Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA LASER CO2 TRÊN DA THỎ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.18 KB, 27 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA LASER CO
2
TRÊN DA THỎ

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tổn thương vi thể ở da thỏ về mức bay hơi và tổn
thương do sức nóng khi chiếu tia laser ở cường độ khác nhau (10W và 5W);
so sánh sự lành thương giữa 2 đường rạch có và không có chiếu tia laser
CO
2
.
Phương pháp: Mẫu khảo sát gồm 10 con thỏ tiêu chuẩn của viện
Pasteur Tp.HCM. Vạt da thỏ được cắt sau đó chiếu tia CO
2

trên vạt da đã lấy
ra ngoài; đồng thời cũng chiếu tia laser lên vết cắt ở một bên đùi để so sánh
sự lành thương.
Kết quả: Sau 1 tháng theo dõi tổn thương trên da thỏ: Nếu dòng laser
công suất 10W, đường kính chùm tia 1mm, thời gian bức xạ 0,1s thì hiệu
quả bay hơi cao (79%) có hình ảnh hố mô gọn rõ nét. Trong khi đó dùng
laser công suất 5W hiệu quả bay hơi thấp hơn (63%), tổn thương do nhiệt
rộng, nhiều hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
Kết luận: Như vậy trên lâm sàng, nên sử dụng các thông số laser
CO
2
thích hợp cho từng trường hợp nhất là khi có yêu cầu thẩm mỹ cao.
ABSTRACT
Objectives: The aims of this study were:to evaluate under microscope
the lesions caused on rabbit skin by laser CO
2


beams with 2 different
intensities in terms of tissue evaporation and heat damage; then to compare
the healing process between 2 incisions which were followed or not by laser
irradiation.
Method: The sample consisted of 10 rabbits that were obtained from
the Institut Pasteur in HCM city. Skin flaps were surgically excised and
subjected to laser irradiation at the intensity of 5W and 10W.
Results: 10W laser beam on a surface area of 1mm diameter for 0.1s
presented the best evaporation effect (79%) with clear- cut image of tissue
loss. Whereas, 5W laser beam was less effective in evaporating tissue and
showed more important heat damage. The difference was statistically
significant (p<0.05). The observation of 2 incisions, followed or not by laser
irradiation, made on skin rabbit and left to heal for one month, showed less
exsudate, faster healing and better looking scar on the one that was
irradiated.
Conclusion: It is then concluded that laser irradiation with
appropriate parameters would be indicated in surgery with high esthetic
demand.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với những tiến bộ khoa học y học quan trọng của thế kỷ hai mươi,
việc phát minh tia Laser đã mang lại nhiều lợi ích và đáp ứng được các yêu
cầu trong lĩnh vực y học từ chẩn đoán đến điều trị. Một trong các loại Laser
được sử dụng phổ biến nhất là Laser CO
2
, (do Patel tìm ra năm 1964, phát
ra tia sáng với bước sóng 10,6µm trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ,
và được mô chứa nước hấp thụ mạnh dưới dạng nhiệt, làm cho nước trong
tế bào sôi lên và tế bào vỡ ra. Do hiện tượng này nên phạm vi ứng dụng
chính của Laser CO
2

là trên mô mềm).
Ngày nay Laser CO
2
có nhiều ứng dụng vào các thủ thuật như cắt, cầm
máu, loại bỏ các tổn thương trên bề mặt, khâu nối, diệt tế bào bệnh một cách
chọn lọc

; với các ưu điểm như độ chính xác cao, vô khuẩn đường rạch nhờ
nhiệt độ cao, không có sự tiếp xúc giữa dụng cụ và đường rạch, nổi bật nhất là
ưu điểm cầm máu đường rạch tốt, giảm sưng và đau do giảm phù nề-tiết dịch-
xung huyết-chấn thương ởvùng phẫu thuật; từ đường rạch đã tạo ra hàng rào
sinh học mà theo Pletnev chính hàng rào sinh học là nhân tố rất có ý nghĩa
trong việc hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, hạn chế sự nhiễm trùng, sự
chảy máu, dẫn đến mau lành vết thương và sẹo nhỏ đẹp.
Như vậy Laser CO
2
có thể đã trở thành một phương tiện điều trị và dự
phòng các biến chứng sưng và đau sau phẫu thuật. Song, ở đây vấn đề đang
được các phẫu thuật viên đề cập đến nhiều là mức độ tác động lên mô của tia
Laser CO
2
bao gồm mô bị bay hơi tạo thành hố và mô bị tổn thương do nhiệt ở
xung quanh vùng bị bay hơi; ảnh hưởng của Laser CO
2
đến quá trình hồi phục
vết thương như thế nào? Để góp phần làm sáng tỏ hai vấn đề trên cần được
nghiên cứu thử nghiệm trên súc vật. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu
«
đánh
giá hiệu quả tác động của Laser CO

