Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Trắc nghiệm hoá sinh 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.03 KB, 37 trang )

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 1

HÓA SINH 2
BÀI 1: CHUYỂN HÓA CHUNG
1. Chuyển hóa các chất, chọn câu ĐÚNG:
A. Chỉ xảy ra trong tế bào
B. Còn được gọi là quá trình trao đổi chất
C. Chỉ bao gồm tiêu hóa thức ăn
D. Còn được gọi là chuyển hóa trung gian
2. Chuyển hóa trung gian:
A. Gồm các quá trình hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa
B. Gồm các quá trình hóa học xảy ra trong tế bào
C. Gồm các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể
D. Gồm các quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu các sản phẩm tiêu hóa
3. Chọn câu SAI:
A. Chuyển hóa Glucid là chuyển hóa trung gian trong tế bào
B. Chuyển hóa Lipid là chuyển hóa trung gian trong tế bào
C. Chuyển hóa Protid là chuyển hóa trung gian trong tế bào
D. Chuyển hóa các chất chỉ xảy ra trong tế bào
4. Chuyển hóa trung gian, chọn câu ĐÚNG:
A. Còn được gọi là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
B. Gồm các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể
C. Chuyển hóa Protid là chuyển hóa trung gian trong tế bào
D. Gồm các quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu các sản phẩm tiêu hóa và
chuyển hóa các chất
5. Đồng hóa là:
A. Quá trình sử dụng năng lượng từ tiêu hóa
B. Một khâu của quá trình tổng hợp
C. Quá trình biến đổi các đại phân tử có tính đặc hiệu của thức ăn thành các đơn


vị cấu tạo
D. Quá trình biến đổi các đại phân tử có tính đặc hiệu của thức ăn thành các đại
phân tử có tính đặc hiệu của cơ thể
6. Dị hóa là:
A. Quá trình lấy năng lượng từ đồng hóa
B. Một khâu của tiêu hóa có giải phóng năng lượng
C. Quá trình phân giải các đại phân tử của tế bào và mô thành sản phẩn đào thải
D. Gồm 3 bước: tiêu hóa, hấp thu và tổng hợp

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 2

7. Đồng hóa có đặc điểm:
A. Là quá trình tổng hợp các đại phân tử có tính đặc hiệu của thức ăn
B. Là quá trình tổng hợp các đại phân tử có tính đặc hiệu của cơ thể
C. Năng lượng giải phóng từ quá trình đồng hóa một phần sẽ được tế bào sử dụng
dưới dạng công cơ học, hóa học …
D. Là quá trình tổng hợp các đại phân tử thành sản phẩm đào thải
8. Dị hóa có đặc điểm:
A. Là quá trình thủy phân các đại phân tử có tính đặc hiệu của thức ăn thành các
đơn vị cấu tạo
B. Thoái hóa là một khâu của dị hóa giải phóng năng lượng
C. Năng lượng giải phóng từ quá trình thoái hóa một phần sẽ được tế bào sử dụng
dưới dạng công cơ học, hóa học …
D. Gồm 3 bước: tiêu hóa, hấp thu và tổng hợp
9. Chọn câu đúng:
A. Bi-lăng của một số là hiệu số giữa lượng thải-lượng nhập của chất đó
B. Bi-lăng của một số là hiệu số giữa lượng nhập-lượng thải của chất đó
C. Bi-lăng âm khi lượng nhập lớn hơn lượng thải

D. Bi-lăng âm thể hiện cơ thể đang phát triển
10. Điều kiện của chuyển hóa trung gian, chọn câu SAI:
A. Xảy ra nhanh chóng ở PH gần trung tính
B. Nhiệt độ vừa phải (khoảng 37
o
C)
C. Nhờ hệ thống multienzym
D. Chỉ cần 1 Enzym đặc hiệu
11. Chọn câu SAI:
A. Các quá trình chuyển hóa Glucid, Protid, Lipid, A.Nucleic…liên quan chặt chẽ
với nhau
B. Cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa theo nhu cầu cơ thể
C. Sự điều hóa các quá trình chuyển hóa diễn ra ở mức phân tử và tế bào qua hệ
thống thần kinh và nội tiết
D. Có trạng thái ổn định động về chuyển hóa
12. Ba giai đoạn thoái hóa của chuyển hóa trung gian, chọn câu SAI:
A. GĐ I phân giải các phân tử lớn thành các đơn vị cấu tạo
B. GĐ II các đơn vị cấu tạo biến đổi qua nhiều chất trung gian acetyl CoA
C. GĐ III acetyl CoA đi vào chu trình Krebs
D. GĐ I tạo nhiều năng lượng nhất
1- B
2- B
3- D
4- C
5- D
6- C
7- B
8- C
9- B
10- D

