Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SỰ ĐỔI MÀU CỦA NHỰA ACRYLIC DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TRÀ, CÀ PHÊ VÀ LÀM SẠCH VỚI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.18 KB, 20 trang )

SỰ ĐỔI MÀU CỦA NHỰA ACRYLIC DƯỚI TÁC
DỤNG CỦA TRÀ, CÀ PHÊ VÀ LÀM SẠCH VỚI
NHỮNG BIỆN PHÁP KHÁC NHAU

TÓM TẮT
Mở đầu: Nhựa acrylic là vật liệu thường được sử dụng để chế tạo
răng giả và nền hàm, nhưng vật liệu này có xu hướng đổi màu trong quá
trình tồn tại trong môi trường miệng.
Mục tiêu của nghiên cứu: là so sánh sự đổi màu của nhựa acrylic khi
ngâm trong trà và cà phê, sau khi làm sạch bằng năm phương pháp: (A)
Ngâm trong thuốc rửa hàm giả; (B) Rửa bằng xà bông; (C) Rửa bằng bàn
chải với nước; (D) Rửa bằng bàn chải với xà bông; (E) Rửa bằng bàn chải
với kem đánh răng.
Phương pháp: 26 thanh nhựa Acrylic trong suốt kích thước 50x 12x
2 mm, chia thành 5 nhóm: (O) nhóm chuẩn-1 thanh; các nhóm A; B; C; D và
E mỗi nhóm 5 thanh. Sau khi ngâm trà và cà phê, các thanh nhựa được làm
sạch theo từng nhóm và đánh giá sự đổi màu sau mỗi chu trình nhuộm bằng
máy so màu chùm tia UV đơn (uv/visible single beam spectrophotometer).
Kết quả: cho thấy có sự nhiễm màu của thanh nhựa acrylic khi tiếp
xúc với dung dịch trà và cà phê; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,00) về mức độ nhiễm màu giữa các nhóm chịu tác động làm sạch khác
nhau, thứ tự khả năng làm sạch của các nhóm từ tốt nhất đến kém nhất là:
Nhóm B (ngâm xà phòng 15 phút); nhóm D (chải bằng bàn chải và xà phòng
trong 2 phút); nhóm A (ngâm thuốc Efferdent trong 15 phút); nhóm E (chải
bằng bàn chải và kem đánh răng trong 2 phút); cuối cùng là nhóm C (chải
bằng bàn chải với nước trong 2 phút).
Kết luận: Làm sạch bằng các chất hóa học cho hiệu quả cao hơn so
với biện pháp cơ học thuần túy (chải bàn chải và nước).
ABSTRACT
Background: Acrylic resin is a material often used to make artificial
teeth and denture base, that tends to discolor in oral cavity.


Objectives of this study was to compare the color stability of acrylic
resin immersed in coffee and tea after cleaning by five methods: (A)
Immersed in denture base cleanser; (B) Cleaned with soap; (C) Cleaned with
toothbrush and water; (D) Cleaned with toothbrush and soap; (E) Cleaned
with toothbrush and toothpaste.
Method: Twenty six acrylic specimens (50x12x2 mm) were randomly
assigned to five groups: (O) control group-1 specimen; 5 experimental
groups A, B, C, D and E, 5 specimens for each group. Following exposure to
coffee and tea, a total of 5 bars of acrylic resin of each group was cleaned
according to a different method and the color stability evaluated after each
dying cycle by uv/visible single beam spectrophotometer.
The results showed that there was discoloration of acrylic resins
exposed to coffee and tea solution; The discoloration levels among various
groups were significantly different (p<0.00), the cleaning capacity in
decreasing order was: B group (immersed in soap for 15 minutes); D group
(cleaned with toothbrush and soap for 2 minutes); A group (immersed in
Efferdent solution for 15 minutes); E group (cleaned with toothbrush and
toothpaste for 2 minutes); and C group (cleaned with toothbrush and water
for 2 minutes).
Conclusion: Cleaning with chemical solutions provided higher effect
than with pure mechanical therapy (using toothbrush and water).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhựa nha khoa là vật liệu thường được sử dụng để chế tạo răng giả và
nền hàm, trong đó nhựa acrylic được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng nhựa nha khoa có xu hướng đổi
màu trong quá trình tồn tại trong môi trường miệng. Sự đổi màu này bao
gồm cả yếu tố nội tại và ngoại lai, kết quả của những thay đổi hoá học của
vật liệu và sự ngấm của những chất màu có trong thực phẩm… Điều này ảnh
hưởng đến vẻ thẩm mỹ của hàm giả và tâm lý của người mang hàm. Để kéo
dài tuổi thọ của hàm giả, ngoài những qui định chặt chẽ về kỹ thuật thực

