Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.75 KB, 6 trang )

Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp
trên
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nhóm
bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.
Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao, tần suất mắc
nhiều lần trong năm và là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong cho trẻ trong độ tuổi này.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là nhóm trẻ dễ bị NKHHCT nhất.
Ngoài thể phổ biến hay gặp nhất là viêm mũi họng
cấp tính, trẻ nhỏ thường bị các thể nặng như viêm
nắp thanh quản, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản
và viêm phế quản - phổi. Trong bài này, chúng tôi xin
trình bày tóm tắt các bệnh cảnh thường gặp nhất ở trẻ
nhỏ và cách xử trí.
Viêm mũi họng cấp tính
Đây là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm khoảng 50-
70% số trẻ bị bệnh. Vì trẻ nhỏ chỉ thở bằng mũi
(trong khi trẻ lớn và người lớn thở cả qua mũi và
miệng) nên chỉ cần tắc mũi đã gây triệu chứng khó
thở nặng. Biểu hiện chủ yếu của thể bệnh này là sốt
nhẹ hoặc không, kèm theo viêm long hô hấp (ho,
chảy nước mũi), quấy khóc, khó bú, khó ngủ và
thường thở há miệng do tắc đường thở chính là mũi.
Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút
lồng ngực, đầu gật gù theo nhịp thở nhưng ít khi bị
tím tái. Khám thường thấy các khoang mũi hẹp hoặc
tắc hẳn do viêm phù nề, niêm mạc mũi đỏ rực, nhiều
dịch xuất tiết trong hoặc đục như mủ, đôi khi quánh
dính hoặc khô cứng thành cục dày bịt kín một hoặc
cả 2 bên lỗ mũi. Thành trước, thành sau họng và 2
tuyến hạnh nhân khẩu cái (amidan) cũng thường bị


viêm phù nề đỏ rực, nhưng ít khi có mủ hoặc giả mạc
như viêm họng ở trẻ lớn và người lớn. Nguyên nhân
chủ yếu gây viêm mũi họng cấp ở trẻ nhỏ là các vi
khuẩn, virut đường hô hấp; hàng đầu là vi khuẩn hợp
bào đường hô hấp (>80%), rồi đến rihnovirus,
adenovirus và các virut cúm A và B.
Chính vì vậy, biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ,
làm thông mũi họng bằng vệ sinh rửa sạch đường hô
hấp trên bằng cách nhỏ các dung dịch sát khuẩn như
nước muối sinh lý (dạng giọt hay dạng xịt khác nhau,
các thuốc sát khuẩn ít kích thích như argyron 1-2%,
ngày 3-4 lần; hút sạch dịch mũi. Có thể dùng thuốc
chống phù nề niêm mạc đường mũi họng loại gây co
mạch nhẹ (nồng độ thấp) như otilin hay otrivin nồng
độ 0,05% dành cho trẻ em. Thời gian dùng thuốc co
mạch thường không quá 3-5 ngày. Chú ý không dùng
kéo dài, không dùng loại thuốc co mạch có nồng độ
cao của người lớn để nhỏ mũi cho trẻ em vì có thể
gây tai biến nặng như co giật, hoại tử niêm mạc mũi.
Viêm nắp thanh quản cấp
Theo Tổ chức Y
Đây là thể bệnh ít gặp hơn so với
viêm mũi họng cấp tính nhưng
rất nguy hiểm vì có thể gây tử
vong nhanh chóng nếu không
phát hiện sớm và chữa trị cẩn
thận. Bệnh chủ yếu do một loại vi
khuẩn có tên là Hemophylus
influenzae gây nên viêm cấp tính
phù nề nắp thanh quản, làm lấp

kín lối vào của luồng khí thông
thường vào phổi qua thanh quản gây ngạt từ vừa đến
nặng tùy theo mức độ phù nề của nắp thanh quản. Trẻ
thường không ho nhưng sốt rất cao, vật vã kích thích,
bỏ bú và chảy nhiều dãi dớt do đau họng không nuốt
được. Trẻ thường không chịu nằm vì khi nằm nắp
thanh thiệt đóng kín đường thở, nên trẻ thường chỉ
ngồi (kể cả khi ngủ) để dễ thở. Hạch dưới hàm
thường sưng to và đau cả hai bên. Trẻ chống đối khi
dùng đè lưỡi khám họng. Nếu cố tình đè vào vùng
tế Thế giới, hằng
năm trên thế giới
có khoảng 12,9
triệu trẻ em tử
vong. Trong đó có
4,3 triệu trẻ chết vì
NKHHCT mà 95%
là ở các nước đang
phát triển.
sau lưỡi có thể gây ngừng thở đột ngột do đau và do
phản xạ cường phó giao cảm ở những bệnh nhi này.
Bệnh nhi cần được các thầy thuốc có kinh nghiệm
khám và điều trị tại bệnh viện. Thường trẻ phải thở
máy và được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch liều
cao từ 5-7 ngày.
Viêm thanh quản cấp
Bệnh gặp khá phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, do
virut đường hô hấp gây viêm phù nề cấp tính vùng
thanh quản (2 dây thanh đới và vùng lân cận) làm
chít hẹp hoặc tắc hẳn đường ra - vào phổi của luồng

không khí. Bệnh thường xảy ra rất đột ngột về đêm,
sau vài giờ viêm long đường hô hấp trên. Khởi đầu
trẻ ho nhiều và tiếng ho ông ổng, khóc khàn. Sau một
vài giờ hay ngắn hơn, trẻ đột nhiên mất tiếng, mất ho,
xuất hiện khó thở thanh quản cấp tính (khó thở chậm,
khó thở vào, thở ngửa đầu ra sau, co kéo các cơ hô
hấp phụ). Bệnh cảnh rất nguy kịch và trẻ có thể
ngừng thở nhanh chóng sau một thời gian gắng sức
dữ dội để thở nhưng thất bại. Cần đưa ngay trẻ có ho
ông ổng và thở co kéo nặng đến bệnh viện để kịp thời
cứu chữa. Chậm trễ trong chốc lát có thể trẻ tử vong
ngay trước mắt người nhà và thầy thuốc. Việc điều trị
khi trẻ đến viện sớm có thể rất đơn giản bằng khí
dung các thuốc co mạch mạnh như adrenalin và các
chế phẩm corticoid tiêm tĩnh mạch và khí dung. Khi
trẻ đến muộn, hiện tượng tắc thở đã nặng, việc điều
trị trở nên phức tạp, chủ yếu là mở khí quản cấp cứu,
vì thanh quản phù nề nặng, không thể đưa ống nội khí
quản qua để cho trẻ thở máy được nữa.

×