀN LUẬN

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 40 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là
40 (trẻ nhất là 18 tuổi, lớn nhất là 68 tuổi). Triệu chứng chính là nhức đầu và chảy
mũi đục. Có 72/80 (chiếm 90%) xoang trán bị mờ trên CT scan và có chỉ định mở
xoang trán qua nội soi. Chúng tôi tổng kết được các loại sơ đồ tương quan vị trí
ngách trán và các cấu trúc liên quan như sau:
Về mỏm móc
Loại I: mỏm móc gắn cuốn giữa,
Loại II: mỏm móc gắn sàn sọ,
Loại III: mỏm móc gắn vào xương giấy.
Về tế bào sàng trán
Loại A: có tế bào Agger Nasi + 1 tế bào sàng trán
Loại B: có tế bào Agger Nasi + 2 tế bào sàng trán
Loại C: có một tế bào sàng trán lớn thông khí lấn vào xoang trán
Loại D: có một tế bào sàng trán nằm hẳn vào trong xoang trán
Loại E: có tế bào trên bóng,
Loại F: có tế bào vách ngăn nội xoang.
Trong bảng phân loại này, loại A, B, C, D của chúng tôi tương ứng với
phân loại I, II, III, IV của tác giả Kuhn. Tế bào trên bóng và tế bào vách ngăn nội
xoang cũng đã từng được tác giả Kuhn mô tả nhưng không đưa vào bảng phân loại
chính. Đây là hai dạng rất dễ bỏ sót trong phẫu thuật mở ngách trán nếu không có
sự lưu ý của phẫu thuật viên nên chúng tôi đã đưa thêm vào bảng phân loại của
mình thành phân loại E và F. Khi đọc CT scan, nhất thiết phải quan sát kỹ 3 tư thế
coronal, axial và sagittal để đánh giá đầy đủ và có phân loại đúng, như vậy mới
không bỏ sót bệnh tích trong lúc phẫu thuật. Về đặc điểm giải phẫu mỏm móc: Đa
số các trường hợp đầu trên mỏm móc gắn vào xương giấy (75% trường hợp), còn
lại là gắn vào sàn sọ (20%) và cuốn giữa (5%). Vị trí gắn này có thể khác nhau
giữa bên phải và bên trái trên cùng một bệnh nhân. Chúng tôi gặp một số trường
hợp, bên phải đầu trên mỏm móc gắn vào xương giấy nhưng bên trái lại gắn vào
sàn sọ, Tỉ lệ này của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả Kasper KA
3


V.F.Chong
3
: đầu mỏm móc gắn vào xương giấy & ngách trán mở vào khe giữa
trong 62% các trường hợp, hai loại còn lại chiếm khoảng 38%. Về đặc điểm giải
phẫu tế bào Agger Nasi: 95% các trường hợp chúng tôi tìm thấy có thông khí. Về
đặc điểm giải phẫu tế bào sàng trán: loại có tế bào Agger Nasi + 2 tế bào sàng trán
chiếm tỉ lệ cao nhất (72,5%). Loại có tế bào sàng trán lớn lấn vào hay nằm hẳn
trong xoang trán chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,5% và 1.25%). Điều này cũng phù hợp theo
nghiên cứu của tác giả Kuhn
4
, chỉ chiếm khoảng 1-2%. Chúng tôi cũng đưa ra
được đường mổ đối với từng loại sơ đồ và một số lưu ý trong khi phẫu thuật. Cẩn
thận khi lấy phần cao mỏm móc đối với phân loại I & II vì dễ dò dịch não tuỷ, đối
với phân loại III vì dễ vỡ xương giấy. Kỹ thuật lấy các tế bào sàng trán trong phân
loại A và B: nên lấy phần trước của các tế bào này trước, phần sau và trên sẽ lấy
sau (kỹ thuật như gỡ nắp quả trứng). Khi mở rộng thành sau ngách trán, phải lưu ý
động mạch sàng trước. Chúng tôi gặp nhiều trường hợp động mạch này nổi gờ lên
và rất dễ phạm vào trong lúc mổ. Chúng tôi gặp 2 trường hợp có phân loại C
nhưng may mắn là vẫn mổ được qua nội soi vì ngách trán rộng. Đặc biệt chúng tôi
gặp 1 trường hợp phân loại D (có một tế bào sàng trán nằm hẳn trong xoang trán),
nhưng xoang trán này lại không viêm nên không có chỉ định mổ. Theo tác giả
Peter John Wormald, khi gặp trường hợp có tế bào sàng trán lớn lấn vào hay nằm
hẳn trong xoang trán, đã phải phối hợp đường mổ nội soi cũng như đường ngoài
(khoan vào mặt trước xoang trán & dùng trephine) mới có thể mở rộng ngách trán
hoàn toàn
9
. Tỉ lệ có tế bào trên bóng là khá nhiều (26,25%). Cần lưu ý đọc kỹ CT
scan tư thế sagittal và lấy hết các tế bào này khi mở rộng ngách trán về phía sau.
Chúng tôi cũng gặp một trường hợp khá đặc biệt là có tế bào vách ngăn nội xoang,