hiện thì việc vệ sinh hàm giả cũng là một yếu tố cần thiết để tránh tích tụ vết
dính trên bề mặt. Duy trì thói quen vệ sinh hàm giả tốt không chỉ là vấn đề
liên quan đến thẩm mỹ mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng
ngừa các bệnh viêm nhiễm trong miệng do hàm giả gây ra. Quá trình tích
luỹ mảng bám, vết dính, vôi răng trên hàm giả cũng tương tự như ở răng
thật.
Để tránh sự đổi màu của hàm giả có thể sử dụng nhiều biện pháp cơ học
và hóa học khác nhau. Chải răng với kem đánh răng là biện pháp vệ sinh răng
miệng phổ biến và được thực hiện để làm sạch mảng bám và vết dính ngoại lai.
Kem đánh răng có khả năng trong việc làm sạch theo cơ chế hóa học thông qua
hệ thống mài mòn và chất tẩy rửa (Forward, 1991).
Để đánh giá hiệu quả làm sạch vết dính trên răng giả và nền hàm,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu như sau: So sánh sự đổi
màu của nhựa acrylic khi ngâm trong trà và cà phê, sau khi làm sạch bằng
năm phương pháp: Ngâm trong thuốc rửa hàm giả; Rửa bằng xà bông; Rửa
bằng bàn chải với nước; Rửa bằng bàn chải với xà bông; Rửa bằng bàn chải
với kem đánh răng
VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Nhựa acrylic:sử dụng nhựa acrylic trong suốt, làm thành thanh hình
chữ nhật có kích thước 50x12x2 mm.
- Dung dịch màu: trà và cà phê .
- Bàn chải: Oral-B Classic TwinPack; Kem đánh răng: P/S bảo vệ 2
lần.
- Dung dịch xà bông: Sunlight; Dung dịch tẩy rửa: Efferdent.
Mô thức nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm trong labo (in vitro) theo phương pháp mù đơn,
so sánh nhóm.
Quá trình thực hiện
Chuẩn bị thanh nhựa acrylic

- - Làm mẫu sáp, vô khuôn.
- Nhựa acrylic được sử dụng là nhựa nấu dưới dạng bột – lỏng, được
trộn theo tỉ lệ thể tích 3 bộ: 1 lỏng, đến giai đoạn sợi dẻo thì ép nhựa vào
khuôn.
- Nấu nhựa để sôi trong 2 giờ, sau đó để nguội ở nhiệt độ phòng.
- Đánh bóng và hoàn tất tạo 26 thanh nhựa có cùng kích thước
50x12x2 mm.
Tất cả các thanh nhựa đều trải qua các giai đoạn chế tạo như nhau.
Mã hoá thanh nhựa
Trừ một thanh nhựa được ngâm nước cất để làm nhóm chuẩn, 25
thanh nhựa còn lại được chia thành 5 nhóm, mã hóa là A,B,C,D,E, mỗi
nhóm gồm 5 thanh nhựa được đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Việc mã hóa do
một nghiên cứu viên độc lập thực hiện.
- Nhóm 0: nhóm chuẩn, gồm một thanh nhựa.
- Nhóm A: ngâm trong dung dịch Efferdent, gồm 5 thanh nhựa.
- Nhóm B: rửa bằng dung dịch xà bông và nước, gồm 5 thanh nhựa.
- Nhóm C: rửa bằng bàn chải và nước, gồm 5 thanh nhựa.
- Nhóm D: rửa bằng bàn chải với xà bông, gồm 5 thanh nhựa.
- Nhóm E: rửa bằng bàn chải với kem đánh răng, gồm 5 thanh nhựa.
Chuẩn bị dung dịch màu:
- Trà: trà xanh Thái Nguyên 50g ngâm trong 500 ml nước ở nhiệt độ
100
o
C trong 5 phút, lọc bỏ lá trà, sau đó để nguội đến 50
o
C.
- Cà phê: 50g ngâm trong 500 ml nước ở nhiệt độ 100
o
C trong 5 phút,
lọc lấy nước sau đó để nguội đến 50

