Dàn ý + Bài Hoàn Chỉnh
Dàn ý
Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức
HCNN và liên hệ với thực tiển Việt Nam( Có thể ở cơ quan, địa phương nơi anh
chị công tác).
Trả lơì:
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức HCNN.
Bao gồm hai yếu tố về khách quan và chủ quan
*Về yếu tố khách quan: Các tổ chức HCNN hoạt động đạt hiệu quả cao khi được
tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường mà nó tồn tại. Đó là :
§ Môi trường tự nhiên :
Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm việc
của cán bộ công chức. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất cao, kèm theo đó là
những đòi hỏi rất cao: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao
gồm các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí, làm việc ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng, thể
lực và năng suất lao động của cán bộ công chức.Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ
công chức không hợp lý thì năng suất lao động của tổ chức sẽ bị hạn chế ngược lại
nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nước được bố trí hợp lý thì sẽ kích
thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm cho công chức gắn
bó hơn với công sở.
§ Môi trường xã hội :
Môi trường xã hội cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu
quả làm việc của cán bộ công chức trong công sở, các yếu tố của môi trường xã hội
bao gồm yếu tố văn hóa, yếu tố con người, xã hội
Yếu tố xã hội : trong quá trình giao dịch của công sở với công dân thì các quan hệ
xã hội sẽ phát sinh và ngày càng phong phú thêm, người dân ngày càng có cơ hội
để đóng góp nhiều hơn cho nhà nước, cán bộ công chức được gọi là công bộc của
nhân dân, là người phục vụ cho nhân dân, tạo ra niềm tin cho nhân dân. Đồng thời
trong quá trình hoạt động của công sở thì cán bộ công chức là người thực hiện trực
tiếp các giao dịch với người dân, giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống
của nhân dân cũng như trong hoạt động của nhân dân với công sở.
Yếu tố văn hóa : văn hóa trong cơ quan hành chính nhà nước xuất phát từ chính vai
trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong đời sống xã hội và trong hoạt động
của bộ máy nhà nước. Như vậy văn hóa trong cơ quan hành chính có thể kể đến
những khía cạnh sau: Quan hệ giữa cán bộ công chức với nhau trong thực hiện
công việc, cán chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phương thức giải quyết
các mâu thuẫn trong nhân viên, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ trong và ngoài
công sở, ý thức lãnh đạo điều hành trong cơ quan hành chính
Yếu tố con người : Con người là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc của công sở cũng như mục tiêu chung của
tổ chức, nếu cán bộ công chức nắm bắt tốt công việc thì công viêc của tổ chức sẽ
được thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngược lại nếu có nhiều cán bộ công chức ở
các bộ phận khác không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng
đắn với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong cơ
quan hành chính nhà nước nhiều cán bộ chuyên môn không làm tốt công lập hồ sơ
văn bản, không có ý thức tuân thủ các quy trình chuyển giao văn bản trong công
việc hàng ngày một cách đầy đủ, do vậy công việc kiểm tra hoạt động của các bộ
phận khác gặp rất nhiều khó khăn.
§ Môi trường pháp lý :
Đề cập tới vấn đề này trước hết cần nói đến pháp luật, tức là những quy đinh của
pháp luật liên quan đến cán bộ công chức. Mỗi ngành nghề đều có những văn bản
pháp luật điều chỉnh riêng. Những quy định mang tính chất pháp lý sẽ được điều
chỉnh, quy định và định hướng hoạt động của cán bộ công chức sẽ tuân thủ theo
quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến cán
bộ công chức chính là những văn bản quy phạm pháp luật quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của những người đang giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước.
- Quan hệ công tác, phối hợp trong cơ quan khi giải quyết công việc (quan hệ giữa
người bên trong và người bên ngoài)
- Đề ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức.
Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức
HCNN và liên hệ với thực tiển Việt Nam( Có thể ở cơ quan, địa phương nơi
anh chị công tác).
Trả lơì:
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức HCNN.
