Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

HỘT MƠ (APRICOT KERNELS) Prunus armeniaca họ Rosaceae doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.87 KB, 18 trang )

HỘT MƠ (APRICOT KERNELS)
Prunus armeniaca họ Rosaceae

Đặt vấn đề:
Một người bạn đem đến cho chúng tôi một túi plastic trên đó có in
hàng chữ “Apricot kernels” sản xuất từ Trung quốc, cho biết một người quen
bảo ăn mỗi ngày một nạm hạt này sẽ giảm cân và giảm mức đường trong
máu.Điều này có đúng không?
Định danh:
Các nhà thực vật học dựa trên tính chất của Apricot có vị vừa ngọt
vừa chua giống như trái mận,nên đặt tên La-tinh là Prunus, trong khi cây này
thuộc họ của trái đào (peach) cũng như hạnh nhân. Cũng xin nói thêm tiếng
Anh “plum” là trái mận tươi và “prune” là trái mận khô.Quả mận (Prunus
domestica) khác với quả mơ (Apricot).Quả Apricot màu đồng thau này ngày
xưa có nguồn gốc từ Trung-Á. Người ta bảo nhóm di dân đầu tiên rời khỏi
tháp Babel ở miền trung Iraq băng ngang qua núi Caucase rồi rẽ về phía tây
hướng biển Caspian, họ mang theo hạt giống cây mơ mà một số được trồng
trên đường đi. Từ “armeniaca” phía sau cho biết đây là một giống mận gốc ở
xứ Armenia.
Tiếng Anh gọi “nut” là loại quả khô màu nâu nằm bên trong vỏ cứng,
thí dụ cashew nut là hột điều. Tự điển Anh Việt dịch là quả hạch. “Kernel”
là phần thịt ăn được bên trong nut. Như vậy “Apricot kernels” là phần thịt ăn
được bên trong hột mơ.
Mơ là cách đọc trại tên “mai” (mei) ở Trung quốc. Sách của gs Đỗ-
tất-Lợi bảo quả mơ chế biến thành ô mai. Tùy theo cách biến chế, nếu hột
mơ ướp muối khô nhiều lần có màu trằng của muối gọi là bạch mai hay
diêm mai (diêm là muối), trái lại nếu đem “đồ” và phơi nằng nhiều lần cho
đến khi vỏ bên ngoài đen thì gọi là ô mai (ô là đen, mai là hột mơ). Chúng ta
ăn ô mai là thịt bên ngoài vỏ cứng, chứ không ăn phần thịt trong vỏ
cứng.Thật ra, ô mai (Wu mei) làm bằng cây mơ hoa vàng (Prunus Mume)
trồng ở Trung quốc và miền bắc Việt-nam như Cao-bằng, Lạng-sơn, Hòa