2
trên da Thỏ
»
ở một vài thông số mà chúng
tôi thường dùng trên lâm sàng, nhằm các mục tiêu sau đây:
Nhận xét tổn thương vi thể ở da thỏ (về độ sâu và độ rộng của hố mô
bị bay hơi) do chiếu tia Laser CO
2
ở cường độ khác nhau.
So sánh sự lành thương giữa hai đường rạch trên da Thỏ có và không
có chiếu tia Laser CO
2
.
Đề nghị một số ứng dụng Laser CO
2
trong điều trị Răng Hàm Mặt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 10 con thỏ trắng trưởng thành, 2,5 tháng tuổi
không phân biệt giới tính, trọng lượng 2 – 2,5kg do Viện Pasteur cung cấp,
được nuôi dưỡng gồm cám viên, củ cà rốt và nước không hạn chế, tại Phòng
Nghiên Cứu Dược Lý – Khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. HCM trong suốt
thời gian nghiên cứu (từ ngày 18/02/2003 đến ngày 14/03/2003).
Phương tiện nghiên cứu
Máy Laser CO
2
hiệu Martin MCO 25 tại Bộ Môn Nhổ Răng-Tiểu
Phẫu Thuật, có bước sóng 10.6µm, hoạt động theo phương thức sóng liên
tục ở hai mức công suất 5W và 10W, đường kính tiêu điểm là 1mm và thời
gian bức xạ là 0,1s.

Dụng cụ và vật liệu phẫu thuật: bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật gồm kim, ống
chích sắt, dao mổ số 11, kéo, bộ đồ khâu, chỉ catgut chromic 5.0. Ngoài ra
chúng tôi còn sử dụng chất sát trùng Povidine (Betadine), thước kẹp (ARAIN–
DENMEDICO), bút lông để vẽ đánh dấu.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm so sánh hai phương thức điều trị theo phương
pháp mù đơn.
Qui trình nghiên cứu
- Thỏ được cố định trên bàn mổ động vật thí nghiệm, cạo sạch lông
vùng định phẫu thuật ở hai bên đùi phía sau. Dùng thước kẹp và bút lông
dầu xác định kích thước và vẽ hai hình thoi dài 2,5cm, rộng 1cm, song song
với sống lưng Thỏ.
- - Sát trùng tại chỗ bằng Povidine, gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%
(có thuốc co mạch Adrénaline 1/100.000).
- - Dùng dao mổ 11 rạch theo hình vẽ, sâu hết lớp da đến lớp mỡ dưới
da, bóc tách lấy trọn vạt da. Tổng cộng có 40 mẫu da được phân bố ngẫu
nhiên thành hai nhóm:
Tổn thương bên phải
- Nhóm I được chiếu tia Laser CO
2
với công suất 10W.
- Nhóm II được chiếu tia Laser CO
2
với công suất 5W.
Các mẫu da thỏ ở mỗi nhóm sau khi chiếu tia Laser được cố định
trong dung dịch Formalin trung tính 10% và chuyển Bộ Môn Giải Phẫu
Bệnh của Khoa Y, Đại Học Y-Dược TP.HCM để thực hiện mẫu nghiên cứu
bằng cách đúc khối sáp, cắt lát mỏng 5-7µm, nhuộm Hematoxylin Eosin
(H.E). Đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang học và đo đạc bằng trắc vi thị
kính (có kí hiệu ZA3263, U-OCMC, 24mm cross, 10/100XY). Trên mỗi tiêu