Bao gồm hai yếu tố về khách quan và chủ quan
*Về yếu tố khách quan: Các tổ chức HCNN hoạt động đạt hiệu quả cao khi được
tạo điều kiện thuận lợi trong môi trường mà nó tồn tại. Đó là :
§ Môi trường tự nhiên :
Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm việc
của cán bộ công chức. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất cao, kèm theo đó là
những đòi hỏi rất cao: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao
gồm các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí, làm việc ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng, thể
lực và năng suất lao động của cán bộ công chức.Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ
công chức không hợp lý thì năng suất lao động của tổ chức sẽ bị hạn chế ngược lại
nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nước được bố trí hợp lý thì sẽ kích
thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm cho công chức gắn
bó hơn với công sở.
§ Môi trường xã hội :
Môi trường xã hội cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiệu
quả làm việc của cán bộ công chức trong công sở, các yếu tố của môi trường xã hội
bao gồm yếu tố văn hóa, yếu tố con người, xã hội
Yếu tố xã hội : trong quá trình giao dịch của công sở với công dân thì các quan hệ
xã hội sẽ phát sinh và ngày càng phong phú thêm, người dân ngày càng có cơ hội
để đóng góp nhiều hơn cho nhà nước, cán bộ công chức được gọi là công bộc của
nhân dân, là người phục vụ cho nhân dân, tạo ra niềm tin cho nhân dân. Đồng thời
trong quá trình hoạt động của công sở thì cán bộ công chức là người thực hiện trực
tiếp các giao dịch với người dân, giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống
của nhân dân cũng như trong hoạt động của nhân dân với công sở.
Yếu tố văn hóa : văn hóa trong cơ quan hành chính nhà nước xuất phát từ chính
vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong đời sống xã hội và trong hoạt
động của bộ máy nhà nước. Như vậy văn hóa trong cơ quan hành chính có thể kể
đến những khía cạnh sau: Quan hệ giữa cán bộ công chức với nhau trong thực hiện
công việc, cán chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phương thức giải quyết
các mâu thuẫn trong nhân viên, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ trong và ngoài
công sở, ý thức lãnh đạo điều hành trong cơ quan hành chính
Yếu tố con người : Con người là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc của công sở cũng như mục tiêu chung của
tổ chức, nếu cán bộ công chức nắm bắt tốt công việc thì công viêc của tổ chức sẽ
được thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngược lại nếu có nhiều cán bộ công chức ở
các bộ phận khác không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng
đắn với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong cơ
quan hành chính nhà nước nhiều cán bộ chuyên môn không làm tốt công lập hồ
sơ văn bản, không có ý thức tuân thủ các quy trình chuyển giao văn bản trong
công việc hàng ngày một cách đầy đủ, do vậy công việc kiểm tra hoạt động của các
bộ phận khác gặp rất nhiều khó khăn.
§ Môi trường pháp lý :
Đề cập tới vấn đề này trước hết cần nói đến pháp luật, tức là những quy đinh của
pháp luật liên quan đến cán bộ công chức. Mỗi ngành nghề đều có những văn bản
pháp luật điều chỉnh riêng. Những quy định mang tính chất pháp lý sẽ được điều
chỉnh, quy định và định hướng hoạt động của cán bộ công chức sẽ tuân thủ theo
quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến cán
bộ công chức chính là những văn bản quy phạm pháp luật quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của những người đang giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước.
- Quan hệ công tác, phối hợp trong cơ quan khi giải quyết công việc (quan hệ giữa
người bên trong và người bên ngoài)
- Đề ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức.
- Yếu tố con người: Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, thế giới quanh ta
chỉ có ý nghĩa khi có cuộc sống của con người. Tất cả thành quả của cuộc sống đều
được xây dựng trên cơ sở niềm tin, ý chí, nghị lực của con người và “Con người là
tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Các Mác).
+ Con người (CBCC) là trung tâm của công sở: đề ra kế hoạch, phương hướng,
tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế cơ quan.
+ Hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc và con người: năng lực trình độ, trách nhiệm, đạo
đức phẩm chất, con gnười đó có phù hơpợ với mục tiêu đề ra không?