o
C. Để đồng nhất yếu tố màu, 25 thanh
nhựa acrylic cùng được ngâm trong dung dịch trà và cà phê như nhau trong
chu trình nhuộm.
Chu trình nhuộm:
Giai đoạn nhuộm:
- 25 thanh nhựa acrylic đã được mã hoá, ngâm trong dung dịch trà
trong 2 giờ.
- Tiếp tục ngâm trong dung dịch cà phê trong 2 giờ nữa. Sau đó
chuyển thanh nhựa qua giai đoạn làm sạch.
Giai đoạn làm sạch:
Dựa theo I. Eystein Ruyter, Rer Nat, Philos.
Tất cả 25 thanh nhựa acrylic cùng chịu quá trình nhuộm màu bằng dung
dịch trà và cà phê như nhau, chỉ khác nhau về quá trình làm sạch:
- Nhóm A: các thanh nhựa được ngâm trong dung dịch Efferdent
trong 15 phút, rồi rửa lại dưới dòng nước chảy nhẹ. Sau đó được thấm khô
bằng giấy lụa.
- Nhóm B: các thanh nhựa được ngâm trong dung dịch xà bông trong
vòng 15 phút, sau đó rửa lại dưới dòng nước chảy nhẹ rồi thấm khô bằng
giấy lụa.
- Nhóm C: hai mặt của thanh nhựa được chải bằng bàn chải trong 2
phút dưới dòng nước chải nhẹ, lông bàn chải tạo một góc 90
o
so với bề mặt
thanh nhựa. Sau đó được thấm khô bằng giấy lụa.
- Nhóm D: hai mặt của thanh nhựa được chải bằng bàn chải thấm dung
dịch xà bông trong 2 phút, lông bàn chải tạo một góc 90
o
so với bề mặt thanh
nhựa và sau đó được rửa lại dưới dòng nước chải nhẹ, thấm khô bằng giấy lụa.

- Nhóm E: hai mặt thanh nhựa được chải bằng bàn chải với một đoạn
kem đánh răng như nhau trong 2 phút, phương pháp chải tương tự như đối
với nhóm 3, sau đó rửa lại vòi nước chảy nhẹ, thấm khô bằng giấy lụa.
Đánh giá sự đổi màu của nhựa acrylic
- Đánh giá đổi màu nhựa do một nghiên cứu viên độc lập khác thực
hiện.
- Việc đánh giá được thực hiện sau mỗi chu trình nhuộm khác nhau,
bằng cách sử dụng máy so màu chùm tia UV đơn (uv/visible single beam
spectrophotometer) ở bước sóng 295 nm (theo các tác giả Sheen và cộng sự,
2001; D.Dyer, 2000).

- Theo nguyên lý:
Chùm tia tới (P
o
)
Chùm tia ra (P)
Thanh nhựa acrylic


Độ hấp thu quang học A=log (I
o
/I) càng cao thì khả năng xuyên thấu
của tia càng giảm, độ sậm màu của thanh nhựa càng lớn. Trên cơ sở đó ta
xác định được mức đổi màu của các thanh nhựa.
Xử lý thống kê
Các số liệu đo được sau mỗi chu trình nhuộm được xử lý thống kê:
Mann – whitney: so sánh các thanh nhựa trong cùng nhóm, Kruskal Wallis:
so sánh giữa các nhóm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đánh giá khả năng làm sạch chất màu bám dính trên nhựa acrylic

