Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

10 nơi xa xôi hẻo lánh nhất hành tinh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.05 KB, 9 trang )

10 nơi xa xôi hẻo lánh nhất hành tinh
Đây là danh sách 10 nơi hẻo lánh nhất hành tinh này mà bạn có thể chưa từng nghe
tới.
Nhờ có công nghệ hiện đại và máy bay, thế giới ngày càng nhỏ bé. Những chuyến du
lịch từ châu lục này sang châu lục khác đã từng mất vài tháng, giờ chỉ còn mất có vài
giờ. Đôi khi tưởng chừng như không còn nơi nào cho những người thích phiêu lưu,
mạo hiểm có thể đặt chân đến. Tuy nhiên nếu bạn có thời gian, tiền bạc, và những kỹ
năng sinh tồn thì vẫn có những nơi xa xôi, bí hiểm trên bản đồ (hay thậm chí là không
có trên bản đồ) để có thể tới thăm. Đây là danh sách 10 nơi héo lánh nhất hành tinh
này mà bạn có thể chưa từng nghe tới.
10. Đảo Phục Sinh (Easter Island)

Nằm cách bờ biển Chi lê hơn 2.000 dặm về phía Tây, Đảo Phục Sinh hay Rapa Rui, là
một hòn đảo tí hon nổi tiếng vì sự biệt lập của nó trong sự rộng lớn của Thái Bình
Dương. Hòn đảo này có diện tích chỉ vài chục dặm vuông, hiện nay là nhà của khoảng
4.000 người. Hòn đảo này đã trở nên nổi tiếng vì những bức tượng điêu khắc hình mặt
người bằng đá khổng lồ (gọi là Moai) nằm dọc theo bãi biển. Chúng đã được tạc vào
khoảng năm 1500 bởi những cư dân đầu tiên trên đảo. Người ta nói rằng những xe
trượt bằng gỗ khổng lồ cần để vận chuyển những khối đá này từ nơi này sang nơi khác
chính là nguyên nhân của việc rừng trên đảo Phục Sinh biến mất hoàn toàn. Các nhà
khoa học tranh luận rằng hòn đảo từng được bao phủ bởi một khu rừng tươi tốt, nhưng
ngày nay lại là một nơi cằn cỗi, cảnh tượng này lại làm tăng thêm cảm giác cô độc
hoàn toàn của hòn đảo với những du khách lần đầu ghé thăm. Khi những cư dân đầu
tiên di cư đến đảo này, chuyến đi mất vài tuần, nhưng ngày nay có một máy bay nhỏ
đưa du khách đến hòn đảo này qua Santiago của Chile.
9. La Rinconada, Peru

Về sự cách biệt hoàn toàn thì khó có nơi nào ở Châu Mỹ có thể so sánh với La
Rinconada, một thị trấn mỏ nhỏ ở dãy Andes trên đất nước Peru. Nằm ở độ cao 17.000
ft trên mực nước biển, La Rinconada được công nhận là thành phố cao nhất trên thế
giới. Cũng chính địa hình đầy ấn tượng này đã khiến thành phố bị cô lập như thế.


Thành phố này nằm trên một sông bằng vĩnh cửu, và chỉ có thể đến bằng xe tải, đi qua
những đoạn đường núi nguy hiểm và lộng gió. Để tới được thành phố này cũng phải
mất vài ngày và sau đó là ảnh hưởng của độ cao và điều kiện tồi tàn của những khu
nhà ở đây khiến rất ít người có thể trụ lại nơi đây. Tuy vậy, thành phố này có đến hơn
30.000 dân, hầu hết trong số họ làm trong ngành khai thác vàng dưới những khối băng
gần những hang động lớn. Bên cạnh sự xa xôi hẻo lánh, La Rinconada cũng nổi tiếng
vì là điểm đến của những người công nhân nghèo, tuyệt vọng. Rất nhiều trong số họ
làm việc không công ở các khu mỏ chỉ để đổi lại quyền giữ lại một vài phần trăm nhỏ bé
của số vàng mà họ kiếm được.
8. Trạm McMurdo, Nam Cực