- Mối quan hệ giữa các nhóm thành viên của công sở:
+ Quan hệ cộng tác: đây là mối quan hệ cực kỳ quan trọng, có nhiều vấn đề cần
phải có sự kết hợp của các nhóm mới thực hiện tốt được nhiệm vụ.
+ Quan hệ điều hành, quan hệ chỉ huy: thực hiện công việc quản lý trên phương
diện điều hành công việc có hiệu quả hay không, mang lại kết quả tốt hay không
phụ thuộc vào kỹ năng điều hành, phân công công việc, cách chỉ đạo cấp dưới
theo các mệnh lệnh khác nhau, tuỳ thuộc theo những hoàn cảnh, tính chất, mối
quan hệ trong các cơ quan khác nhau.
- Muc tiêu hành động:
+ Mục tiêu tổng quát: mục tiêu chung đưa ra là gì? Phải đạt đến mức độ nào? Mục
tiêu này phải bao quát được các mục tiêu cụ thể? Tác động, ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp đến hiệu quả công việc như thế nào?
+ Mục tiêu cụ thể: các mục tiêu này phải dựa trên mục tiêu tổng quát, phải đúng
các tiêu chí cụ thể, hiện thực hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể sát thực với các mục
tiêu khi hoạch định cho hoạt động của tổ chức.
- Môi trường: Định nghĩa Môi trường (environment) là các thể chế hoặc lực lượng
bên ngoài có thể tác động tới hoạt động của tổ chức.
+ Môi trường bên trong: điều kiện làm việc, CBCC, tiền lương, mối quan hệ giữa
các CBCC trong công sở
+ Môi trường bên ngoài: MT trong nước, MT quốc tế, MT kinh tế, Mt kinh tế thị
trường.
+MT pháp lý, MT tự nhiên, MT xã hội, MT chính trị.
- Chỉ huy: đây là yếu tố then chốt, công sở được điều hành như thế nào là do người
chỉ huy; họ quyết định các vấn đề của công sở; đưa ra các mệnhu lệnh hành
chính có phù hợp với chức năng nhiệm vụ công sở hay không?
- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: nếu cơ cấu hợp lý thì hoạt động công sở
sẽ nhịp nhàng, thuận tiện, đảm bảo thực hiện công việc tốt hơn. Chức năng nhiệm
vụ là yếu tố cơ bản cho công sở, đó là điều kiện thiết yếu cho công sở thực hiện.
Bài Hoàn Chỉnh
I. MỞ ĐẦU.
Mọi hoạt động của mỗi công sở đều có những mục tiêu nhất định, tuy nhiên việc
đạt được các mục tiêu đó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ảnh hưởng, cả ở mức
độ trực tiếp lẫn gián tiếp, cả yếu tố bên trong tổ chức lẫn các yếu tố bên ngoài. Đó
là những yếu tố nào? Và những yếu tố đó có ảnh hưởng ra sao đối với tổ chức, hoạt
động của công sở? Tìm hiều đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức
và hoạt động của công sở một cơ quan nhà nước” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
II. NỘI DUNG.
1. Khái quát chung về hoạt động và tổ chức của công sở.
1.1. Khái niệm công sở.
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành
một hoạt động, một công việc chuyên ngành nào đó của nhà nước; công sở có tư
cách pháp nhân, được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật nhằm tiến hành quản
lý một loại công việc hay một loại dịch vụ công có tính chuyên ngành.
1.2. Nội dung của tổ chức hoạt động trong công sở:
- Chia công việc thành các nhiệm vụ cụ thể.
- Tập hợp các nhiệm vụ có liên hệ với nhau nhằm điều hành trật tự, thích hợp.
- Chọn lựa người thực hiện.
- Sử dụng thẩm quyền đúng đắn, hợp lý để điều hành phù hợp với công sở và mục
tiêu chung.
- Tạo điều kiện cần thiết để cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ.
·- Đánh giá công việc, xác định mức độ hoàn thành để tiếp tục phát triển hay điều
chỉnh cho hợp lý.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công sở.