bản, các số liệu được đo bao gồm: độ sâu và độ rộng hố mô bị bay hơi khi
chiếu tia Laser, độ sâu và độ rộng mô tổn thương. Việc đo được thực hiện
bởi cùng một điều tra viên không được biết trước về nhóm nghiên cứu.
Tổn thương bên trái
- Được khâu đóng da bằng chỉ tiêu Chromic 5.0.
Tổn thương bên phải
-Được chiếu tia Laser CO
2
với công suất 10W vào vùng trung tâm
(không chiếu lên hai mép đường rạch) trước khi khâu đóng da bằng chỉ tiêu
Chromic 5.0. Các mũi khâu cách đều nhau khoảng 5mm.
- Phẫu thuật được tiến hành bởi cùng một phẫu thuật viên cho toàn bộ các
mẫu nghiên cứu.
- Sau phẫu thuật, theo dõi tình trạng toàn thân và tại chỗ vết thương
bằng cách:
Toàn thân:
Theo dõi cân nặng của thỏ tại các thời điểm 1, 4, 7, 10, 13 ngày sau
phẫu thuật và so sánh với cân nặng trước phẫu thuật.
Tại chỗ:
- Ghi nhận tình trạng vết thương (mép vết thương kín hay hở, vết
thương có tiết dịch hay không, có viêm đỏ quanh vết thương hay không)
ngay sau phẫu thuật, ngày hôm sau và 4 ngày sau phẫu thuật.
- Đo độ rộng vết thương bằng thước kẹp vào các thời điểm 4, 7, 10, 13
ngày sau phẫu thuật.
- Ghi nhận thời điểm chỉ khâu rụng tiêu hoàn toàn.
Tất cả các vết thương đều được theo dõi bởi một quan sát viên độc lập
với nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Về mô học
Độ sâu hố mô hay mức độ xâm lấn mô theo chiều dọc (µm): là

khoảng cách từ miệng hố đến đáy hố – lớp mô bắt màu tím đen. Độ rộng hố
mô hay mức độ xâm lấn mô theo chiều ngang (µm): là khoảng cách giữa hai
bề mặt mô bắt màu tím đen ở miệng hố. Độ sâu mô tổn thương hay tổn
thương mô theo chiều dọc (µm): là bề dày lớp mô bắt màu tím ở đáy lõm
của hố mô. Độ rộng mô tổn thương hay tổn thương mô theo chiều ngang
(µm): là bề dày lớp mô bắt màu tím ở hai bên miệng của hố mô. Tất cả các
kích thước này được xác định bằng cách đo trực tiếp trên tiêu bản qua kính
hiển vi.
Về sự lành thương
- Độ rộng vết thương (mm): được xác định bằng cách đo chiều rộng
lớp vẩy cứng trên bề mặt vết thương tại nơi rộng nhất, hoặc khoảng cách
giữa hai mép vết thương nếu là vết thương hở.
- Thời gian lành thương được xác định khi độ rộng vết thương giảm
về 0mm và chỉ khâu tiêu hoàn toàn.
Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu, dùng t-test hai mẫu độc
lập và t-test bắt cặp để so sánh kết quả giữa hai nhóm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả mô học
Các kết quả về độ sâu hố mô (ĐSHM), độ rộng hố mô (ĐRHM), độ
sâu mô tổn thương (ĐSMTT), và độ rộng mô tổn thương (ĐRMTT) của hai
nhóm I và II được trình bày lần lượt trong các bảng 1; 2; 3; 4.
Bảng 1: Mức độ xâm lấn mô theo chiều dọc dưới tác động của tia
Laser CO
2
(ĐSHM).
Nhóm I (10W) Nhóm II (5W)
p
Đặc
điểm ng

hiên
cứu
TB ĐLC TB ĐLC

ĐSH
M (µm)
486,7
6
145,4
9
395,7
7
63,6
8

0,03
*

* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,05
Bảng 2: Mức độ xâm lấn mô theo chiều ngang dưới tác động của tia
Laser CO
2
(ĐRHM).
Nhóm I (10W) Nhóm II (5W) p Đặc
điểm nghi
ên
cứu
TB ĐLC