Nằm ở dưới đáy của thế giới, theo đúng nghĩa đen của nó, Nam Cực là một trong
những nơi xa xôi hẻo lánh nhất thế giới. Không hề có một cư dân bản địa nào nơi đây,
chỉ có một vài trung tâm nghiên cứu hoạt động liên tục, trong số đó thì Trạm McMurdo
là lớn nhất. Nằm ở Đảo Ross gần cực phía nam của lục địa, trạm gần như bị đóng
băng vĩnh viễn này là một trung tâm nghiên cứu quốc tế và là nhà của hơn 1200 nhà
khoa học và công nhân trong suốt những tháng hè 'ấm áp'. Nó là một trong những địa
điểm hẻo lánh nhất trên hành tinh, mặc dù McMurdo cũng chỉ cách những thành phố
lớn cũng như bất kỳ địa điểm nào trên trái đất. Ngày trước, các chuyến đi bằng tàu tới
Nam Cực được thực hiện mỗi tháng một lần, đôi khi một năm một lần, tuy nhiên ngày
nay trạm McMurdo đã trở nên ít cách biệt với thế giới hơn nhờ 3 chuyến máy bay hàng
tháng. Nhờ có nó mà các nhà khoa học ở trạm giờ đây có thể tận hưởng rất nhiều
những tiện nghi hiện đại có thể tìm thấy được ở các thành phố lớn bao gồm khu thể
thao, TV và thậm chí là môn thể thao golf Fisbee 9 lỗ.
7. Mũi York, Peninsula, Australia

Australia không chỉ nổi tiếng vì mật độ dân số vô cùng thưa thớt và những vẻ đẹp thiên
nhiên chưa được chạm tới, cả hai điều này đều có được ở Mũi York, Peninsula. Nơi
đây có dân số chưa đến 18000 người, hầu hết trong số họ thuộc về những bộ lạc thổ
dân. Mũi York là một trong những nơi chưa được phát triển còn sót lại trên thế giới. Bán

đảo này là điểm đến nổi tiếng đối với những du khách ưa mạo hiểm, những người lái
xe jeep và xe tải xuống khu vực đường Peninsula Development bất kì khi nào nó chưa
bị đóng vì ngập lụt trong suốt mùa mưa. Dù có đi bằng những xe địa hình 4 bánh thì
phần lớn những vùng cây mọc um tùm của Mũi York là không thể tới được, một vài khu
vực mới chỉ được nghiên cứu bằng máy bay trực thăng.
6. Ittoqqortoormiit, Greenland

Với diện tích 836.000 dặm vuông, Greenland là hòn đảo lớn nhất nhưng với dân số rất
thưa thớt chỉ 57.000 người, khiến nó trở thành nơi tiêu điều, hoang vắng nhất. Và trong
những thị trấn ở Greenland, có lẽ không đâu hẻo lánh bằng Ittoqqortoormiit, một làng
chài và săn bắn nhỏ nằm ở bờ phía đông của hòn đảo và phía bắc của Iceland. Thị trấn
này là một phần của một quận có kích cỡ gần bằng nước Anh, nhưng dân số của nó thì
chỉ nhỉnh hơn 500 người, tương đương với mỗi người sẽ có hơn 150 dặm vuông là của
riêng mình. Những người dân ở dây kiếm sống bằng nghề săn gấu bắc cực và cá voi
những loài khá phổ biến ở đây và đánh cá trong những tháng ấm áp hơn.
Ittoqqortoormiit nằm trên đường bờ biển nhưng mặt biển gần như đóng băng quanh
năm chỉ trừ có 3 tháng để những chiếc thuyền có thể cập bến. Cũng có 1 sân bay cách
đó khoảng 25 dặm, nhưng số chuyến bay là rất hiếm hoi.
5. Quần đảo Kerguelen

