Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Cơ hội để tái cấu trúc và mở rộng thị trường pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.93 KB, 14 trang )

Cơ hội để tái cấu trúc và
mở rộng thị trường


Cho đến nay, hoạt động M&A tại Việt Nam còn đang ở thời kỳ
đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá trị được tạo ra sau mỗi
thương vụ M&A đều lớn hơn giá trị của bên mua và bên bán cộng
lại. Và, theo thạc sĩ Đỗ Thanh Năm - Giám đốc Công ty Tư vấn và
hỗ trợ chiến lược Win - Win thì đây chính là tín hiệu khả quan về
tiềm năng của hoạt động M&A trong thời gian tới.
DNSG Cuối tháng đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ Năm về đề
tài này.
* Theo anh, trong nền kinh tế thị trường, M&A là một xu hướng tất
yếu hay chỉ là giải pháp mang tính nhất thời?
- M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để
tạo ra giá trị mới cho cổ đông. M&A có thể thay đổi hoạt động
quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Nếu M&A được thực hiện theo chiều ngang (horizontal), doanh
nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, kết hợp thương
hiệu, nắm bắt công nghệ, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu
quả hệ thống phân phối và hậu cần.
Nếu M&A theo chiều dọc (vertical), doanh nghiệp kiểm soát, đảm
bảo được chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm, giảm chi
phí trung gian.
Từ góc nhìn này, M&A là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp sử
dụng trong việc tái cấu trúc, hoạch định chiến lược phát triển. Tuy
nhiên, tính nhất thời của M&A vẫn tồn tại và chiếm tỷ lệ không
nhỏ, chủ yếu là tập trung vào việc mua tài sản với giá rẻ trong
điều kiện kinh tế khó khăn.
* Anh đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động M&A tại
Việt Nam trong những năm gần đây? Theo anh, trong năm 2011


này, hoạt động M&A có tiếp tục “nóng” và sẽ đi theo hướng nào?
- Xét về tổng thể, những năm vừa qua, hoạt động M&A chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng hoạt động đầu tư ở Việt Nam (khoảng 5%),
trong khi tỷ lệ này ở các nước dao động từ 30-40%.
Về xu hướng, theo tôi, năm 2011, nhà đầu tư ngoại tiếp tục thận
trọng, trong khi doanh nghiệp Việt sẽ thừa thắng xông lên trong
các thương vụ mua cổ phần trong nước và ở nước ngoài. Doanh
nghiệp Việt Nam đóng vai trò người mua sẽ nhiều hơn các năm
trước.
* Đâu là nguyên nhân tạo ra xu hướng này?
- Năm 2011, khủng hoảng chưa kết thúc. Các tổ chức tài chính
lớn vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, nên còn e ngại, chưa muốn tăng đầu tư. Các công ty
lớn của nước ngoài đang thực hiện chiến lược phòng thủ nhiều
hơn là thâm nhập vào thị trường mới do sức mua giảm.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài khá thận trọng trong
hoạt động M&A.Trong khi các doanh nghiệp lớn của Việt Nam thì
xem đây là cơ hội để triển khai chiến lược mở rộng thị trường và
phát triển của mình.
* Hiện tại (và trong tương lai gần), những lĩnh vực nào được các
doanh nghiệp có kế hoạch M&A quan tâm, theo anh?
- Tại Việt Nam, sự đóng băng của thị trường bất động sản, và
những quy định về vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng buộc các
công ty trong lĩnh vực này phải cơ cấu lại việc kinh doanh hoặc
sáp nhập.
Như vậy, hoạt động M&A sẽ “nóng” lên rất nhiều trong hai lĩnh
vực này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay đang tái
cấu trúc để hình thành nên những doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt
hơn sẽ thúc đẩy M&A mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, tỷ lệ các thương vụ M&A thành công cao hay không
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như chất lượng của khâu tư vấn,
sự minh bạch của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng chủ động
hợp tác của các bên.
* Việc định giá và giá cả đóng vai trò như thế nào trong thành
công của một thương vụ M&A, thưa anh?
- Điều này còn tùy thuộc vào hình thức M&A. Nếu là hình thức
mua đứt bán đoạn, hoặc chỉ là chiến lược thôn tính có lợi cho
việc cạnh tranh trên thị trường của bên mua (sau hợp đồng mua
bán, lợi ích bên này không liên quan đến bên kia), thì việc định
giá và giá cả là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công.
Trong trường hợp này, đích ngắm của bên mua là giá thấp nhất,
trong khi bên bán thì ngược lại: giá cao nhất.
Nếu M&A bằng hình thức sở hữu một lượng cổ phần (CP) đáng
kể và trở thành cổ đông chiến lược, hay bằng hình thức trao đổi
CP thì mục tiêu chính là hướng đi chuyên nghiệp của từng công
ty, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Khi ấy, thành công của M&A không chỉ đơn thuần là giá cả mà là
chiến lược phát triển của hai bên, năng lực chuyên môn, trách
nhiệm của mỗi bên, thời gian và lộ trình thực hiện.
* Anh thấy các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có ý
định mua bán - sáp nhập có thể gặp những khó khăn nào?
- Rào cản chính của hoạt động M&A tại Việt Nam hiện nay chính
là sự không chuyên nghiệp của các bên tham gia. Doanh nghiệp
chưa hiểu biết sâu sắc về M&A, thông tin tài chính chưa minh
bạch và hoàn chỉnh.
Bên bán chưa quen với quy trình thẩm định, việc định giá doanh
nghiệp thường bằng cảm tính, không dựa trên phương pháp phù
hợp, thiếu sự dung hòa, chỉ tập trung vào lợi ích của một bên.
Tiếp theo là khó khăn đến từ con người, văn hóa kinh doanh, mô