bình. Mơ hoa vàng có trong sách Cây cỏ miền nam quyển I của gs Phạm-
Hoàng-Hộ.
Tra sách dược liệu Natural Medicines, Comprehensive Database thì
apricot kernels còn gọi là Chinese almond tức là một giống hạnh nhân ở
Trung quốc. Hạnh nhân được chia làm 2 loại: hạnh nhân ngọt làm bánh và
hạnh nhân đắng chỉ dùng để cất tinh dầu làm mỹ phẩm. Sách Những cây
thuốc và vị thuốc Việt-nam của gs Đỗ-Tất-Lợi và sách Tự điển cây thuốc
Việt-nam của Võ-văn-Chi đều bảo mơ là khổ hạnh nhân (khổ là đắng). Thật
ra, hạnh nhân đắng từ cây Prunus dulcis var amara, có khi từ Prunus
armeniaca, còn hạnh nhân ngọt từ cây Prunus amygdalus var dulcis. Hai cây
này khác nhau chứ không phải cùng loại hạnh nhân.
Hạnh nhân và mơ đều chứa “amygdalin” là glycosid sinh “xi-a-nua”
(cyanide), chất này độc có thể gây tử vong. Năm 1993, sở nông nghiệp và thị
trường New York thử nghiệm hàm lượng cyanide trong 2 túi 8 oz (khoảng
240 gam) hạnh nhân đắng bán trong các hiệu thuốc bắc hay thực phẩm sức
khỏe. Kết quả cho thấy, mỗi túi, nếu ăn hết, chứa gấp đôi liều cần thiết để
giết một người. Điều lạ là chưa có tai nạn chết người do ăn hột mơ tại Hoa-
kỳ, mặc dầu tiêu thụ rất cao trong khoảng 1979 đến 1998, vì người ta tưởng
mơ hay hạnh nhân đắng chứa chất chống ung thư.
Nếu đem ruột mơ nấu sôi hay rang sẽ làm cho HCN (cyanide) bay hơi
nên giảm độc, nhưng không ai biết các túi đóng gói từ Trung quốc có làm
như vậy không. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt-nam của
nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật và sách Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt-
nam của giáo sư Đỗ-Tất-Lợi, thì hạt mơ thu hoạch bằng cách loại bỏ thịt bên
ngoài, rồi đem phơi hay sấy khô. Khi dùng đập vỡ vỏ cứng, đem chần bằng
nước sôi rồi sao vàng. Trước khi dùng phải đập vỡ và chia nhỏ thịt bên trong
vỏ.
Thành phần dinh dưỡng của hạnh nhân ngọt (Prunus dulcis)
Mỗi ounce khoản 30 g hạnh nhân:
Calori 167

Chất béo toàn phần 15
g
- chất béo bảo hòa 1.4
g
- chất béo không bảo
hòa đơn
9.6
g
- chất béo không bảo 3.1
hòa đa g
Chất xơ 3.1
g
Protein 6 g

Carbohydrat 6 g

Cholesterol 0 g

Natri 3
mg
Vitamin E 6.8
mg
Mangan 0.6
mg
Magnesium 84
mg
Phosphorus 147
mg
Chúng ta thấy hạnh nhân chứa nhiều acid béo không bảo hòa và
không chứa cholesterol. Y học Tây phương khuyên ăn nhiều “nut” để giảm

lipid huyết, có lợi cho tim mạch.
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạnh nhân khô hay không tẩy
màu (unblanched) theo USDA:

Calo 589 Protein 19.95 g
Chất béo 52.21 g Chất xơ 2.71 g
Khoáng

chất
Calcium
Phosphorus

Kẽm
(Zinc)
Đồng
266 mg
520 mg
2920 mg
0.942 mg
Magnesium

Potassium
Sodium
Mangan
296 mg
732 mg
11 mg
2.273 mg
Sinh tố
B1

B2
B3
B5

0.211 mg
0.779 mg
3.361 mg
0.471 mg

B6
B9
C
E


0.113 mg
58.7 mcg
0.6 mg
24.01 mg
Ngoài ra, dầu hạnh nhân ( almond oil) chứa 8.20% acid béo bảo hòa,
69.90% acid béo không bảo hòa đơn và 17.4% acid béo không bảo hòa đa và
39.2 mg tocopherol cho mỗi 100 g dầu. Chúng ta không thấy thành phần
dinh dưỡng của khổ hạnh nhân hay apricot vì không dùng trong y dược
phương Tây.
Chế độ ăn 73 g hạnh nhân mỗi ngày sẽ giảm LDL hay cholesterol xấu
9.4% và tăng HDL hay cholesterol tốt lên 4.6%. Theo y khoa cổ truyền Ấn-
độ (Ayurveda) thì hạnh nhân bổ não và hệ thần kinh.Sách y học cổ truyền
Trung quốc hoàn toàn không đề cập đến công dụng của hạnh nhân chữa
bệnh tiểu đường hay giảm chất béo.
Một số nghiên cứu tìm xem tác dụng của hạnh nhân lên lipid và