dưới những biện pháp chải rửa giống nhau và khác nhau
So sánh khả năng làm sạch chất màu bám dính trên những thanh
nhựa acylic trong cùng nhóm có biện pháp chải rửa giống nhau
Sử dụng phép kiểm ANOVA so sánh sự khác biệt về độ hấp thu
quang học (ABS), thực chất là đo màu của các thanh nhựa trong cùng nhóm
có biện pháp chải rửa giống nhau (gồm các nhóm: A: ngâm trong dung dịch
Efferdent, B: rửa bằng dung dịch xà phòng và nước, C: rửa bằng bàn chải và
nước, D: rửa bằng bàn chải với xà phòng, E: rửa bằng bàn chải với kem
đánh răng), mỗi nhóm gồm 5 thanh nhựa. Kết quả cho thấy sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa 5 thanh nhựa trong cùng một nhóm (ở cả 5
nhóm A, B, C, D và E) lúc khởi đầu nghiên cứu cũng như tại bất kỳ thời
điểm đo đạc nào trong quá trình nghiên cứu. Điều này chứng tỏ khi áp dụng
cùng biện pháp chải rửa, khả năng làm sạch chất màu bám trên các thanh
nhựa acrylic không khác nhau tại cùng chu trình nhuộm màu và chải rửa
(biểu đồ 1).
Mặt khác, áp dụng phép kiểm định phi tham số Kruskal Wallis so sánh
sự khác biệt màu của các thanh nhựa trong cùng nhóm chải rửa tại các chu trình
ngâm và chải rửa khác nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Có
nghĩa là càng tiếp xúc nhiều với các chất màu, mặc dù đã có áp dụng các biện
pháp chải rửa, có thể chỉ thuần túy hóa học như ngâm thuốc rửa hàm Efferdent,
rửa với xà phòng; hay thuần túy cơ học (rửa với bàn chải và nước); hoặc kết
hợp cả cơ học và hóa học (rửa bằng bàn chải với xà phòng, rửa bằng bàn chải
với kem đánh răng) thì nhựa acrylic vẫn sậm màu dần đáng kể dưới sự phát
hiện của máy đo. Tuy nhiên, sự khác biệt màu này vẫn chưa phát hiện được
bằng mắt thường cho đến chu kỳ ngâm cuối cùng (biểu đồ 1 và 2).

Biểu đồ 1: So sánh độ hấp thu quang học giữa các thanh nhựa trong cùng
nhóm tại chu kỳ ngâm thứ nhất.

Biểu đồ 2: So sánh độ hấp thu quang học giữa các thanh nhựa trong

cùng nhóm tại chu kỳ ngâm cuối cùng (chu kỳ 8).
Trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hà và Ngô Thị Quỳnh
Lan (2003) cho thấy các răng giả đổi màu có ý nghĩa thống kê và mắt
thường nhận thấy được ngay sau hai ngày ngâm cary và sau đó rửa bằng xà
phòng và nước. Sự sậm màu này ngày càng tăng theo chu trình ngâm và sau
chu trình ngâm thứ 10 thì màu răng có màu vàng sậm hơn hẳn mà ai cũng có
thể nhận thấy khi so với màu răng nhóm chuẩn.
Điều này có thể giải thích vì nhựa acrylic có khả năng thấm hút một
lượng nhỏ nước khi đặt trong một môi trường lỏng. Do sự phân cực của các
phân tử polymethyl methacrylate nên sự hấp thu nước của nhựa xảy ra dễ
dàng qua cơ chế khuyếch tán. Nước thẩm thấu qua nhựa và trú ngụ giữa các
chuỗi polymer gây ra hai hiệu ứng quan trọng, đầu tiên, gây ra sự nở nhẹ và
sau đó các phân tử nước dính và các mắt xích polymer, dẫn theo sự thấm của
chất màu. Khả năng ngấm nước của nhựa khoảng 0,69 mg/cm
2
, nước làm
tăng 1% trọng lượng của nhựa và làm nở rộng 0,23% đường viền. Hệ số
khuyếch tán của nước ở 37
o
C đối với nhựa nấu là 1,08x10
-12
m
2
/s và của
nhựa tự cứng là 2,43x10
-12
m
2
/s. Do đó sự hấp thu nước là một yếu tố làm
tăng khả năng nhiễm màu của nhựa khi trong dung dịch lỏng có các chất

