Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỠ TRONG MÁU VÀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPTóm tắt Đặt vấn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 14 trang )

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỠ TRONG MÁU VÀ BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng cholesterol máu là một trong những yếu tố quan
trọng của nhiều bệnh lý tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Chính vì
thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Đối tượng nghiên cứu: 240 người Việt Nam (nam và nữ). Bao gồm:
120 người không có tăng huyết áp và 120 người có tăng huyết áp.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định chỉ số cholesterol toàn phần,
HDL – cholesterol, LDL – cholesterol, triglyceride và tình trạng béo phì của
cơ thể. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS.
Kết quả nghiên cứu: Rối loạn cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C
giữa nhóm đối chứng và nhóm bệnh tăng huyết áp có sự khác biệt. Có sự
tương quan giữa tình trạng béo phì của cơ thể và bệnh tăng huyết áp.

Abstract
Introduction: Lipid metabolism disorder is one of the important
reason that cause cardiovascular disease, especially arteriosclerosis and
hypertension. In the early stages of atherogenesis, oxidised low density
lipoprotein is an important pro-atherogenic molecule. It is produced by the
enzyme lipoxygenase and taken up by macrophages . It is the non-receptor-
mediated scavenger pathway to forming lipid-laden foam cells, which are
important later in atherogenesis. We studied the influence of
hypercholesteroleamia on normal persons and in hypertensive patients .
Study subject and method: 120 (male and female) Vietnamese (age
40 - 80) normotensive and 120 (male and female) hypertensive, consulted at
Ho Chí Minh city Heart Institute from January 2005 to May 2006. They had
a clinical examination and blood tests to measure total cholesterol, HDL-C,
LDL-C, triglyceride.
Results: Total cholesterol, HDL – cholesterol, LDL – cholesterol


content disorder change in various digree of hypertension. Having
correlation in hypertension and overweigh

ĐẶT VẤN ĐE
Chuyển hóa lipid bị rối loạn đặc biệt là LDL-C (low – density
lipoprotein) bị oxi hóa lắng động dưới lớp tế bào nội mạc, bạch cầu đơn
nhân ăn chúng tạo thành những tế bào bọt
[1]
. Sau đó những khía mỡ được
hình thành, những tế bào cơ nhẵn từ lớp trung mạc của thành mạch cũng bị
nhiễm mỡ di chuyển về phía nội mô để hình thành mảng xơ vữa động mạch.
Nếu mảng xơ vữa động mạch bị hoại tử được bao quanh bởi vỏ mỏng, lỏng lẽo
bị viêm gây nứt rách, tạo huyết khối đưa đến hội chứng THA và nhiều biến
chứng nguy hiểm khác
[6]
.
Xuất phát từ những nhận định trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Mối tương quan giữa mỡ trong máu và bệnh tăng huyết áp”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
120 người lớn tuổi bình thường (40 – 80 tuổi) và 120 người lớn tuổi
có tăng huyết áp (40 – 80 tuổi) đến khám tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh từ
tháng 1 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi: 40 – 80 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu, có THA và không
THA.
Tiêu chuẩn loại trư

Bệnh nhân có tình trạng lâm sàng nặng, đe doạ tử vong, viêm nhiễm
cấp, chấn thương, phẫu thuật, bệnh lý ác tính và tâm thần
Bệnh nhân không hợp tác làm nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, đo cân nặng, chiều
cao, làm xét nghiệm đo mỡ máu.
Đánh giá kết qua
Theo khoa Sinh hóa của Viện Tim, rối loạn lipid máu khi có 1 trong 4 chỉ
tiêu sau: hàm lượng CT > 5,2mmol/l; hàm lượng HDL-C < 0,9mmol/l; hàm lượng
LDL-C > 4,0mmol/l; hàm lượng TG > 1,7mmol/l.
Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS. 12. 0. for Window (Statistical
Package for Social Science 12. 0 for Window) với các phép thử sau:
So sánh các số trung bình: test student (test), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p<0,05.
So sánh các tỷ lệ phần trăm: test chi bình phương (test X
2
), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Ký hiệu
ĐC: nhóm đối chứng, THA: nhóm bệnh tăng huyết áp, CT
(cholesterol total): cholesterol tổng số, HDL-C (high – density lipoprotein):
cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng cao (mmol/l), LDL-C (low – density
lipoprotein): cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp (mmol/l), TG:
triglyceride (mmol/l).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Hàm lượng lipid máu trung bình trong nhóm bình thường (ĐC)
va THA
Bảng 1: Hàm lượng CT, HDL-C, LDL-C và TG trung bình giữa ĐC
và THA:

CT
trung
bình ±
SD
(KTC
95%)
(mmol/l)
HDL-
C trung
bình ± SD
(KTC
95%)
(mmol/l)
LDL-
C trung
bình ± SD
(KTC
95%)
(mmol/l)
TG
trung bình
± SD
(KTC
95%)
(mmol/l)
ĐC
4,95
± 0,9
(4,8
– 5,1)

1,07
± 0,3
(1,0 –
1,1)
2,99
± 0,9
(2,8 –
3,2)
1,89
± 0,6
(1,8 –
2,0)
THA

Đ

5,47
1,21 3,34 2,33
1 ± 1,4
(5,0
– 5,9)
± 0,3
(1,1 –
1,3)
± 1,3
(2,9 –
3,7)
±1,8
(1,8 –
2,9)