đường trong máu:
1/ Thực đơn thêm hạnh nhân ảnh hưởng lên tác dụng của insulin và
lipid huyết thanh ở người lớn với mức dung nạp glucose bình thường hay
bệnh tiểu đường tip 2.
(Trung tâm nghiên cứu sinh học y khoa Pennington, tiểu bang
Louiisiana, Lovejoy JC và cộng sự) Quả hạch hay nut có vẻ có lợi cho tim
mạch nhưng người ta muốn biết tác dụng lên người bệnh tiểu đường như thế
nào.
Nghiên cứu 1 đánh giá tác dụng của hạnh nhân lên độ nhạy cảm
insulin ở 20 người tình nguyện khỏe mạnh mỗi ngày ăn 100 g hạnh nhân
trong 4 tuần.
Người ta thấy hạnh nhân không thay đổi đáng kể độ nhạy của insulin,
mặc dầu thể trọng tăng, cholesterol toàn phần giảm 21% và LDL giảm 29%.
Nghiên cứu 2 là nghiên cứu chéo ngẫu nhiên so sánh 4 chế độ ăn ở 30
người tình nguyện bệnh tiểu đường tip 2:
1. giàu chất béo, nhiều hạnh nhân ( chất béo toàn phần 37%, 10% từ
hạnh nhân)
2. chất béo ít, nhiều hạnh nhân ( chất béo toàn phần 25%, 10% từ
hạnh nhân)
3. kiểm chứng giàu chất béo ( chất béo toàn phần 37%, 10% từ dầu ô-
liu hay canola)
4. kiểm chứng chất béo thấp ( chất béo toàn phần 25%, 10% từ dầu ô-
liu hay canola)
Sau 4 tuần đo cholesterol toàn phần, HDL và mức đường trong máu.
Thực đơn

1 2 3 4
Cholester
ol toàn phần
4.46

mmol/
L
4.52
mmol/
L
4.6
mmol/
L
4.63
mmol/
L
Chúng ta thấy mức cholesterol toàn phần thấp nhất ở nhóm dùng thực
đơn giàu chất béo với 10% hạnh nhân.
HDL hay cholesterol tốt thấp hơn đáng kể ở nhóm dùng thực đơn có
hạnh nhân
Mức đường trong máu không thay đổi.
KẾT LUẬN: thực đơn thêm hạnh nhân không thay đổi độ nhạy của
insulin ở người khỏe mạnh hay mức đường trong máu ở bệnh nhân tiểu
đường.
Hạnh nhân có lợi cho lipid huyết ở người lành mạnh và có tác dụng
giống như dầu ăn có một dấu nối đôi ( dầu ô-liu) ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo Am J Clin Nutr 11/2002
Bốn nghiên cứu sau đều do nhóm của Jenkins DJ và công sự ở trung
tâm dinh dưỡng lâm sàng ở Toronto thực hiện.
2/ Đáp ứng của các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành với hạnh
nhân: lipid huyết, LDL oxyt hóa, lipoprotein (a), homocystein và nitric oxide
phổi: thử nghiệm chéo,ngẫu nhiên, kiểm chứng.
Mặc dầu những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn quả hạch có thể cải
thiện lipid huyết, nhưng các quả hạch này thường không được khuyên dùng
để ăn dặm cho người cao lipid huyết vì chứa nhiều chất béo. Hơn nữa, vẫn

chưa biết liều lượng bao nhiêu có hiệu quả.
Nghiên cứu dưới đây tìm liên hệ giữa liều và đáp ứng của hạnh nhân
so sánh với những thức ăn khác ở người cao lipid huyết. Trong 1 nghiên cứu
chéo, ngẫu nhiên, 27 người cao lipid huyết gồm cả nam lẫn nữ, ăn 3 loại
thức ăn dặm với nhiệt lượng giống nhau (trung bình 423 Kcal/ngày) trong
một tháng. Thức ăn bồi dưỡng cung cấp 22.2 % năng lượng và gồm :
1. toàn liều hạnh nhân ( 73 ± 3 g/ngày)
2. nửa liều hạnh nhân nửa liều bánh muffin (bánh nướng xốp)
3. toàn liều bánh muffin.
Máu bụng đói, thể tích không khí thở ra, huyết áp, trọng lượng cơ thể
được đo ở tuần lễ 0, 2 và 4.
Hạnh nhân
toàn phần
½ hạnh
nhân +
½ muffin
Muffin
Toàn phần
LDL-
cholesterol
¯ 9.4 ±
1.9 %
¯4.4 ± 1.7
%
Không
đáng kể
LDL/ HDL ¯ 12.0 ±
2.1 %
¯7.8 ± 2.2
%