Cũng được biết đến với cái tên “đảo hoang” vì khoảng cách của nó với bất kỳ nền văn
minh hay sự sống của con người nào. Kerguelen là một quần đảo nhỏ nằm ở phía nam
Ấn Độ Dương. Không hề có một chuyến bay nào đến những hòn đảo này, để đến được
đây phải đi bằng tàu trong 6 ngày từ Reunion, một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi của bờ
biển Madagascar. Quần đảo này không hề có dân bản địa, nhưng cũng giống như Nam
Cực – nằm cách xa vài trăm dặm về phía nam, Kerguelens có rất nhiều cư dân là các
nhà khoa học và kỹ sư từ Pháp tuyên bố đây là lãnh thổ của họ. Kể từ khi được khám
phá ra vào năm 1772, chúng đã được ghé thăm bởi rất nhiều nhà sinh vật học và thám
hiểm bao gồm cả Thuyền trưởng James Cook, người đã có một chuyến dừng chân
ngắn nơi đây vào năm 1776. Ngày nay, hòn đảo chủ yếu là một trung tâm khoa học,

nhưng nó cũng có một vệ tinh, một hệ thống phòng vệ tên lửa của Pháp và thậm chí
đóng vai trò là nơi ẩn náu của những loài động vật Pháp có nguy cơ tuyệt chủng trên
đất liền
4. Đảo Pitcairn

Pitcairn Island là một vùng đất nhỏ nằm gần như trung tâm của Thái Bình Dương. Hòn
đảo lân cận, gần nhất của nó là quần đảo Gambier và Tahiti về phía Tây. Tuy nhiên
chúng cũng cách nhau vài trăm dặm. Hòn đảo, thuộc địa còn lại cuối cùng còn sót lại
của Anh ở Thái Bình Dương này, hiện chỉ khoảng 50 người, đa phần trong số họ là hậu
duệ của những thuyền viên trên con tàu Bounty nổi tiếng. Vào năm 1789, tàu Bounty là
nơi nổ ra cuộc nổi loạn huyền thoại, khi các thuyền viên trên tàu bị hấp dẫn bởi cuộc
sống yên bình của những người dân bản địa trên đảo này đã lật đổ thuyền trưởng, đốt
cháy tàu và định cư trên đảo Pitcairn. Ngày nay, hậu duệ của những thủy thủ này chủ
yếu kiếm sống bằng nghề trồng trọt, đánh bắt và bán những con tem cực hiếm của họ
cho những nhà sưu tập. Thậm chí với cả những phương tiện vận tải hiện đại, nơi đây
vẫn là 1 trong những cộng đồng bị cô lập nhất trên thế giới: không hề có máy bay, chỉ
có thể đến bằng tàu đánh cá ngoài khơi New Zealand, một chuyến đi kéo dài hơn 10
ngày.
3. Alert, Nunavut, Canada

Nằm ở đầu của hạt Nunavut, Alert là một ngôi làng nhỏ nằm trên biển Bắc Băng
Dương, chỉ cách Bắc Cực 500 dặm. Nó được biết đến rộng rãi là nơi gần cực Bắc nhất
có cư dân định cư lâu dài (với chỉ vẻn vẹn 5 người sống quanh năm ở đây), và cũng là
một trong số những nơi ít hiếu khách nhất trên trái đất. Nhiệt độ ở đây có thế xuống tới
40 độ âm; và cũng bởi vì nằm trên “đỉnh của trái đất” khu vực này luân phiên được
chiếu sáng 24 giờ/ngày trong suốt mùa hè và trải qua bóng tối 24h/ngày suốt mùa đông
lạnh giá. Thị trấn gần nhất với Alert là một làng chài nhỏ cách đó khoảng 1.300 dặm, và
bạn phải đi quãng đường dài gấp đôi để có thể tới được những thành phố lớn như
Quebec. Vì chức năng quân sự của vùng, có một sân bay ở đây nhưng vì thời tiết nên
sân bay cũng hầu như không được dùng đến. Vào năm 1991, một chiếc máy bay C-