TB ĐLC

ĐRH
M (µm)
615,8
8
129,
7
509,2
3
131,5
1

0,03
*

* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,05
Bảng 3: Mức độ tổn thương mô xung quanh theo chiều dọc dưới tác
động của tia Laser CO
2
(ĐSMTT).
Nhóm I (10W) Nhóm II (5W) p Đặc
điểm nghi
ên
cứu
TB ĐLC TB ĐLC
ĐSMT
T (µm)
133,2
4
19,4
4

230,7
7
15,6
6

0,000
*

* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,005
Bảng 4: Mức độ tổn thương mô xung quanh theo chiều ngang dưới
tác động của tia Laser CO
2
(ĐRMTT).
Nhóm I (10W) Nhóm II (5W) p Đặc
điểm nghi
ên
cứu
TB ĐL
C
TB ĐLC
ĐRMT
T (µm)
128,8
2
8,93

175,3
8
11,2
7


0,000
*

* Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,005
Độ sâu tác động của tia Laser CO
2
được tính theo công thức:
Độ sâu tác động (T) = Độ sâu hố mô (A) + Độ sâu mô tổn thương


Bảng 5: Độ sâu tác động của tia Laser CO
2
.
Đ
ặc
điểm
nghiên
cứu
Nh
óm I
(10W)
Nhóm II (5W)
Đ
ộ sâu
tác
động
c
ủa tia
Laser

CO
2
(T)

62
0
626,54
T
ỷ lệ
A/T
0,7
9
0,63
Từ các bảng 1; 2; 3; 4; 5 cho thấy: Độ sâu và độ rộng của hố mô bị
bay hơi dưới tác động của tia Laser CO
2
ở nhóm I cao hơn nhóm II, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ngược lại, độ sâu và độ rộng mô tổn
thương ở xung quanh hố mô bị bay hơi dưới tác động của tia Laser CO
2

nhóm II lại cao hơn nhóm I, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Hiệu quả bay hơi mô ở nhóm I tốt hơn nhóm II khi tỷ lệ A/T ở nhóm I cao
hơn ở nhóm II.
Kết quả về sự lành thương
Tình trạng toàn thân
Sau thời gian theo dõi tình trạng toàn thân của thỏ từ lúc bắt đầu
nghiên cứu (18/02/2003) đến lúc kết thúc nghiên cứu (14/03/2003) chúng tôi
nhận thấy toàn bộ thỏ đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ăn uống khá.
Tình trạng tại chỗ vết thương

Ngay sau khi các đường rạch bên phải
và bên trái được khâu đóng da hoàn toàn, chúng tôi quan sát và nhận
thấy trên mỗi con thỏ thí nghiệm, ở vết khâu bên trái có xuất huyết nhẹ giữa
các mũi khâu mặc dù hai mép vết khâu thẳng và kín. Ngược lại, ở vết khâu
bên phải hoàn toàn không có biến chứng xuất huyết ở mép vết khâu, điều
này được khẳng định bằng cách dùng hai ngón tay bóp hai bên mép vết
khâu. Sau 24 giờ, có biểu hiện phù cục bộ ở cả hai vết khâu bên phải và trái.
Các mép vết khâu bên phải thẳng và kín, không có sự tiết dịch. Da xung
quanh đỏ từ mép vết khâu ra ngoại vi. Những đặc điểm tương tự cũng được
ghi nhận ở các vết khâu bên trái. Sau 4 ngày, chúng tôi nhận thấy các vết
thương ở bên phải và bên trái đều liền mép tốt, giảm phù nề quanh vết
thương, đồng thời hình thành lớp vẩy cứng trên bề mặt vết thương (chiều
rộng lớp vẩy này được xác định cụ thể bằng thước kẹp và được trình bày trong
bảng 7).
Một tuần sau phẫu thuật, các vết thương bên phải và trái đều phục hồi
tốt: không còn phù nề quanh vết thương, lớp vẩy cứng thu nhỏ lại, bắt đầu
hình thành sẹo, chỉ khâu bắt đầu tiêu đi. Sau 10 ngày, lớp vẩy cứng ở mỗi
vết thương tiếp tục thu nhỏ lại hoặc thậm chí không còn. Cuối cùng sau 13
ngày, các vết thương bên phải đã lành thương hoàn toàn, và không để lại sẹo
hoặc sẹo mờ. Bằng chứng là các vẩy cứng đã không còn, thay vào đó là
vùng da non mới thành lập có màu sắc giống với màu sắc mô xung quanh.
Trong khi đó lớp vẩy cứng ở các vết thương bên trái của Thỏ vẫn còn mặc
dù vết thương kia đã lành để lại sẹo mờ hoặc sẹo rõ rệt có hình dạng các mũi
khâu, không có sẹo lồi.
Độ rộng vết thương
Kết quả phân tích từ bảng 7 cho thấy sự lành thương không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê vào ngày thứ tư sau phẫu thuật (p > 0,05), nhưng kể
từ ngày thứ bảy đến ngày thứ mười ba các vết thương bên phải lành thương
nhanh hơn bên trái, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 7: Độ rộng vết thương.