11- C
12- D
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 3

BÀI 2: CHU TRÌNH KREBS
1. Chu trình acid citric, chọn câu ĐÚNG:
A. Khởi đầu từ hợp chất có 3 carbon
B. Xảy ra trong lysosome
C. Xảy ra trong điều kiện yếm khí
D. Giai đoạn 1 tạo thành citrac có 6 C
2. Đặc điểm của CT acid citric:
A. Có thể xảy ra trong diều kiện yếm khí
B. Là giai đoạn thoái hóa thứ 2 của Glucid, Lipid, Protid
C. Có sự tạo thành các acid tricarbonxylic
D. Xảy ra trong bào tương
3. Trình tự các chất trong chu trình Krebs:
A. Malat, Succinat, Citrat
B. Isocitrac, Oxaloacetat, Malat
C. Citrac, Oxaloacetat, Malat
D. Citrac, Oxalosuccinat, Malat
4. Trong chu trình Krebs, NADH, H
+
và FADH
2
KHÔNG được tạo ra ở giai
đoạn:
A. 3
B. 4

C. 6
D. 7
5. Trong CT Krebs, ATP được tạo ra không cần qua chuỗi hô hấp tế bào ở giai
đoạn:
A. Isocitrat -> Oxalosuccinat
B. Succinyl CoA -> Succinat
C. Succinat -> Fumarat
D. Fumarat -> Malat
6. Ngưng tụ ActCoA và Oxaloacetat, sản phẩm được tạo ra là:
A. Citrat
B. Isocitrat
C. Oxalosuccinat
D. Succinat
7. Giai đoạn có 2 phản ứng tách H
2
O và nhận H
2
O là:
A. Isocitrat -> Oxalosuccinat
B. Citrat -> Isocitrat
C. Succinat -> Fumarat D. Fumarat -> Malat
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 4

8. Giai đoạn tạo chất có chứa 1 liên kết thioester giàu năng lượng là:
A. Isocitrat -> Oxalosuccinat
B. Citrat -> Isocitrat
C. α-cetoglatarat -> Succinyl CoA
D. Fumarat -> Malat

9. Trong 1 chu trình Krebs:
A. Tích trữ 24 ATP
B. Giải phóng 2 CO
2

C. Giải phóng 4 H
2
O
2

D. Tất cả ATP được tạo thành nhờ chuỗi HHTB
10. Chu trình Krebs, chọn câu SAI:
A. Tạo NADHH
+
và FADH
2

B. Tạo GPT
C. Tạo CO
2
ở giai đoạn chuyển hóa Malat thành Oxaloacetat
D. Sản phẩm đi vào chu trình kế tiếp là Oxaloacetat
11. Số ATP được tạo thành trong quá trình vận chuyển cặp điện tử và cặp H từ tới
NADHH
+
oxy là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

12. Chất nào KHÔNG phải là chất chuyển hóa trung gian trong chu trình Krebs:
A. Oxaloacetat
B. Pyruvat
C. Oxalosuccinat D. Cis-aconitat
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 5

13. Chu trình Krebs cung cấp tiền chất cho sự tổng hợp nhiều chất, chọn câu SAI:
A. Succinyl CoA để tổng hợp hem
B. Oxaloacetat để tân tạo Glucid
C. Citrat chuyển Acetyl CoA từ trong ty thể ra tế bào chất để tổng hợp Acid
béo
D. Succinyl CoA để tổng hợp Acid béo
14. Chu trình Krebs diễn ra trong, chọn câu SAI:
A. Tế bào
B. Ty thể
C. Hồng cầu
D. Cơ thể hiếu khí
15. CT Krebs có ý nghĩa năng lượng vì:
A. Cung cấp cơ chất cho Hydro nhiều nhất
B. Cung cấp CO
2
nhiều nhất
C. Cung cấp ATP trực tiếp nhiều nhất
D. Quá trình phosphoryl hóa tạo ATP xảy ra ở tất cả các giai đoạn
16. Vai trò của chu trình Krebs, chọn câu SAI:
A. Là giai đoạn thoái hóa cuối cùng chung của G, L, P
B. Có ý nghĩa năng lượng
C. Có ý nghĩa tổng hợp