sinh màu như trà, cà phê…
So sánh khả năng làm sạch chất màu bám dính trên những thanh
nhựa Acylic giữa các nhóm có biện pháp chải rửa khác nhau
Có thể chia 5 biện pháp chải rửa nhựa Acrylic trong nghiên cứu này
thành các loại như sau:
- Loại đơn thuần cơ học: nhóm rửa với bàn chải Oral-B Classic Twin
Pack và nước.
- Loại đơn thuần hóa học: nhóm ngâm thuốc rửa hàm Efferdent, nhóm
ngâm trong dung dịch xà phòng Sunlight.
- Loại kết hợp cả cơ học và hóa học: nhóm rửa bằng bàn chải với xà
phòng Sunlight , nhóm rửa bằng bàn chải với kem đánh răng P/S (bàn chải
Oral-B Classic Twin Pack).
Sử dụng phép kiểm định phi tham số Kruskal Wallis để so sánh mức độ
nhiễm màu sau khi được làm sạch của các thanh nhựa của 5 nhóm khác nhau
sau 8 chu trình màu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00)
giữa các nhóm. Nhóm B (ngâm xà phòng 15 phút) cho kết quả làm sạch tốt
nhất, các nhóm tiếp theo được xếp theo hiệu quả làm sạch giảm dần là: nhóm D
(chải bằng bàn chải và xà phòng trong 2 phút); nhóm A (ngâm thuốc Efferdent
trong 15 phút); nhóm E (chải bằng bàn chải và kem đánh răng trong 2 phút);
cuối cùng là nhóm C (chải bằng bàn chải với nước trong 2 phút) (bảng 1, biểu
đồ 3).
Khi so sánh hiệu quả của các biện pháp hóa học, nghiên cứu này cho
kết quả nhóm B với phương pháp ngâm trong dung dịch xà phòng Sunlight
có hiệu quả hơn so với nhóm A ngâm dung dịch Efferdent trong việc làm
sạch vết dính trà và cà phê trên thanh nhựa acrylic. Với cùng một thời gian
ngâm như nhau, xà phòng có thành phần chất tẩy rửa cao chiếm 14% nên
hiệu quả tẩy rửa mạnh. Efferdent với thành phần chủ yếu là sodium
perporate, khi hòa tan trong nước sodium sẽ phân hủy thành dung dịch
peroxide kiềm tính, dung dịch này nhanh chóng thải ra oxy, đây là cơ chế
loại bỏ các chất màu lắng đọng trên hàm giả. Mặc dù khả năng làm sạch vết

dính trà và cà phê của Efferdent thấp hơn xà phòng Sunlight nhưng đây là
một loại viên thuốc ngâm làm sạch hàm giả rất phổ biến và đã được công
nhận ở các nước phát triển, có mùi thơm dễ chịu, giúp cho bệnh nhân có cảm
giác an tâm và thoải mái.
Bảng 1: Độ hấp thu quang học trung bình của nhựa Acrylic thuộc 5
nhóm sau 8 chu trình nhuộm màu và làm sạch
A
(ngâm
Efferdent)
B
(n
gâm
xà phòng)
C
(bàn
chải v
à
nước)
D
(bàn
chải v
à xà
phòng)
E
(bàn
chải v
à
kem đánh
R)
P

Độ
h
ấp thu
quang học

1,576

1,357

1,587 1,491

1,584
Th

tự màu t

sáng nh
ất
đ
ến sậm

3

1

5

2

4

0,002
nhất


Biểu đồ 3: Độ hấp thu quang học trung bình của nhựa acrylic thuộc 5
nhóm sau 8 chu trình nhuộm và làm sạch.
Giữa các biện pháp làm sạch kết hợp hóa học và cơ học, nhóm D chải
rửa với xà phòng Sunlight và nhóm E được chải rửa với kem đánh răng P/S,
trong đó kem đánh răng P/S có thành phần chủ yếu là các chất làm sạch,
đánh bóng răng: Calcium Carbonate, Silica, Trisodium Phosphate và chất
tẩy rửa tổng hợp Sodium Lauryl Sulphate, với tác dụng giảm sự thành lập
mảng bám, kết tủa các chất lắng đọng và giảm sức căng bề mặt. Nhưng kết
quả nghiên cứu cho thấy với cùng thời gian chải rửa và tác động cơ học của
bàn chải giống nhau, chỉ khác nhau ở chất hóa học sử dụng, nhóm D đạt hiệu
quả cao hơn trong việc làm sạch chất màu so với nhóm E. Do xà phòng, như
đã được đề cập ở trên, có khả năng tẩy màu cao. Tuy nhiên nhóm D (bàn
chải và xà phòng) vẫn cho hiệu quả làm sạch thấp hơn so với nhóm B (ngâm
xà phòng) có thể do thời gian ngâm xà phòng dài hơn nhiều (15 phút) so với
chải rửa bàn chải với xà phòng (2 phút).
Khi xét hiệu quả làm sạch của phương pháp cơ học, nghĩa là chỉ chải với
nước, kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả làm sạch vết dính trà và cà phê
trên thanh nhựa acrylic của nhóm C thấp nhất. Điều này chứng tỏ nếu chỉ áp
dụng đơn thuần biện pháp cơ học thì hiệu quả làm sạch các chất màu rất thấp.
Từ những kết quả trên cho thấy, các chất làm sạch hóa học đóng một
vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vết dính trên nhựa acrylic. Dills nhấn
mạnh vai trò của các chất ngâm hàm giả, sử dụng đơn độc hay kết hợp với
chải rửa thông thường, tác giả này cho rằng mức độ mảng bám vi khuẩn sau
khi ngâm sẽ thấp hơn sau khi chải rửa bằng bàn chải Mặt hạn chế của các
dung dịch ngâm hàm giả có chứa sodium hypochloride vì chất này gây bào
mòn kim loại, được xem là không thích hợp cho hàm giả có khung kim loại