Đ
ộ rộng của
vết thương (mm)
p
Ngày

Bên
phải (P)
Bên
trái (T)

4 3,35 4,1 0,1

7 1,7 3,15 0,03*


10 0,3 1,45 0,02*


13 0 0,85 0,03*


Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi P<0,05

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn độ rộng các vết thương bên phải (P) và
bên trái (T) theo thời gian.
Bàn luận về mức độ xâm lấn mô
Độ rộng và độ sâu hố mô bị bay hơi
Nghiên cứu cho thấy tại công suất 10W, hố mô bị bay hơi có độ sâu
trung bình là 486,76 ± 145,49µm, độ rộng trung bình là 615,8±129,70µm

lớn hơn so với mức công suất 5W (395,77± 63,83µm và 509,23±131,51µm).
Điều này có nghĩa là công suất càng lớn thì hiệu quả cắt Laser càng cao.
Nhận xét này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác. Ngoài ra, thời
gian tương tác cũng là yếu tố quan trọng. Nếu thời gian tương tác càng lớn
thì tổn thương càng lớn cả về độ rộng và độ sâu. Tuy nhiên, thời gian bức xạ
sử dụng là 0.1s cho cả hai mức công suất nên độ sâu và độ rộng của hố mô
bị bốc bay theo mô hình nghiên cứu này không phụ thuộc vào yếu tố thời
gian.
Mức độ tổn thương nhiệt ở mô xung quanh
Theo Planev tổn thương nhiệt ở mô xung quanh vùng bị bay hơi do
Laser gồm các lớp đầu tiên là màng quang đông mỏng bao phủ kín vùng
hoại tử do quang đông, giữa vùng hoại tử và vùng tổ chức không bị biến đổi
là vùng cận hoại tử có thể hồi phục. Tùy theo nhiệt năng và các thông số
phát Laser như: mật độ công suất, đường kính chùm tia, thời gian bức xạ. . .
mà tổn thương nhiệt ở mô xung quanh là nhiều hay ít. Đối với các mẫu da ở
nhóm II do mật độ công suất (khi công suất 5W và đường kính chùm tia là
1mm), thấp hơn nhóm I (công suất 10W, đường kính chùm tia 1mm) nên
hiệu quả bay hơi mô không cao (A/T = 0,63); nhưng ngược lại mức độ tổn
thương nhiệt (theo chiều dọc 230,77 ± 15,66µm; theo chiều ngang 175,38
±11,27µm) cao hơn so với nhóm I (tổn thương nhiệt theo chiều dọc 133,24 ±
19,44µm; tổn thương nhiệt theo chiều ngang 128,82 ± 8,93µm). Khi công
suất cao, mô đích được bay hơi ngay lập tức với việc truyền nhiệt tối thiểu
sang các mô lân cận kết quả là giảm tổn thương nhiệt cho các mô lân cận
(14)
.
Như vậy với công suất 5W, năng lượng Laser phát ra không đủ lớn để làm
sôi dịch mô một cách tức thì nên mô chủ yếu bị sấy khô và bị nung nóng lên
vì thế nhiệt ở đây được tích lũy, tăng lên và theo cơ chế truyền nhiệt ra mô
xung quanh. Hậu quả là lớp mô bị tổn thương nhiệt tăng, dẫn đến tăng độ
sâu tác động lên mô, trong khi độ sâu mô bay hơi không tăng. Như vậy