D. Có ý nghĩa di truyền
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 6

1. D
2. C
3. D
4. D
5. B
6. A
7. B
8. C
9. B
10. C
11. C
12. B
13. D
14. C
15. A
16. D

BÀI 3: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
1. Phản ứng OH-K là phản ứng:
A. Có sự cho và nhận nước
B. Có sự cho và nhận điện tử
C. Có sự cho và nhận CO
2

D. Có sự cho và nhận O

2

2. Hiện tượng OH là hiện tượng
A. Có sự nhả điện tử
B. Có sự nhận điện tử
C. Có sự nhận Hydro
D. Có sự nhận Oxy
3. Chất OH là chất có thể:
A. Nhả điện tử
B. Nhận điện tử
C. Có chứa Oxy
D. Có chứa CO
2



TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 7

4. Cặp nào không thể viết theo trình tự chất OH/ chất khử
A. FAD/FADH
B. H
2
/2H
+

C. NAD
+
/NADH,H

+

D. FAD/FADH
2

5. Chọn câu SAI:
A. Trong hệ thống OH-K điện tử chuyển từ chất khử sang chất OH
B. Hệ thống OH-K có thế năng OH-K càng thấp càng có khả năng đóng vai trò là
chất khử
C. Giữa 2 hệ thống OH-K, điện tử di chuyển từ hệ thống có thế năng OH-K thấp
sang cao
D. Năng lượng tảo ra từ phản ứng OH-K cần được sử dụng ngay và không được
tích trữ
6. Liên kết giàu năng lượng khi Q giải phóng:
A. > 7 cal/mol
B. < 7 cal/mol
C. >7000 cal/mol
D. <7000 cal/mol
7. Chọn câu SAI: Các liên kết sau là nghèo NL:
A. Estephosphat
B. Thiophosphat
C. Carboxyleste D. Peptid
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 8

8. Chọn câu SAI: Các liên kết sau là giàu NL:
A. Pyrophosphat
B. Acylphosphat
C. Esterphosphat

D. Thioester
9. Chọn câu ĐÚNG:
A. Liên kết giàu NL tương đối bền
B. Liên kết phosphat trong AMP là liên kết giàu NL
C. Liên kết peptid là liên kết giàu NL
D. Năng lượng của 1 liên kết là năng lượng được giải phóng khi liên kết này bị cắt
đứt
10. Để gắn 1 Pvc vào ADP tạo ATP, thế năng 2 cặp OH-K vào khoảng
A. 0,1 V
B. 1,22 V
C. 0,22 V
D. 0,022 V
11. Khử Phosphoryl, chọn câu ĐÚNG:
A. Chất hữu cơ tác dụng với Pvc hoặc chất hữu cơ để tạo hợp chất phosphat
B. Là phản ứng thu năng lượng
C. Do E xúc tác với cơ chất là Pvc hay Phc
D. Do enzym phosphatase xúc tác

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 9

12. Phản ứng phosphoryl hóa, chọn câu ĐÚNG:
A. Giải phóng phosphat vô cơ tự do
B. Chuyển gốc P từ chất này đến chất khác
C. Là phản ứng thu NL
D. Là phản ứng phát NL
13. Vai trò của phản ứng phosphoryl hóa, chọn câu SAI:
A. Tích trữ NL
B. Cung cấp NL

C. Hoạt hóa các chất
D. Hoạt hóa Enzym
14. Chuỗi HHTB, Chọn câu ĐÚNG:
A. Oxy tác dụng trực tiếp lên C và H tạo thành CO
2
+ H
2
O
B. Phản ứng xảy ra nhanh chóng
C. H
2
O được tạo thành từ Oxy thở vào
D. Xảy ra chủ yếu ở bào tương
15. Chuổi HHTB chọn câu sai:
A. Bản chất là quá trình OH-K
B. Năng lượng giải phóng dần dần
C. CO
2
được tạo thành do Oxy tác dụng trực tiếp lên C
D. Quá trình vận chuyển cặp H sinh NL


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 10

16. Các yếu tố tham gia chuỗi HHTB, chọn câu SAI:
A. Cơ chất có chứa nguyên tố Hydro
B. Enzym Dehydrogenase
C. Hệ thống cytocrom