làm từ nickel choromium, cobalt chromium, những hợp kim này chuyển
sang màu đen sậm hơn và không thể sửa chữa để mang lại màu kim loại như
ban đầu. Hexametaphosphate, sodium silicate có thể được sử dụng thêm vào
để làm giảm mức độ bào mòn kim loại của hypochloride.
Trong đời sống hằng ngày việc tiếp xúc với thức ăn hay nước uống
có chất màu sẽ là điều không thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt ảnh hưởng
đến những người có phục hình nhựa acrylic vì theo thời gian, quá trình
tiếp xúc chất màu sẽ làm tăng mức độ nhiễm màu của nhựa nền hàm và
răng giả. Do đó, việc lựa chọn một phương pháp làm sạch thích hợp giữ
vai trò quan trọng. Tuy nhiên, chọn biện pháp làm sạch nào thì tùy thuộc
vào thói quen, trình độ văn hóa, kiến thức y học, sự quan tâm đến thẩm
mỹ và tính cách của mỗi bệnh nhân. Chải rửa hàm giả bằng bàn chải, kem
đánh răng, xà phòng hay ngâm trong các chất ngâm làm sạch là những
biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, một mặt nhằm duy trì sức khoẻ răng
miệng cho bệnh nhân, mặt khác nâng cao tính thẩm mỹ và tuổi thọ của
hàm giả.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Sự đổi màu của nhựa acrylic dưới tác dụng trà, cà phê và
làm sạch với những biện pháp khác nhau” được thực hiện trên 25 thanh nhựa
acrylic có kích thước 50x12x2 mm, chia làm 5 nhóm, cùng trải qua các chu
trình ngâm trà và cà phê như nhau, sau đó làm sạch với những biện pháp
khác nhau. Sau mỗi chu trình làm sạch, các thanh nhựa sẽ được đo độ hấp
thu quang học để đánh giá sự đổi màu. Sau 8 chu trình ngâm màu và làm
sạch, nghiên cứu cho phép đưa ra những kết luận như sau:
- - Có sự nhiễm màu của thanh nhựa acrylic khi tiếp xúc với dung dịch trà
và cà phê.
- - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,00) về mức độ nhiễm
màu giữa các nhóm chịu tác động làm sạch khác nhau, thứ tự khả năng làm
sạch của các nhóm từ tốt nhất đến kém nhất là: Nhóm B (ngâm xà phòng 15
phút); nhóm D (chải bằng bàn chải và xà phòng trong 2 phút); nhóm A

(ngâm thuốc Efferdent trong 15 phút); nhóm E (chải bằng bàn chải và kem
đánh răng trong 2 phút); cuối cùng là nhóm C (chải bằng bàn chải với nước
trong 2 phút).
- - Làm sạch bằng các chất hóa học cho hiệu quả cao hơn so với biện
pháp cơ học thuần túy (chải bàn chải và nước).
Như vậy, vệ sinh hàm giả là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng.
Bác sĩ RHM có nghĩa vụ giải thích lợi ích và hướng dẫn các biện pháp vệ
sinh hàm giả để bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình một biện pháp giữ gìn,
vệ sinh hàm giả thích hợp.

×