không thích hợp cho phẫu thuật. Theo Timothy và Atkinson, một số tia bị
phân tán theo nhiều hướng khác nhau trước khi bị hấp thụ sẽ làm nóng mô.
Điều này làm giảm nhiệt độ chùm tia Laser nên sẽ gây tổn thương mô lân
cận do nhiệt nhiều hơn là tạo ra tác động bay hơi mô. Khi ánh sáng Laser
được mô hấp thụ sẽ chuyển thành nhiệt, nếu nhiệt tiếp xúc với bề mặt mô
trong thời gian ngắn và dẫn truyền sang mô lân cận sẽ làm giảm thiểu hoặc
loại trừ tổn thương mô do nhiệt. Ngược lại nếu thời gian tiếp xúc với nhiệt
tăng và năng lượng không dẫn truyền đến mô lân cận sẽ làm tăng tổn thương
mô do nhiệt.
Ngoài ra, khi quan sát hình thái tổn thương mô do bức xạ Laser CO
2

mỗi nhóm, nhận thấy hố mô bị bay hơi có độ rộng lớn hơn độ sâu nhưng
vùng mô tổn thương do nhiệt ở xung quanh hố mô phân bố ngược lại, độ sâu
mô tổn thương lớn hơn độ rộng mô tổn thương. Chứng tỏ khi tia Laser tiếp
xúc mô, năng lượng quang nhiệt có khuynh hướng phân tán ra mô lân cận
nhiều hơn là thâm nhập vào lớp sâu làm mô bị bay hơi theo chiều ngang
nhiều hơn theo chiều dọc. Nhưng sau khi được dịch trong mô hấp thụ thì
một phần nhiệt năng được giải phóng theo khí thải, một phần được các mô
bên dưới dẫn sang lớp sâu hơn nhưng lượng nhiệt này không đủ làm bay hơi
mô tiếp tục, kết quả là mô tổn thương theo chiều dọc nhiều hơn chiều ngang.
Kết quả này tương tự như kết quả của các nghiên cứu khác.
Như vậy khi kết hợp công suất cao và thời gian bức xạ ngắn, Bác sĩ
phẫu thuật có thể tạo ra các tác động cắt hoặc bay hơi với nguy cơ tổn
thương nhiệt cho mô lân cận thấp và có thể dự đoán trước được.

Điều này đã
được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khác. Phạm Hữu Nghi và Trịnh Bình
đã xác định được độ sâu mô bay hơi và độ sâu mô tổn thương ở đáy dưới tác
động của Laser CO

2
10600nm; đồng thời kết luận rằng với thời gian xung
0,1s, nếu dùng công suất 8W và đường kính chùm tia 1mm thì hiện tượng
bay hơi mô sẽ chiếm khoảng 50% trong tổn thương mô do Laser gây ra. Nếu
dùng công suất thấp hơn, đường kính chùm tia rộng hơn, thời gian chiếu lâu
hơn sẽ gây tổn thương nhiệt lớn hơn và chiếm ưu thế. Wilder-Smith và cộng
sự nghiên cứu ảnh hưởng của Laser CO
2
trên mô mềm và đã xác định được
mức độ tác động của Laser CO
2
với các thông số Laser khác nhau trên mô
mềm có độ dày thay đổi. Kết quả các nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong
phẫu thuật mô mềm, đặc biệt là các phẫu thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Vì
đã nêu được phạm vi tác động của Laser CO
2
trên mô mềm với một vài
thông số Laser, các Bác sĩ phẫu thuật có thể điều chỉnh cho phù hợp để đạt
được yêu cầu cắt hoặc bay hơi mô trong khi vẫn tránh được tổn thương nhiệt
ở mô xung quanh, nghĩa là chỉ loại bỏ những tổn thương bệnh lý.
Theo báo cáo của Trần Công Duyệt từ năm 1992 tới nay, Trung Tâm
Vật Lý Y Sinh Học đã ứng dụng Laser CO
2
với công suất 5-10W vào ngoại
khoa thẩm mỹ dựa trên những đặc tính vốn có của nó như: được nước hấp
thụ gần như 100%, tạo được tại bề mặt nơi chiếu một năng lượng lớn làm
bay hơi tổ chức để loại bỏ cấu trúc bệnh lý mà không đòi hỏi sự hấp thụ
chọn lọc bởi sắc tố như: tổn thương mạch máu da và dưới da, tổn thương sắc
tố da, vết xăm mình Qua đó, tác giả nhận thấy việc điều trị với mức công
suất 5-10W đã mang lại hiệu quả mong muốn . Một nghiên cứu tương tự