Có thể tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công sở thành
các nhóm khác nhau, sử dụng các tiêu chí khác nhau. Có thể có nhóm các yếu tố
khách quan và nhóm yếu tố chủ quan. Cũng có thể là các yêu tố bên trong công sở
và yếu tố bên ngoài công sở. Dù là phân loại theo tiêu chí nào thì về cơ bản, các
yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của công sở:
2.1. Yếu tố con người.
Để công sở hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu chung thì phải dựa vào các
điều kiện, nguồn lực của công sở. Trong các nguồn lực đó thì con người là nguồn
lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc
của công sở cũng như mục tiêu chung của tổ chức, nếu cán bộ công chức nắm bắt
tốt công việc thì công viêc của tổ chức sẽ được thực hiện thuận lợi nhanh chóng.
Ngược lại nếu có nhiều cán bộ công chức ở các bộ phận khác không nắm rõ yêu
cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng đắn với công việc thì công việc của
cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong cơ quan hành chính nhà nước nhiều cán
bộ chuyên môn không làm tốt công lập hồ sơ văn bản, không có ý thức tuân thủ
các quy trình chuyển giao văn bản trong công việc hàng ngày một cách đầy đủ, do
vậy công việc kiểm tra hoạt động của các bộ phận khác gặp rất nhiều khó khăn.
2.2. Yếu tố môi trường.
Công sở hoạt động đạt hiệu quả cao khi được tạo điều kiện thuận lợi trong môi
trường mà nó tồn tại. Môi trường làm việc là các yếu tố xung quanh, các yếu tố nền
mà trên đó diễn ra hoạt động lao động của cán bộ, công chức trong công sở. Căn
cứ vào yếu tố tác động thì môi trường làm việc trong công sở bao gồm môi trường
làm việc bên ngoài công sở và môi trường làm việc bên trong công sở.
Thứ nhất, môi trường làm việc bên ngoài tác động đến tổ chức và hoạt động
công sở.
Môi trường bên ngoài là những yếu tố xung quan công sở; bao gồm môi trường tự
nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế, chính trị. Tất cả những yếu tố đều ảnh hưởng một
cách mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của công sở. Cụ thể như sau:
- Môi trường tự nhiên :Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu,
khung cảnh làm việc của cán bộ công chức. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất
cao, kèm theo đó là những đòi hỏi rất cao: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán
bộ công chức bao gồm các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí, làm việc ảnh hưởng đến tâm
lý, thể trạng, thể lực và năng suất lao động của cán bộ công chức. Nếu bố trí nơi
làm việc của cán bộ công chức không hợp lý thì năng suất lao động của tổ chức sẽ
bị hạn chế ngược lại nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nước được bố
trí hợp lý thì sẽ kích thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm
cho công chức gắn bó hơn với công sở.
- Môi trường xã hội :Môi trường xã hội cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng hiệu quả làm việc của cán bộ công chức trong công sở, các yếu tố
của môi trường xã hội bao gồm: Yếu tố xã hội : trong quá trình giao dịch của công
sở với công dân thì các quan hệ xã hội sẽ phát sinh và ngày càng phong phú thêm,
người dân ngày càng có cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho nhà nước, cán bộ công
chức được gọi là công bộc của nhân dân, là người phục vụ cho nhân dân, tạo ra
niềm tin cho nhân dân. Đồng thời trong quá trình hoạt động của công sở thì cán bộ
công chức là người thực hiện trực tiếp các giao dịch với người dân, giải quyết
những vấn đề phát sinh trong đời sống của nhân dân cũng như trong hoạt động của
nhân dân với công sở. Yếu tố văn hóa : văn hóa trong công sở xuất phát từ chính
vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong đời sống xã hội và trong hoạt