Không
đáng kể
Lipoprotein
(a)
¯ 7.8 ±
3.5 %
Không
đáng kể
LDL oxyt
hóa
¯ 14.0 ±
3.8 %
Không
đáng kể
Không thấy khác biệt về nitric oxide phổi trước và sau khi điều trị.
KẾT LUẬN: Hạnh nhân dùng ăn dặm trong thực đơn cho người cao
lipid huyết giảm đáng kể yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành, có lẽ một
phần do phần không phải chất béo (protein và chất xơ) và acid béo không
bảo hòa đơn trong hột hạnh nhân.
Theo Circulation 09/2002
3/ Hiệu quả kết hợp sterol thực vật, protein đậu nành, chất xơ nhầy, và
hạnh nhân để điều trị cao cholesterol huyết.
Những thức ăn trên được trộn chung thành chế độ ăn portfolio và xem
thử có giảm cholesterol có tương đương với dùng statin không trong việc
giảm sự cố tim mạch. 25 người cao lipid huyết ăn
- hoặc chế độ ăn portfolio (n=13), lượng acid béo bảo hòa rất thấp và
sterol thực vật cao (1.2 g/1000 Kcal), protein đậu nành (16.2 g/1000 Kcal),
chất nhầy có xơ (8.3 g/1000 Kcal) và hạnh nhân (16.6 g/1000 Kcal)
- hoặc chế độ ăn chất béo bảo hòa thấp (n=12) với cereal bằng hạt lúa
mì toàn hạt, và sữa chất béo thấp.

Người ta lấy máu khi bụng đói, đo huyết áp, cân nặng ở tuần lễ thứ 0,
2 và 4 ở mỗi pha.
Chế độ ăn
portfolio
Chế độ ăn chất
béo thấp
Giảm LDL-
cholesterol
¯ 35.0 ± 3.1 % ¯ 12.1 ± 2.4 %
Giảm LDL/ HDL ¯ 30.0 ± 3.5 %
Giảm cân nặng
trung bình
¯ 1 Kg ¯ 0.9 Kg
Huyết áp, HDL-C, triglyceride, lipoprotein (a) hay nồng độ
homocystein không khác biệt giữa 2 chế độ ăn.
KẾT LUẬN: Chế độ ăn kết hợp portfolio có thể giảm LDL-C giống
như statin và tăng hiệu quả điều trị bằng dinh dưỡng.
Theo Prog Cardiovasc Nurs mùa xuân 2004
4/ Hiệu quả của hạnh nhân lên sự tiết insulin và đề kháng insulin ở
người cao lipid huyết không bị tiểu đường.
Quả hạch có vẻ có tác dụng đáng kể trong những nghiên cứu đoàn hệ
(cohort study) làm giảm nguy cơ bệnh động mạch vành, nhưng khả năng
giảm cholesterol chỉ có thể giải thích giảm một phần nguy cơ.Mục tiêu của
nghiên cứu này xem thử cải thiện chuyển hóa carbohydrate có giải thích
thêm nữa tác dụng của quả hạch giảm bệnh động mạch vành không. Tác
dụng hột hạnh nhân toàn phần, dùng trong bữa ăn dặm, được so sánh với tác
dụng với bánh muffin hạt lúa mì chứa chất béo bảo hòa thấp trong điều trị
dinh dưỡng người cao lipid huyết.
Cũng thiết kế giống như nghiên cứu 2/ với 27 người cả nam lẫn nữ,
dùng 3 loại chế độ ăn như trên. Thu thập lượng nước tiểu trong 24 giờ ở cuối