được tiến hành trên những bệnh nhân có yêu cầu về điều trị thẩm mỹ: nốt
ruồi, tàn nhang, mụn cóc, vết xăm, trổ đồi mồi, sẹo lồi. . . do Lê Đức Lánh
và Đinh Gia Quốc thực hiện năm 2000 đã đưa ra kết luận: việc điều trị các
tổn thương trên bằng Laser CO
2
với công suất từ 2-10W đem lại kết quả
thẩm mỹ và tiện lợi hơn so với phương pháp dùng hoá chất. Như vậy, có thể
nói hai mức công suất thường được áp dụng trên lâm sàng là 5W và 10W.
Từ nghiên cứu trên thỏ, chúng tôi nghĩ rằng để đạt được hiệu quả điều trị
mong muốn, các bác sĩ lâm sàng phải kiểm soát nhiều biến số trong quá
trình bức xạ Laser. Khi đã quyết định liệu pháp Laser, bác sĩ phải cân nhắc
các thông số Laser như: bước sóng, công suất, thời gian bức xạ và đường
kính chùm tia. . . trước khi bắt đầu việc điều trị để tạo ra tác động cắt hoặc
bay hơi mô phù hợp đồng thời làm giảm tổn thương mô lành tối đa. Với
công suất 5W và 10W, thời gian bức xạ 0.1s và đường kính chùm tia 1mm,
đã so sánh được mức độ tác động của Laser CO
2
trên da đùi thỏ nhằm góp
phần tham khảo cho các điều trị bằng Laser.
Bàn luận về tác dụng giúp lành thương của tia Laser CO
2

Về cơ bản, có bốn tương tác mô xảy ra như phản xạ, tán xạ, hấp thụ
và dẫn truyền khi năng lượng ánh sáng Laser tác động lên mô. Trong đó chỉ
phần năng lượng mô hấp thụ là có nhiều ứng dụng trong điều trị.
Như đã đề cập ở trên, với Laser CO
2
, phần lớn năng lượng ánh sáng được
hấp thu mạnh bởi nước là thành phần chủ yếu trong mô mềm. Sự hấp thụ xảy ra
chậm hơn ở những mô ít nước như mô răng, xương Vì vậy ứng dụng chủ yếu

của Laser CO
2
là trên mô mềm. Tại nơi tác động của tia Laser CO
2
có lớp mô tổn
thương do nhiệt, nhiều tác giả cho rằng nếu lớp mô này càng nhiều sẽ hưởng đến
quá trình phục hồi vết thương. Nhưng theo Pletnev, đó là hàng rào sinh học rất có
ý nghĩa để hạn chế sự di căn các tế bào ung thư, hạn chế sự nhiễm trùng và chảy
máu, che chở vết thương, tạo điều kiện cho vết thương phục hồi nhanh.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy Laser CO
2
công suất
10W hoạt động theo phương thức sóng liên tục, phát ra chùm tia Laser qua
hệ thống tay khớp và hướng đến mô đích nhờ một tay khoan tập trung tiêu
điểm giúp làm giảm tổn thương mô xung quanh.

Có nhiều phương pháp hạn
chế ảnh hưởng mô lân cận khi phát Laser như thay đổi phương thức sóng
liên tục bằng xung đơn. Theo Timothy và cộng sự, một xung đơn làm dịch tế
bào sôi ngay lập tức và chuyển thành hơi, chuyển nhiệt do Laser sinh ra vào
không khí, giảm sự truyền nhiệt và hư hại mô từ 100-200µm.
Ngay sau khi chiếu tia Laser CO
2
vào đường rạch bên phải và khâu
lại, chúng tôi nhận thấy không có hiện tượng xuất huyết ở vết thương bên
phải, so với vết thương bên trái. Điều này cũng được ghi nhận qua nghiên
cứu của Peas-Junior và cộng sự. Theo Timothy và cộng sự, Laser CO
2
có thể
làm đông tụ các mạch máu có đường kính đến 0,5mm. Robert M. Pick và