130 đã rơi xuống Alert khi phi công căn nhầm toạ độ khiến chiếc máy bay hạ xuống
trước 19 dặm so với đường băng; 4 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi và một
người khác tử vong khi chờ đội cứu hộ, thông thường phải mất hơn 30 tiếng để có thể
tới vùng này khi có thời tiết xấu.
2. Motuo, Trung Quốc

Là vùng lãnh thổ cuối cùng trong Trung Hoa không có đường dẫn, Motuo là một cộng
đồng nhỏ ở Vùng Tây Tạng xa xôi hẻo lánh, một trong số những nơi ở Châu Á chưa
chịu sự tác động của thế giới hiện đại. Để tới được Motuo cũng là một việc khá gian
nan vì du khách phải đi theo một con đường bộ nguy hiểm qua những phần băng tuyết
của dãy Himalayas trước khi tiến lại vùng này trên một cây cầu treo dài 200m. Vùng đất
này khá nổi tiếng vì vẻ đẹp của nó - The county is renowned for its beauty – kinh phật
coi nơi đây là vùng đất thánh thiêng liêng – và cũng là thiên đường của các loài cây cỏ,
nơi đây là nhà của hơn 1/10 các loại hoa, cây cỏ trên đất nước Trung Hoa. Dù địa hình
nơi đây hùng vĩ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Motuo vẫn là một “hòn
đảo” biệt lập. Hàng triệu đôla đã được chi những năm qua trong nỗ lực xây dựng một
con đường đi lại qua đây, những mọi cố gắng cuối cùng đều thất bại vì lở đất, tuyết lở
và địa hình nhìn chung hay thay đổi.
1. Tristan da Cunha

Nơi xa xôi hẻo lánh duy nhất có người định cư trên thế giới là Tristan de Cunha, một
quần đảo nằm ở phía nam của Đại Tây Dương. Vùng đất gần nhất là Nam Phi, khoảng
1.700 dặm và cách bờ biển Nam Mỹ khoảng hơn 2.000 dặm. Dù kích cỡ nhỏ bé và sự
biệt lập đến kinh ngạc với thế giới bên ngoài, Tristan de Cunha vẫn có một bề dày lịch
sử phong phú, đặc sắc. Hòn đảo được phát hiện lần đầu vào năm 1506 bởi một nhà
thám hiểm người BĐN, và sau đó được sát nhập thành thuộc địa của người Anh,
những người đã lo sợ người Pháp sẽ dùng nơi đây là điểm dừng để giải cứu Napoleon,
người phải chịu sự đày ải ở gần St. Helena. Một nhóm cư dân người Anh, Italia, và Mỹ
bắt đầu sống trên đảo vào những năm 1800s. Hiện nay hòn đảo vẫn dưới quyền của
nước Anh. Quần đảo này có vẻn vẹn 271 ngừơi, hầu hết trong số họ là hậu duệ của

những cư dân đến lập nghiệp nơi đây, kiếm sống nhờ làm ruộng và các nghề thủ công.
Dù hòn đảo có một vài trạm radio, và có thể truy cập internet qua vệ tinh nhưng về cơ
bản nó vẫn là hòn đảo bị cô lập nhất hành tinh. Địa hình núi đá gồ ghề khiến việc xây
dựng một sân bay là bất khả thi, vì vậy con đường duy nhất tới đây là bằng thuyền.
Hòn đảo này đã từng được kết nối thường xuyên với Nam Phi bởi một chuyến tàu Anh
tuy nhiên con đường huyết mạch này đã bị cắt đứt, ngoại trừ những chuyến tàu chở
hàng hóa, những vị khách duy nhất ghé qua Tristan da Cunha là những tàu đánh cá cỡ
lớn.

×