có lỗ thông đổ vào ngách trán trái. Lưu ý khi mổ trường hợp này, tránh co kéo làm
rách niêm mạc sẽ tạo sẹo dính giữa hai lỗ thông. Nhờ nghiên cứu kỹ trên CT scan
và phân loại đúng nên chúng tôi dễ dàng tìm ra ngách trán (tỉ lệ 100%), mở rộng
được ngách trán hoàn toàn với tỉ lệ 94,4%. Có 4 trường hợp không mở rộng được
hoàn toàn do ngách trán ở quá cao & chảy máu trong lúc mổ nhiều. Không có tai
biến nào trong lúc phẫu thuật như: tổn thương động mạch sàng trước, vỡ xương
giấy hay dò dịch não tuỷ. Sau 3 tháng, tỉ lệ ngách trán thông thoáng là 100%,
không có trường hợp nào tái phát polyp, sẹo hẹp ngách trán hoặc dính cuốn giữa-
vách mũi xoang gây hạn chế dẫn lưu. Thời gian nghiên cứu của chúng tôi còn
ngắn (theo dõi 3 tháng hậu phẫu), cần làm các nghiên cứu với thời gian lâu hơn để
đánh giá được hiệu quả phẫu thuật dài hạn. Việc chăm sóc sau mổ cũng rất quan
trọng. Với việc tái khám đúng hẹn, chăm sóc kịp thời, chúng tôi đã xử lý tốt các
trường hợp dính hay phù nề sau mổ.
KẾT LUẬN
Ngách trán và các cấu trúc liên quan là một trong những vùng phẫu thuật
khó khi phẫu thuật nội soi mũi xoang, rất dễ bỏ sót bệnh tích cũng như gây chít
hẹp ngách trán sau mổ nếu không nắm rõ giải phẫu cũng như kỹ thuật mổ.
40 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 40 và 80 xoang trán đã được nghiên
cứu.
Tỉ lệ viêm xoang trán trên số bệnh nhân này là 90% với 72 xoang trán đã
được mổ.
Chúng tôi đã đưa ra được các loại sơ đồ ngách trán và các cấu trúc liên
quan dựa trên CT scan:
Về mỏm móc
- Loại I: mỏm móc gắn cuốn giữa
- Loại II: mỏm móc gắn sàn sọ
- Loại III: mỏm móc gắn vào xương giấy
Về tế bào sàng trán
- Loại A: có tế bào Agger Nasi + # 1 tế bào sàng trán
- Loại B: có tế bào Agger Nasi + # 2 tế bào sàng trán

- Loại C: có một tế bào sàng trán lớn thông khí lấn vào xoang trán
- Loại D: có một tế bào sàng trán nằm hẳn vào trong xoang trán
- Loại E: có tế bào trên bóng.
- Loại F: có tế bào vách ngăn nội xoang.
Về cấu trúc mỏm móc: đa số mỏm móc gắn xương giấy(75% trường hợp), còn
lại là gắn vào sàn sọ (20%) và cuốn giữa (5%). 95% tế bào Agger Nasi có thông khí.
Về đặc điểm giải phẫu tế bào sàng trán: loại có tế bào Agger Nasi + 2 tế bào sàng trán
chiếm tỉ lệ cao nhất (72,5%). Loại có tế bào sàng trán lớn lấn vào hay nằm hẳn trong
xoang trán chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,5% và 1,25%). Có 26,25% trường hợp có tế bào trên
bóng. Đặc biệt chúng tôi tìm thấy 1 trường hợp có tế bào vách ngăn nội xoang.
Chúng tôi cũng đã đưa ra được đường mổ dự kiến đối với từng loại sơ đồ.
Kết quả mổ nội soi xoang trán, theo dõi sau 3 tháng trên 40 bệnh nhân đạt kết quả
tốt và chưa có biến chứng. Cần kéo dài thời gian theo dõi và mở rộng nghiên cứu
để đánh giá được hiệu quả phẫu thuật lâu dài trên bệnh nhân cũng như tìm hiểu
thêm tính đa dạng của xoang trán & các cấu trúc liên quan.

×