Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ra mồ hôi trộm nhất thiết phải uống can xi? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.67 KB, 5 trang )

Ra mồ hôi trộm nhất thiết phải uống can xi?
Con trai tôi đã 9 tháng tuổi nặng 10kg. Khi bú tí và
lúc mới đi ngủ, cháu ra mồ hôi rất nhiều ở đầu và
lưng, ngay cả khi trời không nóng. Tôi định cho con
uống can xi vì nghe nói, những trẻ thể hơi bụ bẫm
càng có nguy cơ thiếu canxi.
Hơn nữa, một số cháu hàng xóm nhà tôi khi dùng đều
đỡ mồ hôi. Họ còn nói uống can xi còn giúp phát
triển chiều cao cho trẻ nên dùng hàng ngày, có người
còn dùng ống 10ml/1lần uống/ngày ở trẻ dưới 1 tuổi.
Xin bác sĩ một lời khuyên! (Vũ Thị Hải, Thanh Xuân,
Hà Nội)
Trả lời của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng
Khoa Nhi BV Bạch Mai):
Trước hết, tôi khuyên chị không nên tự dùng canxi
cho cháu mà chưa được sự tư vấn của bác sĩ chuyên
môn. Vì can xi cũng như bất cứ loại vitamin hay
thuốc bổ nào, uống đều phải có liều lượng chứ không
được dùng bừa bãi. Thiếu hay thừa vitamin đều gây
nên những ảnh hưởng không tốt cho bé.
Như nếu bé đã đủ can xi mà vẫn bổ sung canxi hàng
ngày bằng thuốc sẽ gây tình trạng táo bón, tăng canxi
trong máu. Ngoài ra, khi cơ thể hấp thu quá nhiều
canxi, thận sẽ phải làm việc nhiều để thải chất canxi
dư thừa qua đường tiểu, lâu ngày sẽ bị vôi hóa thận,
biểu hiện là nước tiểu có cặn đục trắng.
Vitamin D cũng là một dạng thuốc rất hay bị lạm
dụng. Nhiều người đọc hướng dẫn sử dụng rồi cứ thế
áp dụng cho con, không cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ.
Có những trẻ do uống quá nhiều vitamin D sẽ bị lên
cơn co giật. Không chỉ thế, việc vừa uống canxi liều


cao, vừa uống vitamin D nhiều sẽ gây tác dụng không
tốt cho cơ thể.
Muốn tăng chiều cao cho con, không có nghĩa là cứ
ép con uống canxi mà còn có rất nhiều biện pháp hỗ
trợ. Cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, bổ
sung canxi bằng những loại thực phẩm như sữa, tôm,
cua, tép… chứ không nhất thiết phải uống canxi. Chỉ
uống canxi, vitamin D cũng như bất cứ loại vitamin,
thuốc bổ nào khác khi có chỉ định của thầy thuốc, với
liều lượng cụ thể, phù hợp với từng trẻ em.
Còn việc ra mồ hôi trộm lúc đêm ngủ, khi bú gặp rất
nhiều ở trẻ em, không cứ gì ở trẻ thể bụ bẫm. Nguyên
nhân của hiện tượng này không hẳn là do thiếu canxi
(chỉ gặp ở một số cháu) mà là do rối loạn hệ thần
kinh thực vật, cụ thể là biểu hiện của rối loạn hệ giao
cảm, phó giao cảm hoặc cả hai.
Trong cơ thể con người có 2 hệ thần kinh thực vật có
tác dụng đối kháng nhau đó là hệ thần kinh giao cảm
và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng
tăng tiết mồ hôi còn hệ phó giao cảm làm giảm tiết
mồ hôi.
Một số cháu, thậm chí cả người lớn vẫn hoàn toàn
khỏe mạnh nhưng do hệ thần kinh giao cảm hoạt
động mạnh hơn hệ phó giao cảm nên thường hay ra
mồ hôi ở đầu và tay. Những trẻ này thường hiếu động
hơn các trẻ khác.
Tuy vậy, hiện tượng ra mồ hôi hơi nhiều một chút
cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khi cháu ra
mồ hôi, chị hãy dùng khăn sữa nhẹ nhàng thấm khô
cho cháu, nhất là nếu cháu nào hay ra ở vùng đầu,

lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều, thấm
ngược vào cơ thể khiến bé sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị
ốm.
Hiện tượng này thường khi cháu lớn lên thì sẽ mất đi
do có sự cân bằng của 2 hệ thần kinh thực vật này.
Do đó, chị không phải lo lắng gì cả và cũng không
phải dùng thuốc gì cho cháu.
Nếu sau này cháu lớn lên, hay ở những người đã
trưởng thành mà hiện tượng ra nhiều mô hôi ở tay
không giảm, làm ảnh hưởng đến các sinh hoạt, lao
động hàng ngày thì khi đó, bác sĩ có thể khuyên phẫu
thuật cắt bỏ một số nhánh thần kinh giao cảm. Tuy
nhiên, phẫu thuật này chỉ thực hiện ở người lớn.

×