Đ

2
4,80
± 1,0
(4,5
– 5,1)
1,16
± 0,4
(1,1 –
1,3)
2,92
± 1,0
(2,6 –
3,2)
2,23
± 2,0
(1,6 –
2,9)
Đ

3
4,86
± 1,0
(4,5
– 5,2)
1,21
± 0,4
(1,1 –
1,3)

2,83
± 0,9
(2,5 –
3,1)
1,88
± 0,6
(1,7 –
2,1)
Từ bảng 1 chúng tôi có nhận xét:
- Hàm lượng CT trung bình giữa ĐC (4,95 ± 0,9mmol/l) và THA độ 1
(5,47 ± 1,4mmol/l); giữa THA độ 1 (5,47 ± 1,4mmol/l) và THA độ 2 (4,80 ±
1,0mmol/l), độ 3 (4,86 ± 1,0mmol/l) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Hàm lượng CT trung bình giữa ĐC và THA độ 2, độ 3; giữa THA độ 2 và độ
3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hàm lượng HDL-C trung bình giữa ĐC (1,07 ± 0,3mmol/l) và THA
độ 1 (1,21 ± 0,3mmol/l), độ 2 (1,16 ± 0,4mmol/l) khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Sự khác biệt về hàm lượng HDL-C giữa ĐC và THA độ 2; giữa
THA độ 1 và THA độ 2, THA độ 3; giữa THA độ 2 và THA độ 3 không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hàm lượng LDL-C trung bình giữa THA độ 1 (3,34 ± 1,3mmol/l) và
THA độ 3 (2,83 ± 0,9mmol/l) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự
khác biệt về hàm lượng LDL-C trung bình giữa ĐC và THA độ 1, độ 2, độ 3;
giữa THA độ 2 và THA độ 3 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Sự khác biệt về hàm lượng TG trung bình có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) giữa ĐC (1,89 ± 0,6mmol/l) và THA độ 1 (2,33 ±1,8mmol/l). Giữa
ĐC và THA độ 2, độ 3; giữa THA độ 1 và THA độ 2, độ 3; giữa THA độ 2
và THA độ 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tình trạng rối loạn lipid máu
Biểu đồ 1: Tình trạng CT
(%) giữa ĐC v à THA.

Biểu đồ 1 cho thấy hàm lượng CT bình thường ở ĐC (56,8%) cao hơn
ở nhóm THA (43,2%). Rối loạn CT ở THA (64,1%) chiếm tỷ lệ cao hơn ở
ĐC (35,9%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Biểu đồ 2: Tình trạng HDL-C
(%) giữa ĐC và THA
Biểu đồ 2 cho thấy hàm lượng HDL-C bình thường ở ĐC (68,9%) cao
hơn ở nhóm THA (31,1%). Rối loạn HDL-C ở THA (61,3%) chiếm tỷ lệ cao
hơn ở ĐC (38,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Biểu đồ 3: Tình trạng LDL-
C (%) giữa ĐC và THA.
Biểu đồ 3 cho thấy tình trạng LDL-C bình thường ở ĐC (53,5%) cao
hơn ở nhóm THA (46,5%), rối loạn LDL-C ở ĐC (17,4%) thấp hơn ở nhóm
THA (82,6%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Biểu đồ 4: Tình trạng
TG(%) giữa ĐC và THA.
Biểu đồ 4 cho thấy tình trạng TG bình thường và rối loạn giữa ĐC
(54,6%) và THA (45,5%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Qua biểu đồ 5, chúng tôi có nhận x ét:
Rối loạn CT ở nhóm THA (64,1%) chiếm tỷ lệ cao hơn ở ĐC (35,9%)
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Rối loạn HDL-C ở nhóm THA (61,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn ở ĐC
(38,7%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Biểu đồ 5: Rối loạn lipid
máu giữa ĐC và THA.
Rối loạn LDL-C ở nhóm THA (82,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn ở ĐC
(17,4%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Rối loạn TG ở nhóm THA (45,4%) và ở ĐC (54,6%) khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tình trạng béo phì của cơ thể:
Biểu đồ 6: Tình trạng béo

phì của cơ thể giữa ĐC và THA.
Biểu đồ 6 cho thấy: tình trạng béo phì của cơ thể ở ĐC (chiếm 25%)
và nhóm THA (chiếm 75%) khác biệt có ý nghĩa thống kê. Độ THA tăng
dần theo tình trạng béo phì của cơ thể (THA đ ộ 1 là 12,5%; THA độ 2 là
25,0% và THA độ 3 là 37,5%).
KẾT LUẬN
- Rối loạn CT giữa ĐC (35,9%) và THA (64,1%) có ý nghĩa thống k ê
(p<0,05).
Hàm lượng CT trung bình giữa ĐC và THA độ 1; giữa THA độ 1 v à
THA độ 2, độ 3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Rối loạn HDL-C giữa ĐC (38,7%) và THA (61,3%) có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Hàm lượng HDL-C trung bình giữa ĐC và THA độ 1, đ ộ 2 khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Rối loạn LDL-C giữa ĐC (17,4%) và THA (82,6%) có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
Hàm lượng LDL-C trung bình giữa THA độ 1 v à THA độ 3 khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Rối loạn TG trung bình giữa ĐC (54,6%) và THA độ 1 (45,4%) khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hàm lượng TG trung bình giữa ĐC và THA độ 1 khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
- Có sự tương quan giữa tình trạng béo phì của cơ thể và bệnh THA
(p<0,05).

×