động của bộ máy nhà nước. Như vậy văn hóa trong cơ quan hành chính có thể kể
đến những khía cạnh sau: Quan hệ giữa cán bộ công chức với nhau trong thực hiện
công việc, cán chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phương thức giải quyết
các mâu thuẫn trong nhân viên, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ trong và ngoài
công sở, ý thức lãnh đạo điều hành trong cơ quan hành chính…
- Môi trường pháp lý : Đề cập tới vấn đề này trước hết cần nói đến pháp luật, tức là
những quy đinh của pháp luật liên quan đến cán bộ công chức. Mỗi ngành nghề
đều có những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng. Những quy định mang tính chất
pháp lý sẽ được điều chỉnh, quy định và định hướng hoạt động của cán bộ công
chức sẽ tuân thủ theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Ảnh hưởng của môi
trường pháp lý đến cán bộ công chức chính là những văn bản quy phạm pháp luật
quy định: Quyền và nghĩa vụ của những người đang giữ chức vụ trong cơ quan
nhà nước; Quan hệ công tác, phối hợp trong cơ quan khi giải quyết công việc (quan
hệ giữa người bên trong và người bên ngoài); Đề ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để
đánh giá, xếp loại cán bộ công chức. Như vậy yếu tố pháp lý chính là khung chuẩn
để cán bộ công chức dựa vào đó mà xác định những việc cần phải làm trong khuôn
khổ pháp luật cho phép, đồng thời cũng xác đinh được những gì mình không được
làm. Là trọng tài để phân xử những nảy sinh trong nội bộ công sở từ đó đảm bảo
tính khách quan, minh bạch rõ ràng, vừa năng cao hiệu quả làm việc của cán bộ
công chức, vừa tránh tâm lý ghen tị, bất hòa giữa cán bộ công chức với nhau.
- Môi trường chính trị : Đây chính là những quan điểm, tư tưởng chính trị trong cơ
quan hành chính . Bản chất của vấn đề chính trị là vấn đề quyền lực, vấn đề lợi ích.
Ngoài lợi ích, mục tiêu chung của công sở, từng bộ phận, từng nhóm, từng cán bộ
công chức cũng có những như cầu thỏa mãn riêng. Nhu cầu cá nhân của cán bộ
công chức trong công sở là những đòi hỏi về lợi ích cần thiết về vật chất và tinh
thần, phục vụ cho cán bộ công chức khi làm việc. Như vậy, trong cơ quan hành
chính có thể tồn tại nhiều quan điểm chính trị khác nhau những nhóm lợi ích khác
nhau và luôn gắn với quyền lực. Tương xứng với nhiệm vụ, chức năng nào thì sẽ
có quyền lực tương ứng để thực hiện nhiệm đó. Vì vậy họ có xu hướng lạm dụng
quyền lực, những mâu thuẫn, bất đồng sẽ xuất hiện trong tổ chức những chuyển
biến không tốt sẽ xuất hiện trong tổ chức. Có thể thấy rằng, môi trường chính trị ổn
định cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cán bộ
công chức. Vì vậy, ta cần biết cách hạn chế và khắc phục những tác động xấu, phát
huy những mặt tích cực, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, nhất quán hành động,
góp phần giải tỏa những mối mâu thuẫn trong tổ chức, xoa dịu những mối hiềm
khích trong cơ quan. Tạo ra một bầu khí vui vẻ, thân thiện trong cơ quan, gúp cán
bộ công chức làm việc hiệu quả hơn.
- Môi trường kinh tế :Các cơ quan hành chính có trụ sở tại các vùng kinh tế phát
triển thì phát triển hơn các công sở ỏ những vùng có kinh tế kém phát triển hơn,
nên hiệu quả làm việc của cán bộ công chức ở vùng có nền kinh tế phát triển cũng
sẽ cao hơn so với các nơi khác. Cán bộ công chức ở vùng kình tế phát triển sẽ nắm
bắt được nhiều thông tin hơn, họ nhạy bén hơn trong công việc, yêu cầu của công
việc cũng bắt bược họ phải có những bước chuẩn bị kỹ càng hơn, vì vậy tâm lý làm
việc của cán bộ công chức sẽ thay đổi theo, mức độ cạnh tranh trong công việc
cũng cao hơn. Ngược lại cán bộ công chức ở vùng sâu vùng xa sẽ ít có điều kiện
tiếp cận với thông tin hơn, mức độ cạnh tranh trong công việc cũng giảm.
