Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

CÁC VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở NGƯỜI LỚN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.66 KB, 45 trang )















CÁC VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở
NGƯỜI LỚN
CÁC VI KHUẨN GÂY TIÊU CHẢY
CẤP Ở NGƯỜI LỚN


TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tiêu chảy là một vấn đề thời sự của Y tế toàn cầu,
đặc biệt ở các nước đang phát triển do tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao.
Mục tiêu: xác định các tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người
lớn và tính đề kháng kháng sinh của chúng.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về định
danh vi khuẩn từ các mẫu phân của bệnh nhân người lớn tại BV Bệnh Nhiệt
đới TP. HCM và kết quả kháng sinh đồ tại Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP.
HCM từ tháng 3/2005 đến tháng 9/2005.
Kết quả: Phân lập được 49 chủng vi khuẩn từ 200 bệnh phẩm của
bệnh nhân trong lô nghiên cứu (24,50%). Tỉ lệ các loại vi khuẩn định danh


được: Shigella sp. - 24,49%, E. coli nhóm EPEC và Vibrio parahaemolyticus
- 22,45 cho mỗi loại, Salmonella sp. - 20,41% và S. aureus – 10,20%. Có sự
khác biệt về mức độ kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn
đường ruột đều kháng cao với trimethoprim/sulfamethoxazole trong khi
Vibrio parahaemolyticus và S. aureus còn nhạy cảm tới 100%. Vi khuẩn
kháng các kháng sinh khác với tỉ lệ thấp hơn và thay đổi theo từng nhóm.
Kết luận: cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị tiêu chảy cấp vì
vi khuẩn còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh thông dụng.
ABSTRACT
Background: Acute diarrheal diseases are an actual problem of the
World’s Medicine, especially in the developping countries due to high
morbidity and mortality rates.
Purpose: To investigate bacterial agents in the acute infectious
diarrheal diseases in adults and its antibiotic resistance.
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional methods were
used. Data of bacterial indentification and antibiogramm results were
collected and analysed at HCMC Institute of Hygiene and Public Health
from March to September 2005.
Results: 49 strains wered isolated from the 200 studied patients
(24.35%). The most frequent isolated bacteria was Shigella sp. – 24.49%,
followed by E. coli group EPEC and Vibrio parahaemolyticus - 22.45% for
each species; Salmonella sp. – 20.41% and S. aureus – 10.20%.

There was a difference in antibiotic resistance between different
bacreria. The Enterobacteriaceae had high resistance with
trimethoprim/sulfamethoxazole while Vibrio parahaemolyticus and S. aureus
were still susceptible to this antibiotic (in level 100%). The bacteria were
resistant to other antibiotics with less ratio and were varied by group.
Conclusion: A reasonable antibiotic use is needed in treatment of
acute infectious diarrheal diseases.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy là một vấn đề thời sự của Y tế thế giới từ nhiều năm
nay. Trên phạm vi toàn cầu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây
tử vong (sau các bệnh tim mạch) cho mọi lứa tuổi, và là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong cho trẻ em. Ơ những vùng đông dân cư, kém phát triển, tiêu
chảy là nguyên nhân gây tổn thất sinh mạng cao nhất. Hàng năm, trên thế
giới có khoảng 2,2 triệu người chết do tiêu chảy, trong đó gần 2 triệu ca là
trẻ em dưới 5 tuổi (theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 1999). Khu vực
Đông Nam Á là nơi có tỉ lệ tử vong do tiêu chảy vào loại cao nhất thế giới
với 951.000 ca/năm(1,2,3,4,5,6,8). Tại Việt nam, tỉ lệ người nhập viện do
tiêu chảy là 170.000 ca (năm 1996), tần suất mắc bệnh từ 2 – 3 lần trên mỗi
trẻ trong một năm(2,3,5,6,8). Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và phong
phú, chỉ riêng tiêu chảy nhiễm trùng, các nguyên nhân đã thay đổi từ vi
khuẩn, ký sinh trùng cho đến virus. Trước những năm 70 của thế kỷ trước,
người ta mới chỉ biết được khoảng 25% tác nhân gây tiêu chảy do vi sinh
vật, chủ yếu là do Shigella sp., Salmonella sp., V. cholerae và E. histolytica.
Trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ kỹ thuật của phòng xét nghiệm mà
các tác nhân vi sinh vật gây tiêu chảy được phát hiện ngày càng nhiều, đó là
các nhóm vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy (EPEC, ETEC, ), Campylobacter
jejuni, Yersinia enterocolitica, Clostridium perfringens, Ơ Việt nam, đã có
những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy cấp trên những phương diện khác
nhau(3,4,5,6,8). Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác nhân
vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở người lớn với những mục tiêu như sau:
- Xác định tỉ lệ bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do vi khuẩn.
- Định danh các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp.
- Đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập
được.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là loại hình nghiên cứu mô tả hồi cứu – thiết kế cắt ngang. Đối
tượng nghiên cứu là các bệnh nhân người lớn bị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện

Bệnh Nhiệt đới TP. HCM từ tháng 3/2005 đến tháng 9/2005.
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân tiêu chảy cấp theo thời gian và địa điểm nêu trên được
cấy phân, có kết quả kháng sinh đồ và đầy đủ các thông tin cần thiết về
người bệnh.
Tiêu chuẩn loại trừ:
các mẫu phân không có bạch cầu khi soi tươi ở vật kính 40 hoặc định
danh được vi khuẩn gây bệnh nhưng không có kết quả kháng sinh đồ hoặc
không có đủ thông tin cần thiết về người bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh từ mẫu phân đạt tiêu chuẩn
(có bạch cầu khi soi tươi ở vật kính 40) theo thường qui của Trung tâm kiểm
soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC) để phát hiện 08 loại vi khuẩn gây tiêu chảy cấp
như Shigella sp., Salmonella sp., E. coli nhóm EPEC, Vibrio
parahaemolyticus, Vibrio cholerae, S. aureus, Bacillus cereus và Clostridium
perfringens.
- Xác định mức độ kháng kháng sinh bằng phương pháp Kirby -
Bauer.
- Thu thập dữ liệu nghiên cứu theo mẫu phiếu lâm sàng và cận lâm
sàng cho từng loại vi khuẩn.
- Xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về đặc tính mẫu
Trong thời gian nghiên cứu, từ tháng 3 đến tháng 9/2005, chúng tôi
thu thập được 200 mẫu phân của các bệnh nhân bị tiêu chảy cấp từ BV.
Bệnh Nhiệt đới gởi tới Viện Vệ sinh Y tế Công cộng. Các bệnh nhân có lứa
tuổi từ 19 – 81. Tỉ lệ giới nam là 46,00% và giới nữ 54,00% (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm giới, tuổi của mẫu khảo sát (N = 200)
Giới


Tần suất

Tỉ lệ %
Nam

92

46,00
Nữ

108

54,00
Số trường hợp cấy có vi khuẩn mọc của 200 bệnh nhân tiêu chảy cấp
được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Số trường hợp cấy có vi khuẩn mọc
Số bệnh nhân

Số ca cấy có vi khuẩn

Tỉ lệ (%)
200

49

24,50
Kết quả cấy vi khuẩn
Từ 200 bệnh phẩm, chúng tôi phân lập được 49 chủng vi khuẩn, trong
đó có 4 bệnh nhân nhiễm 2 loại vi khuẩn.

Bảng 3. Các loại vi khuẩn phân lập được
STT

Vi khuẩn

Tần suất

Tỉ lệ %
1.

Shigella sp.

12

6,00
2.

Salmonella sp.

10

5,00
3.

E. coli (nhóm EPEC)

11

5,50
4.


V. parahaemolyticus

11

5,50
5.

S. aureus

5

2,50
Khảo sát mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được
Từ bảng 4 đến bảng 8 thể hiện tỉ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn
phân lập được trong nghiên cứu này.
Bảng 4. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Shigella (n = 12)
STT

Các loại kháng sinh

Tần suất kháng

Tỉ lệ (%)
1

Imipeneme (Im)

0


0,00
2

Cefuroxime (Cu)

1

8,33
3

Gentamicine (Ge)

6

50,00
4

Ampicilline (Am)*

4

33,33
5

Chloramphenicol (Cl)*

2

16,66
6


Ciprofloxacine (Ci)

0

0,00
7

Amoxcilline / Clavulanic acid (Ac)*

1

8,33
8

Trimethoprime / Sufamethoxazol (Bt)

11

91,67
9

Ceftazidime (Cz)

1

8,33
10

Ceftriaxone (Cx)


1

8,33
11

Colistine (Co)

1

8,33
12

Amikacine (Ak)

3

25,00
* Các kháng sinh này còn bị từ 1 đến vài chủng vi khuẩn kháng ở mức
trung gian.
Bảng 5. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella (n =10)
STT

Các loại kháng sinh

Tần suất kháng

Tỉ lệ (%)
1


Imipeneme (Im)

0

0,00
2

Cefuroxime (Cu)

0

0,00
3

Gentamicine (Ge)

0

0,00
4

Ampicilline (Am)

2

20,00
5

Chloramphenicol (Cl)


1

10,00
6

Ciprofloxacine (Ci)

2

20,00
7

Amoxcilline / Clavulanic acid (Ac)

1

10,00
8

Trimethoprime / Sufamethoxazol (Bt)

2

20,00
9

Ceftazidime (Cz)

0


0,00
10

Ceftriaxone (Cx)

0

0,00
11

Colistine (Co)

0

0,00
12

Amikacine (Ak)

0

0,00
Có 1 chủng vi khuẩn kháng đồng thời 3 loại kháng sinh (Am, Ci và
Bt), 1 chủng vi khuẩn kháng 2 loại kháng sinh (Am, Ci) và có mức trung
gian với 1 kháng sinh (Cl), 1 chủng vi khuẩn kháng 1 loại kháng sinh (Bt).
Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận được 1 chủng vi khuẩn kháng ở mức trung
gian với 1 loại kháng sinh (Ac).
Bảng 6. Tỉ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli nhóm EPEC (N =
11)
STT


Các loại kháng sinh

Tần suất kháng

Tỉ lệ (%)
1

Imipeneme (Im)

0

0
2

Cefuroxime (Cu)

2

18,18
3

Gentamicine (Ge)

1

9,09
4

Ampicilline (Am)


5

45,45
5

Chloramphenicol (Cl)

5

45,45
6

×