tuần lễ 4 cho mỗi chế độ ăn. Trọng lượng trung bình chỉ khác nhau 300 g
trước và sau khi điều trị. Không thấy khác biệt trước và sau khi điều trị về
mức glucose bụng đói, insulin, C-peptid hay mức đề kháng insulin đo lường
theo mẫu ổn định nội môi (homeostasis).
Tuy nhiên, lượng bài tiết C-peptid trong 24 giờ như là chất đánh dấu
lượng insulin tiết ra trong 24 giờ giảm đáng kể trong chế độ ăn toàn hạnh
nhân hay một nửa hạnh nhân so với kiểm chứng sau khi điều chỉnh lượng
creatinin bài tiết trong nước tiểu.
KẾT LUẬN: giảm lượng insulin tiết ra trong 24 giờ có vẻ là một lợi
điểm chuyển hóa khác của quả hạch mà dùng lâu dài có thể giúp giảm nguy
cơ bệnh động mạch vành.
Theo Metabolism 07/2008
5/ Hạnh nhân giảm chất đánh dấu sinh học lipid peroxyt hóa ở người
già cao lipid huyết.
Cũng thiết kế như như nghiên cứu 2 và 4, nhưng để xem các chất đánh
dấu sinh học lipid peroxyt hóa có giảm không khi ăn hạnh nhân.
Ở tuần lễ thứ 4, chế độ ăn toàn hạnh nhân giảm nồng độ huyết thanh
chất malondialdehyde (MDA) và lượng bài tiết isoprostane trong nước tiểu
sau khi điều chỉnh với creatinin nước tiểu so với kiểm chứng. Nồng độ
tocopherol alpha và gamma, điều chỉnh hay không với cholesterol toàn phần,
đều không bị ảnh hưởng bởi điều trị.
KẾT LUẬN: Hoạt động chống oxyt hóa của hạnh nhân được chứng
minh qua tác dụng lên 2 chất đánh dấu sinh học của lipid peroxyt hóa, đó là
MDA huyết thanh và isoprostane trong nước tiểu, và hổ trợ những điều tìm
thấy trước đây là hạnh nhân giảm oxyt hóa LDL-C hay cholesterol xấu.
Theo J Nutr 05/2008
KẾT LUẬN:
Qua những nghiên cứu trên, hạnh nhân, làm giảm lipid huyết và giảm
tiết insulin, từ đó sẽ giảm đói nên có thể vì vậy lượng đường ở người không
phải bệnh tiểu đường có thể từ trên 100 mg/dl xuống dưới 100 mg/dl. Nhưng

với người bệnh tiểu đường, hạnh nhân không giảm được lượng đường huyết.
Chúng tôi đoán có người nào bảo ăn hạt hạnh nhân sẽ giúp giảm mỡ
trong máu,nhưng khi đến tiệm thuốc bắc người ta lại đưa ra khổ hạnh nhân,
không biết rằng tuy cùng tên hạnh nhân nhưng hai loại này khác nhau Như
chúng tôi đã trình bày ở trên, khổ hạnh nhân không còn dùng trong y dược
phương tây, nên ứng dụng khổ hạnh nhân cho mục tiêu điều trị không được
chấp thuận.
Do không biết được hàm lượng amygdalin và lượng cyanide trong hột
mơ, nên có thể bị nguy hiểm chết người, nhất là nếu trẻ em bắt chước lấy ăn.
Vì vậy chúng tôi không khuyên dùng hạt này để giảm lipid huyết hay làm hạ
đôi chút mức glucose trong máu người lành mạnh.
Nếu muốn giảm lượng lipid, tốt nhất nên mua viên dầu cá (fish oil)
giàu omega-3 dùng thêm với mỗi bữa ăn có lẽ an toàn hơn.

×