Thứ hai, sự ảnh hưởng của môi trường bên trong đến tổ chức và hoạt động của
công sở.
Nói đến môi trường bên trong công sở là ta nói đến mối quan hệ giữa các nhân lực
trong công sở với nhau, là nói đến cơ chế vận hành, điều hành, chỉ huy hoạt động
của chính công sở đó. Cụ thể đó là:
- Các mối quan hệ nội bộ trong công sở.
Mối quan hệ nội bộ trong cơ quan được giải quyết như thế nào sẽ tác động rất lớn
tới hiệu quả hoạt động của công sở. Mối quan hệ thuận lợi trong công sở, đảm bảo
được sự phối hợp trong giải quyết công việc sẽ rất nhanh và hiệu quả cao. Trong
đó quan trọng nhất là quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Nếu người lãnh đạo có
quan hệ tốt với cán bộ trong cơ quan và có năng lực chuyên môn tốt thì họ rất
thuận lợi trong việc tập hợp quần chúng mà không cần sử dụng nhiều đến quyền
lực chính thức được giao. Khi đó công việc sẽ tiến hành rất hiệu quả. Ngược lại,
nếu người lãnh đạo phải dựa vào quyền lực để buộc người khác làm việc theo ý
muốn của mình thì công việc sẽ không thành công, sụ ép buộc không phải bao giờ
cũng thuận lợi. Bởi vì, sự ép buộc mà không có tinh thần tự giác thì hiệu quả công
việc thường không cao.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần thường xuyên tìm hiểu được nhu cầu, đòi hỏi cần
thiết cho nhân viên, sẽ tạo ra niềm tin, sự quan tâm của lãnh đạo; từ đó thiết lập
được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà quản lý với nhân viên, giúp cho nhân viên thấy
được vai trò của mình trong tổ chức, từ đó họ cảm thấy muốn gắn bó với cơ quan
công sở hơn, từ đó thúc đẩy việc giải quyết công việc, hiệu quả hoạt động của cán
bộ công chức, viên chức sẽ tốt hơn.
- Quyền lực và vai trò của người lãnh đạo: Người quản lý, lãnh đạo đóng vai trò
không kém phần quan trọng trong hiệu quả hoạt động của cán bộ công chức, viên
chức. Tuy nhiên, quyền lực lớn mà sử dụng vào một tình huống không thích hợp
vẫn có thể không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả
không tốt. Vì thế, người quản lý ra các quyết định điều hành, chỉ đạo kịp thời,
chính xác sẽ góp phần cho cán bộ công chức, viên chức làm việc hợp lý, nhanh và
chính xác. Năng lực và trình độ, phẩm chất chuyên môn của cán bộ công chức
trong quá trình giải quyết công việc sẽ góp phần cho cán bộ công chức học hỏi,
trao dồi kinh nghiệm trong quá trình giải quyết công việc, nhờ đó hiệu quả công
việc sẽ cao hơn. Không những thế, phẩm chất đạo đức chính trị của người lãnh đạo
còn là chỗ dựa tinh thần, hướng người cán bộ công chức, viên chức tuân theo và
thực hiện trong quá trình giải quyết công việc của mình. Và khả năng điều tiết các
mối quan hệ, lãnh đạo và chỉ huy, ra quyết định điều hành, phong cách lãnh đạo tốt
hay xấu, sẽ quyết định khả năng làm việc của cán bộ công chức. nếu người lãnh
đạo điều tiết tốt thì hiệu quả hoạt động của cán bộ công chức, viên chức sẽ cao và
ngược lại.