D. Vitamin C
17. Kết quả chuổi HHTB, chọn câu SAI:
A. Tạo NL
B. H
2
O
C. O
2

D. H
2
O
2

18. Trình tự vận chuyển điện tử trong chuỗi HHTB:
A. Cyt a, Cyt a3, Cyt b, Cyt c
B. Cyt a, Cyt b, Cyt c, Cyt a3
C. Cyt b, Cyt a, Cyt a3, Cyt c
D. Cyt b, Cyt c, Cyt a, Cyt a3
19. Chọn câu SAI:
A. Glutathion tham gia chuỗi HHTB
B. Coenzym Q còn được gọi là UbiQuinon
C. Phản ứng khử carbonxyl được xác tác bởi decarboxylase
D. Oxy là chất cuối cùng nhận điện tử trong chuỗi HHTB


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 11


20. Cytocrom oxydase, chọn câu SAI:
A. Vận chuyển điện tử tới oxy thở vào
B. Có trong ty thể
C. Nhóm ngoại không chứa sắt
D. Có chứa nhân porphyrin giống hem
1. B
2. A
3. B
4. B
5. D
6. C
7. B
8. C
9. D
10. C
11. D
12. C
13. B
14. C
15. C
16. D
17. C
18. D
19. A
20. C


BÀI 4: CHUYỂN HÓA GLUCID
1. Thoái hóa glucid theo con đường HDP là để tạo:
A. CO

2
, H
2
O
B. Polysaccharid tạp
C. Riboz P
D. NL, CO
2
, H
2
O
2. Thoái hóa Glucid (đi từ Glucose) theo con đường Hexose Diphosphat trong điều
kiện hiếu khí có:
A. 38 ATP
B. 39 ATP
C. 2 ATP
D. 3 ATP
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 12

3. Thoái hóa Glucid (đi từ Glucose) theo con đường Hexose Diphosphat trong điều
kiện yếm khí có:
A. 39 ATP
B. 38 ATP
C. 138 ATP
D. 2 ATP
4. Các nội tiết tố nào sau đây có vai trò điều hòa đường huyết:
A. Adrenalin, MSH, Prolactin
B. Cortisol, Glucagon, Insulin

C. ADH, Glucocorticoid, Adrenalin
D. Vasopressin, Glucagon, ACTH
5. Ý nghĩa của con đường HDP là:
A. Ít có ý nghĩa về mặt NL
B. Cung cấp NADPHH
+
cho các quá trình sinh tổng hợp
C. Cung cấp Glucose cho máu để điều hóa đường huyết
D. Cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt
6. Enzym nào xúc tác phản ứng:
Glucoz 6 phosphat -> Glucoz
A. Hexokinaz
B. Glucokinaz
C. Glucoz 6 phosphataze
D. Phospho glucomutaza
7. Thoái hóa Glucose theo con đường Di- trong điều kiện yếm khí (ở người) cho
sản phẩm cuối cùng là:
A. Lactat
B. Pyruvat
C. Acetyl CoA
D. Alcol Etylic
8. Tổng hợp Glycogen:
A. Xảy ra ở mọi tổ chức trừ gan và xương
B. Ở cơ, đóng vai trò dự trữ và điều hóa đường huyết
C. Ở cơ, dùng để thoái hóa và cung cấp ATP cho sự co cơ
D. Ở gan, dùng để thoái hóa cung cấp năng lượng cho tế bào gan hoạt động
9. Mô chứa tổng lượng Glycogen cao nhất là:
A. Cơ
B. Não
C. Thận D. Gan

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 13

10. Hiện tượng tạo lactat từ glucose ở các tổ chức gọi là:
A. Đường phân yếm khí
B. Sự lactat hóa
C. Sự oxy hóa
D. Sự phosphoryl hóa
11. Trẻ con bị bệnh galactose máu cao gây tổn thương não, gan mắt vì thiếu enzym:
A. Aldolaz B
B. Fructozkinaz
C. Galactoz 1 phosphat uridin transferaz
D. Epimeraz
12. Tập hợp các chất nào dưới đây làm tăng đường huyết
A. Insulin, Thyroxin
B. Glucocorticoid, Insulin
C. Glucagon, Cortisol, Insulin
D. Glucagon, Cortisol
13. Glucid có tốc độ hấp thu lớn nhất ở ruột non là
A. Pentose
B. Hexose
C. Disaccarid
D. Pholysaccarid
14. Sự tiêu hóa Glucid trong cơ thể xảy ra chủ yếu ở
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Gan
D. Thận
15. Glucose được hấp thu ở ruột non theo cơ chế:

A. Thụ động
B. Thẩm thấu
C. Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
D. Vận chuyển tích cực nhờ sự phosphoryl hóa
16. Dạng hoạt hóa của glucose trong tế bào là:
A. G 1P
B. G 6P
C. F 6P
D. F 1,6 DP


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 14

17. Enzym gắn nhánh glycogen có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có ở cơ
B. Hoạt hóa phosphorylase không hoạt động ở gan
C. Tạo các liên kết α 1-4 trong glycogen
D. Tạo các liên kết α 1-6 trong glycogen
18. Trong quá trình thoái hóa glycogen thành Glucose, enzym nào tham gia cắt nhánh
để giải phóng glucose tự do:
A. Phosphorylase
B. 1-4 transglucosidase
C. F 1-6 Di phosphatse
D. Amylo 1-6 Glucosidase
19. Cho 2 phản ứng Glycogen -> Glucose 1 -> Glucose 6
Tập hợp các enzym nào dưới đây xúc tác cho 2 phản ứng nói trên:
A. Phosphorylase, Phosphoglucomutase
B. Glucokinase, G 6  Isomerase

C. Hexokinase, G 6  Isomerase
D. Aldolase, Glucokinase
20. Phosphoryl hóa đi từ glucose thành G6P nhờ enzym:
A. Hexokinase
B. Phosphorylase
C. Phosphoglucomutase
D. Isomerase
21. Chu trình Pentose chủ yếu tạo ra:
A. Năng lượng cho cơ thể sử dụng
B. Acetyl CoA
C. NADPHH
+

D. CO
2
, H
2
O và ATP
22. Enzym nào không có trong cơ:
A. Phosphorylase
B. Glucose 6 phosphatase
C. Aldolase
D. A và B đều đúng
23. Ý nghĩa của con đường HDP là:
A. Ít có ý nghĩa về mặt NL
B. Cung cấp NADPHH
+
cho các quá trình sinh tổng hợp
C. Cung cấp Glucose cho máu để điều hóa đường huyết
D. Cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 15

24. Trong điều kiện hiếu khí 1 phân tử Fructose 1-6 diphosphat thoái hóa đến Acid
pyruvic cung cấp:
A. 4 ATP
B. 6 ATP
C. 8 ATP
D. 10 ATP
1. D
2. A
3. D
4. B
5. D
6. C
7. A
8. C
9. A
10. A
11. C
12. D
13. B
14. B
15. D
16. B
17. D
18. A
19. A
20. A

21. C
22. B
23. D
24. D


Câu hỏi thêm:
1. Thoái hóa Glucose theo con đường Hexose Di-P trong điều kiện yếm khí ở vi sinh
vật cho sản phẩm cuối cùng là:
A. Lactat
B. Pyruvat
C. Alcol Etylic(ethanol) @
D. Phospho enol pyruvate
2. Thoái hóa Glucose theo con đường Hexose Di-P trong điều kiện hiếu khí cho sản
phẩm cuối cùng là:
A. Lactat
B. Pyruvat
C. Ethanol
D. Acetyl CoA @
3. Thoái hóa Glucose theo con đường Hexose Di-P trong điều kiện yếm khí ở người
cho sản phẩm cuối cùng là:
A. Lactat @
B. Pyruvat
C. Acetyl CoA
D. Alcol Etylic
4. Hiện tượng tạo lactat từ glucose ở các tổ chức gọi là:
A. Đường phân yếm khí @
B. Sự lactat hóa
C. Sự oxy hóa
D. Sự phosphoryl oxy hóa


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 16

5. Lactat được chuyển hóa trong chu trình nào:
A. Chu trình Ure
B. Chu trình Krebs
C. Chu trình Cori @
D. Chu trình benta oxy hóa
6. Một phân tử Pyruvat thoái hóa hoàn toàn thành CO
2
và H
2
O cung cấp:
A. 15ATP
B. 12ATP@
C. 10ATP
D. 38ATP
7. Đặc điểm của con đường hexose monophosphate là:
A. Tạo nhiều NADPH,H+ và pentose 5P @
B. Phân ly phân tử hexose diP làm 2 trioseP
C. Glucose 6P được oxy hóa trực tiếp
D. Glucose được phosphoryl hóa 1 lần rồi được oxy hóa trực tiếp
8. Ý nghĩa của con đường pentose là:
A. Cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể
B. Cung cấp ribose 5 phosphat là tiền chất để tổng hợp acid nulcleic @
C. Cung cấp NADPH tạo ATP
D. Cung cấp NADPH tham gia vào quá trình oxy hóa tế bào
9. Quá trình sinh tổng hợp acid béo cần sự tham gia của:

A. NADPHH+ @
B. NADHH+
C. NAD+
D. FADH
2

10. Thoái hóa glucid theo con đường HMP ,chọn câu SAI:
A. Xảy ra trong ty thể @
B. Glucose được phosphoryl hóa 1 lần
C. Cung cấp NAPDH cho tế bào
D. Cung cấp ribose cho tế bào
11. Chu trình pentose tạo ra NADPHH+ giúp cho phản ứng
A. Chuyển glutathione dạng khử sang dạng oxy hóa
B. Chuyển glutathione dạng oxy hóa sang dạng khử @
C. Chuyển pyruvate dạng khử sang dạng oxy hóa
D. Chuyển pyruvate dạng oxy hóa sang dạng khử


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 17

12. Đái tháo đường phụ thuộc insulin :
A. Là đái tháo đường ở người trẻ @
B. Đái tháo đường typ II
C. Đái tháo đường thể béo phì
D. Thường nhẹ
13. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
A. Ít gặp hơn phụ thuộc insulin
B. Là đái tháo đường typ II @

C. Là đái tháo đường thể gầy
D. Thường xảy ra ở những người trẻ


BÀI 5: CHUYỂN HÓA LIPID
1. Sự tiêu hóa Lipid trong cơ thể bao gồm các quá trình sau,NGOẠI TRỪ:
A. Nhũ tương của dịch mật, tụy
B. Thủy phân của men Amylaz
C. Thủy phân của men Lypaz
D. Thủy phân của men Phospholypaz.
2. Thực chất của quá trình tiêu hóa Lipid ở ruột non là:
A. Lipid bị oxy hóa
B. Lipid bị khử oxy
C. Lipid bị thủy phân không hoàn toàn
D. Lipid bị thủy phân hoàn toàn thành các đơn vị cấu tạo
3. Các sản phẩm chủ yếu trong quá trình tiêu hóa Lipid là:
A. Glycerol,acid béo,acid amin ,acid mật.
B. Glycerol,acid béo,monosaccarid.
C. Glycerol,acid béo,cholesterol.
D. Acid béo,tryglycerid,phosphatide.
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 18

4. Dạng hoạt hóa của acid béo là:
A. Acetyl CoA
B. Acyl CoA
C. HS CoA
D. Coenzym A
5. Men nào sau đây tham gia vào quá trình vận chuyển acid béo vào trong ty thể:

A. Dienoyl reductase
B. Carnitin acyl transferase
C. Enoyl –isomerase
D. Phospholipase
6. Quá trình hoạt hóa acid béo xảy ra ở đâu và cần enzym nào ?
A. Trong ty thể + Acetyl CoA synthetase
B. Bào tương + Phosphotase
C. Trong ty thể + Dehydrogenasse
D. Bào tương + Acyl CoA synthetase
7. Acetyl CoA được tạo thành,chọn câu SAI:
A. Đi vào CT Krebs, tạo CO
2
, H
2
O và 12 ATP
B. Tham gia vào việc tổng hợp sterid,acid mặt
C. Tạo thành các thể cetonic
D. Tổng hợp acid nucleic
8. Khi thoái hóa hoàn toàn 1 acid béo no Stearic 18C ,cơ thể tích lũy được số năng
lượng là:
A. 129 ATP C. 144 ATP
B. 131 ATP D. 146 ATP
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 19

9. Sản phẩm cuối cùng của quá trình β –oxy hóa acid palmitic là:
A. Acety CoA
B. CO2,H2O
C. Proplonyl CoA

D. Trylycerid
10. Thể Ceton bao gồm các chất sau,NGOẠI TRỪ:
A. Aceton
B. Acid acetic
C. Acid acetoacetic
D. Acid β - hydroxybutyric
11. Nước tiểu có Ceton khi nồng độ Ceton máu có giá trị
A. < 70mg / dl
B. > 70mg / dl
C. < 70mg/ 24h
D. > 70mg/ 24h
12. Thể Ceton là tên gọi của 3 chất
A. Acid acetic, acid β hydroxy butyric, aceton.
B. Acid acetoacetic, acid β hydroxy butyric, aceton.
C. Acid acetoacetic, aceton,acid butyric.
D. Acid acetoacetic, aceton,acid acetic .
13. Thành phần nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp acid béo:
A. Acetyl CoA
B. Malonyl CoA
C. Phức hợp multi-enzym acid béo synthetase D. Hệ thống Carnitin
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 20