hình quản lý hầu như xuyên suốt quá trình trước, trong và sau
M&A. Đây cũng là yếu tố rủi ro nhất cho hoạt động M&A.
* Khung pháp lý liên quan đến hoạt động M&A của Việt Nam hiện
nay ra sao?
- M&A ở Việt Nam còn non trẻ, nên cần có thời gian để hoàn
thiện khung pháp lý. Hiện tại, khung pháp lý nằm rải rác ở một số
luật như Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán Điều
này gây nhiều khó khăn cho cả bên mua và bên bán.
* Theo anh, các doanh nghiệp có ý định thực hiện M&A cần lưu ý
điều gì?
- Doanh nghiệp tham gia M&A cần có một định hướng rõ ràng,
sau đó mới tìm kiếm mục tiêu. Ngoài ra, nên dự kiến và xây dựng
phương án điều hành doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A.
Giá trị thực của các vụ M&A là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố,
chẳng hạn giá trị mang lại từ các chiến lược mới sau khi mua
bán. Muốn được giá, doanh nghiệp nên bán một tương lai sáng
sủa, chứ không phải một gánh nặng.
Vì vậy doanh nghiệp nên tự hoàn thiện mình trước khi tham gia
M&A để tận dụng tối đa lợi thế và không bị thua thiệt. Điều nên
lưu ý là giá cả không phải là tất cả mà là lợi ích đạt được sau khi
nghiệp vụ hoàn tất.
Để thương vụ M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều hơn
một doanh nghiệp mục tiêu (nếu có thể). Doanh nghiệp mục tiêu
ở đây được hiểu là bên mua hoặc/và bên bán chứ không đơn
thuần chỉ là bên bán. Điều này xuất phát từ chính nhu cầu thực
hiện M&A là của cả hai bên.
Hơn nữa, khi có nhiều doanh nghiệp mục tiêu, các bên sẽ có
nhiều phương án và điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao
dịch M&A. Tất nhiên, có được điều này không dễ.
* Hầu hết các DN có ý định M&A đều hiểu rằng muốn hạn chế tối

đa rủi ro cần có tư vấn chuyên nghiệp. Nhưng, lựa chọn nhà tư
vấn như thế nào để tránh “tiền mất, tật mang”?
- Hiệu quả đạt được sau hoạt động M&A là yếu tố được ưu tiên
hàng đầu của doanh nghiệp. Do vậy, nhà tư vấn phải nhìn thấy
giá trị tiềm ẩn bên trong của thương vụ M&A để tư vấn cho doanh
nghiệp, nghĩa là phải có tầm nhìn chiến lược sắc bén.
Thứ hai, nhà tư vấn phải có tâm với khách hàng của mình, tức là
đưa ra những phương án thực sự vì lợi ích dài lâu của doanh
nghiệp, chứ không vì những giá trị vật chất trước mắt.
Thứ ba, nhà tư vấn phải tinh thông nghiệp vụ để thực hiện tốt các
công đoạn của thương vụ M&A. Tóm lại, doanh nghiệp cần chọn
nhà tư vấn dựa trên 3 yếu tố: có tầm nhìn chiến lược tốt, có tâm
và tinh thông nghiệp vụ.

×