- Sự khuyến khích vật chất, khen thưởng: Một trong những chính sách, biện pháp
của công sở để kích thích người cán bộ công chức, viên chức hăng say thi đua làm
việc đó là chính sách vật chất, khen thưởng. Công sở tìm ra những người lao động
tốt, hiệu quả cao tới hoạt động của cơ quan hoàn thành nhiệm vụ được giao, trao
thưởng bằng vật chất hoặc bằng các hình thức khác nhau, đảm bảo những người có
công đều được thưởng, nhờ đó kích thích được người cán bộ công chức, viên chức
hăng say làm việc nâng cao hiệu quả công việc. Bảo đảm khen thưởng nghiêm,
khách quan, kịp thời và công khai hóa, đúng người, đúng thành tích…tạo điều kiện
kích thích cán bộ công chức, viên chức đạt hiệu quả công việc cao, từ đó thấy gắn
bó với cơ quan, công sở.
- Các quy chế làm việc: Quy chế làm việc là văn bản quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của những người giữ các chức vụ phải làm, quan hệ làm việc trong cơ
quan khi giải quyết công việc, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức, phối
hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Các quy chế có đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá,
quan hệ trong cơ quan, trách nhiệm của cán bộ công chức, cụ thể chính xác, khách
quan, sẽ kích thích cán bộ công chức, viên chức làm việc đạt hiệu quả cao. Đồng
thời, quy định cụ thể, phù hợp thực tế yêu cầu công việc, thẩm quyền được giao
dẫn đến hiệu quả công việc cao.
2.3. Yếu tố điều kiện làm việc, phương tiện làm việc trong công sở
Thứ nhất, điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc trong công sở được hiểu là các
yếu tố vật chất tác động đến nhân lực trong công sở, tác động đến hoạt động lao
động của cán bộ, công chức trong công sở. Cụ thể là khung cảnh làm việc và cách
bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc trong công sở có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
làm việc của cán bộ công chức trong công sở. Khung cảnh làm việc do cách bố trí
nơi làm việc, môi trường và các thiết bị được sử dụng tại công sở tạo nên. Khung
cảnh nơi làm việc cũng với điều kiện nghỉ ngơi, giải trí luôn luôn ảnh hưởng đến
tình trạng thể lực, tâm lý và hiệu suất lao động của cán bộ, công chức. Nếu bố trí
nơi làm việc không hợp lý, các phương tiện làm việc không đầy đủ thì chắc chắn
năng suất lao động sẽ bị giảm sút, cán bộ nhanh chóng mệt mỏi và chán nản với
công việc, gây ra tình trạng thiếu gắn bó với công sở. Bố trí và sắp xếp các bộ
phận làm việc trong công sở cũng là cơ sở để tạo điều kiện cho cán bộ làm việc tốt.
Nếu phòng làm việc bố trí không hợp lý thì năng suất lao động trong cơ quan sẽ bị
hạn chế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nơi làm việc trong các công sở,
cầm tính đến cường độ lao động của mọi cán bộ, quan hệ và tính chất công việc
được giao cho từng người, từng bộ phận. Trên thực tế, có nhiều trường hợp làm
việc trong một phòng có nhiều người là thuận lợi, nhưng cũng có trường hợp
ngược lại. Vì thế cần có sự nghiên cứu và cân nhắc khi lựa chọn các phương án bố
trí chỗ làm việc sao cho thích hợp với từng loại công việc. Ngoài ra việc bố trí nơi
làm việc rộng rãi, đủ ánh sáng, yên tĩnh, môi trường trong lành và các thiết bị sử
dụng trong công sở đầy đủ, phù hợp… cũng góp phần đáng kể đến thành công của
công sở.