14. Tổng hợp Trylycerid,Glycerol sẽ được hoạt hóa dưới dạng:
A. Glycerol 1 phosphat
B. Glycerol 3 phosphat
C. Glycerol 6 phosphat
D. Glycerol 1 phosphat
15. Tổng hợp Cholesterol xảy ra ở :

A. Chỉ ở gan,không có ở các mô khác
B. Thượng thận là chủ yếu
C. Tinh hoàn,buồng trứng là chủ yếu
D. Gan,niêm mạc ruột là chủ yếu
16. Hormon nào làm tăng thoái hóa lipid:
A. Thyroxin
B. Hormon sinh trưởng
C. Glucagon
D. Glucocorticoid
17. Sự ứ đọng Cholesterol ở thành động mạch là do các nguyên nhân sau đây:
A. Tăng Cholesterol HDL trong máu
B. Tăng Cholesterol LDL trong máu
C. Tăng Chylomicron trong máu
D. Tăng Tryglycerid trong máu
18. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm chuyển hóa của Cholesterol
A. Vitamin D
B. Sắc tố mật
C. Muối mật D. Vitamin A
TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 21

19. Phospholipid có nhiều nhất trong:
A. HDL
B. LDL
C. VLDL
D. Chylomicron
20. Cholesterol có nhiều nhất trong:
A. HDL
B. LDL

C. VLDL
D. Chylomicron
21. Tỷ số tốt nhất để đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch là:
A. Cholesterol / Phospholipid
B. LDL-C / HDL-C
C. Cholesterol ester /Cholesterol toàn phần
D. Cholesterol toàn phần/HDL-C
22. Thành phần nào sau đây là yếu tố bảo vệ,có tác dụng chống xơ vữa động mạch:
A. HDL
B. LDL
C. VLDL
D. Apoprotein B
1- B
2- D
3- C
4- B
5- B
6- D
7- D
8- D
9- A
10-
B
11-
B
12-B
13-D
14-B
15-D
16-C

17-B
18-D
19-A
20-B
21-B
22-A



TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 22

BÀI 6: CHUYỄN HÓA PROTID
1. Sự tiêu hóa của Protein – CHỌN CÂU SAI
A. Được thủy phân bởi enzym Proteinkinase
B. Gồm các enzym thủy phân có tính đặc hiệu đối với vị trí của những liên kết
peptid
C. Có sự tham gia của phân tử H
2
O trong sự cắt đứt các liên kết peptid
D. Gồm các enzym peptid, trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidaz,
aminopeptidaz
2. Một số protein bị thủy phân sẽ
A. Tạo thành các liên kết peptid
B. Làm giảm các nhóm carboxyl tự do
C. Làm giảm độ pH
D. Tạo thành các acid amin tự do
3. Men Transaminaz xúc tác phản ứng chuyển amin thường có nhiều ở, CHỌN CÂU
SAI:

A. Gan
B. Tim
C. Thận
D. Não
4. Sự hấp thu các acid amin, CHỌN CÂU ĐÚNG:
A. Acid amin loại L được hấp thụ theo cơ chế hấp thu chủ động
B. Acid amin loại L được hấp thụ theo cơ chế hấp thu thụ động
C. Acid amin loại D được hấp thụ theo cơ chế vận chuyển tích cực
D. Acid amin loại D không được hấp thu
5. Liên quan đến sản phẩm thoái hóa của acid amin, CHỌN CÂU ĐÚNG:
A. Nồng độ urê máu không phụ thuộc vào chế độ ăn uống
B. Nồng độ Creatinin máu phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và điều kiện sinh
hoạt
C. Trong suy thận nồng độ Creatinin huyết giảm do không lọc qua cầu thận được
D. Trong suy gan, urê huyết giảm và NH
3
tăng trong máu do gan không tổng hợp
được
6. Phản ứng chuyển hóa nhóm amin được xúc tác bởi enzym:
A. Phosphataz
B. Dehydrogenaz
C. Transaminaz
D. Oxygenaz