Trần Công Duyệt cũng kết luận tương tự. Cầm máu có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong phẫu thuật vạt da bởi vì sự ứ đọng máu trong vùng vết thương
làm rối loạn quá trình liền sẹo bình thường, tạo điều kiện cho bội nhiễm dẫn
tới mưng mủ và làm kém thẩm mỹ. Chính tia Laser CO
2
đã tạo ra hiệu ứng
quang đông làm đông tụ các mạch máu giúp cầm máu ở các vết thương bên
phải. Ngược lại vết thương bên trái do không được áp dụng Laser CO
2

chỉ bằng cách khâu đơn thuần đã không đủ cầm máu hoàn toàn, dẫn đến làm
trầm trọng thêm pha rỉ dịch, kéo dài quá trình lành thương.
Ngoài ra với hiệu ứng bay hơi tổ chức tại vùng được bức xạ, Laser
CO
2
giúp vô khuẩn đường rạch nhờ nhiệt độ cao, đồng thời tạo ra màng
quang đông mỏng bao phủ kín vùng mô bị bay hơi, giúp giảm phù nề, tiết
dịch, xung huyết. Điều này thể hiện trong nghiên cứu của chúng tôi khi các
đường rạch bên phải được chiếu tia Laser CO
2
đã hoàn toàn không có biểu
hiện nhiễm trùng trong suốt quá trình lành thương, trái lại các đường rạch
bên trái của thỏ đặc biệt thỏ có kí hiệu: II.5T, VIII.5T
(*)
có biểu hiện viêm
nhiễm sau 24h và kéo dài đến ngày thứ bảy sau phẫu thuật. Đối với các vết
thương nhiễm khuẩn, dẫn đến kéo dài thời kỳ sửa chữa thứ nhất và do đó
làm chậm lành thương rõ rệt.
Các số liệu phân tích thống kê về độ rộng vết thương được trình bày trong
bảng 7 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa hai vết

thương bên phải và trái vào ngày thứ tư của quá trình lành thương (p>0,05).
Nhưng giai đoạn từ ngày thứ bảy đến ngày thứ 13, các vết thương bên phải thu
nhỏ kích thước nhanh hơn so với các vết thương bên trái (sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê p<0,05). Từ những kết quả này chúng tôi có thể kết luận trong ba ngày
đầu của quá trình lành thương, độ rộng của vết thương bên phải và bên trái là
như nhau, mặc dù vết thương bên phải có phần diễn tiến thuận lợi hơn. Sự phục
hồi nhanh chỉ xảy ra vào giai đoạn từ ngày thứ 7 đến 13 (tương ứng với pha hình
thành mô hạt) sau can thiệp Laser.
Về mặt sinh lý, bức xạ Laser CO
2
làm giảm được lượng vi khuẩn tại
vết thương, giảm được sự xuất tiết các chất trung gian của phản ứng viêm,
đồng thời vùng mô được chiếu tia Laser CO
2
có hiện tượng quang đông và
hệ vi mạch chịu những biến đổi tối thiểu trong thời gian ngắn nên các quá
trình rỉ dịch là không đáng kể, phản ứng đại thực bào nhanh chóng, sự tăng
sinh các nguyên bào sợi và collagen xảy ra rất sớm. Những điều này giúp
giải thích kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi các vết thương bên phải đã
lành nhanh hơn so với các vết thương bên trái vào các ngày 7, 10, 13 sau
phẫu thuật.
Theo Lê Văn Đông và Phạm Mạnh Hùng, sự thu nhỏ kích thước vết
thương đóng vai trò quyết định trong các quá trình lành thương . Ribeiro và
cộng sự đã nghiên cứu các hiệu ứng của bức xạ Laser Neodymium 1047nm
trên sự lành thương ở chuột và kết luận: trong giai đoạn từ 10-17 ngày sau
khi tạo vết thương bỏng thực nghiệm, dưới tác dụng của tia Laser
Neodymium thì vết thương ở nhóm nghiên cứu đã thu nhỏ nhanh hơn so với
nhóm chứng không được chiếu tia Laser. Như vậy có thể nói việc đánh giá

×