Thứ hai, phương tiện làm việc. Phương tiện làm việc là khái niệm chỉ tất cả các
yếu tố vật chất, trang thiệt bị làm việc, phương tiện làm việc để trợ giúp hoặc thay
thế cho lao động thủ công của nguồn nhân lực trong công sở. Yếu tố này tạo ra môi
trường làm việc văn hóa hiệu quả. Các thiết bị phục vụ chính cho tổ chức và hoạt
động công sở hiện nay là các thiết bị soạn thảo văn bản; các thiết bị nhân bản hàng
loạt; các thiết bị bảo quản và tìm kiếm văn bản. Ngày nay cùng với sự phát triển
của nhân loại, đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã cho ra đời nhiều loại
máy móc như: Máy đánh chữ, máy vi tính, máy sao chụp, máy điện tử, fax, máy
photocopy, các loại máy in…để phục vụ cho việc giải quyết công việc của con
người được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Như vậy, phương tiện làm việc là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo, quản lý
hoàn thành tốt công tác quản lý; giúp cán bộ công chức nâng cao năng suất lao
động, hoàn thành yêu cầu công việc được giao; giúp cán bộ công chức giữ gìn sức
khỏe, chống lại sự mệt mỏi trong công việc hàng ngày; giảm thiểu chi phí, tiết
kiệm thời gian, giảm hao tổn sức lực trong lao động; tạo ra sự linh hoạt hơn trong
công việc, trong sử dụng thiết bị; chống lại sự ỷ lại, khuyến khích người cán bộ
công chức hăng say lao động, sáng tạo trong công việc.
2.4. Yếu tố công việc.
Yêu cầu cụ thể của công việc cao hay thấp, sự đòi hỏi trình độ giải quyết công việc
phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ công chức, viên chức sẽ làm việc đạt
hiệu quả cao hơn. Công việc tốt, hiệu quả lớn sẽ góp phần giúp cho cán bộ công
chức, viên chức có tâm lý làm việc. Công việc đòi hỏi trình độ vừa phải, mang tính
chuyên môn hóa sẽ đặt yêu cầu giải quyết công việc sao cho hiệu quả. Vì thế tìm
người cán bộ công chức, viên chức phù hợp sẽ giải quyết công việc nhanh hiệu quả
hơn.
3. Nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tổ chức và hoạt động của
công sở.
Qua những phân tích trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, trong các yếu tố trên thì yếu tố con người (bao gồm cả nhà quản lý, các cán
bộ, công chức, nhân viên và công dân của các tổ chức đối tác của công sở) là yếu
tố mang tính quyết định. Nó quyết định việc các thời cơ được kịp thời nắm bắt, các
nguy cơ và các vấn đề được kịp thời phát hiện; quyết định các chiến lược và bước
đi cụ thể để tận dụng thời cơ, hạn chế nguy cơ, phòng ngừa rủi ro cũng như sai
lầm. Nói cách khác, nó quyết định các truyền thống của quá khứ được tiếp nối, các
sai lầm của quá khứ tránh bị lặp lại và các cơ hội của tương lại được nghênh đón
và tận dụng tốt nhất vì sự phát triển của công sở, của mỗi thành viên trong công sở
và lợi ích của công dân.
Hai là, trong khi có thể nhìn nhận các yếu tố trên với tư cách là các yếu tố tác
động, thậm chí quyết định hiệu quả quá trình điều hành công sở, ta không thể bỏ
qua một thực tế là chúng cùng đồng thời là sản phẩm, là kết quả của hiệu quả điều
hành công sở. Nói cách khác, ở đây luôn có mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu
tố này.
Ba là, qua những ảnh hưởng trên ta có thể đưa ra những mục đích, yêu cầu cho tổ
chức và hoạt động của công sở. Đó là:
- Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở: Cần có môi
trường tốt, tâm lý thoải mái; các vị trí làm việc bố trí hợp lý; mỗi lọai công việc có
thiết bị, phương tiện thích hợp, sử dụng đúng đắn.
- Công sở cần chấp hành đúng pháp luật: Công sở hoạt động theo quy chế tạo sự
ổn định và phát triển công sở, là điều kiện để đánh giá cán bộ, công chức trong sở.
- Công sở phải có khả năng phát triển bền vững: Mở rộng các hoạt động và củng
cố mối quan hệ trong và ngoài công sở.
- Công sở phải hiện đại hoá, hoạt động khoa học, góp phần nâng cao trình độ lãnh
đạo.
III. KẾT LUẬN.
Tóm lại, qua những phân tích trên đã cho chúng ta nhận biết được các yếu tố ảnh
hưởng đến tổ chức và hoạt động của công sở một cơ quan nhà nước. Điều này sẽ
giúp ích rất nhiều cho việc điều hành tổ chức và hoạt động của công sở.
MỤC LỤC