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 23

7. Trong phản ứng chuyển và khử amin:
A. Hai phản ứng này có thể đi đôi với nhau

B. Phản ứng chuyển amin quan trọng hơn phản ứng khử
C. Phản ứng chuyển tương đối dễ dàng hơn phản ứng khử
D. Một số acid amin cho phản ứng chuyển và một số khác không cho phản ứng
chuyển amin
8. Tập hợp các sản phẩm chuyển hóa của Protein ở người là:
A. Urê, Creatinin, Amoniac
B. Glycerol, Acid amin, Glucoz
C. Acid béo, Cholesterol, Triglycerid
D. Creatinin, Acid uric, Urê, Amoniac
9. Glutamin tới gan được:
A. Phân hủy ra NH
3
và tổng hợp thành urê
B. Kết hợp với urê tạo thành hợp chất không độc
C. Chuyển vào đường tiêu hóa theo mật
D. Phân hủy thành Carbamyl phosphat, tổng hợp urê
10. Glutamin tới thận được:
A. Phân hủy thành NH
3
, tổng hợp urê và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu
B. Phân hủy thành NH
3
, đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH
4
+

C. Phân hủy thành urê
D. Phân hủy thành Carbamyl phosphat
11. Nồng độ GOT tăng chủ yếu một số bệnh về:
A. Thận

B. Gan
C. Tim
D. Đường tiêu hóa
12. Nồng độ GPT tăng chủ yếu trong:
A. Rối loạn chuyển hóa glucid
B. Một số bệnh về gan
C. Một số bệnh về tim
D. Nhiễm trùng đường niệu
13. Sau khi amoniac đến gan, chất nào sau đây sẽ được tạo ra:
A. Urê
B. Glutamin
C. Acid urid
D. Asparagin

TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2

PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 24

14. NH
3
được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng:
A. Kết hợp với acid uric tạo thành glutamin
B. Kết hợp với acid aspartic tạo thành asparagin
C. Muối amonium
D. Kết hợp với CO
2
tạo thành Carbamyl phosphat
15. Trong dịch tiêu hóa các enzym sau đây thủy phân protein, NGOẠI TRỪ:
A. Carboxydehydrogenaz
B. Aminopeptidaz

C. Pepsin
D. Trypsin
16. Chất nào sau đây KHÔNG PHẢI là sản phẩm thoái hóa của Protein:
A. Urê
B. Creatinin
C. Acid urid
D. Amoniac
17. Chất trung gian giữa 2 phản ứng chuyển và khử amin là:
A. Pyruvat
B. Fumalat
C. α - Cetoglutarat
D. Oxaloacetat
18. GPT xúc tác trao đổi nhóm amin cho phản ứng sau:
A. Alanin + α – Cetoglutarat  Pyruvat + Glutamat
B. Aspartat + α – Cetoglutarat  Oxaloacetat + Glutamat
C. Glutamat + Phenylpyruvat  α – Cetoglutarat + Phenylalanin
D. Alanin +Oxaloacetat  Pyruvat + Aspartat
19. GOT là viết tắt của enzym mang tên:
A. Glutamin Ornithin Transaminase
B. Glutamat Ornithin Transaminase
C. Glutamat Oxaloacetat Transaminase
D. Glutarat Oxaloacetat Transaminase
20. GPT là viết tắt của enzym mang tên:
A. Glutamat PhenylPyruvat Transaminase
B. Glutamin Pyruvat Transaminase
C. Glutamat Pyruvat Transaminase
D. Glutarat Pyruvat Transaminase


TRẮC NGHIỆM HÓA SINH 2


PHẠM THANH HẬU- NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Page 25

21. Các acid amin sau tham gia vào quá trình tạo Creatinin:
A. Arginin, Glycin
B. Arginin, Valin
C. Arginin, A. glutamic
D. Arginin, Cystein
22. Bệnh bạch tạng do thiếu chất nào sau đây:
A. Methionin
B. Melanin
C. Phenylalanin
D. Tyrosin
23. Glutathion được tổng hợp từ chất nào sau đây:
A. Glutamat
B. Cystein
C. Methionin
D. Tyrosin
24. Hormon giáp trạng được tổng hợp từ:
A. Phenylpyruvat
B. Catecholamin
C. DOPA
D. Tyrosin
25. Taurin được tổng hợp từ
A. Glutamat
B. Cystein
C. Methionin
D. Tyrosin
26. Tyrosin được tổng hợp từ:
A. Pyruvat

B. Phenylalanin
C. Methionin
D. Glutamat

1-A
2-D
3-D
4-B
5-D
6-C
7-A
8-A
9-A
10-B
11-C
12-B
13-A
14-A
15-A
16-C
17-C
18-A
19-C
20-C
21-A
22-B
23-A
24-D
25-B
26-B







Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×