Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.07 KB, 1 trang )
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc Việt Nam, sinh năm 1890, mất
năm 1969. Người không chỉ là một chủ tịch tài ba, một danh nhân của thế giới
mà còn là thi sĩ, là nhà thơ rất yêu thiên nhiên, với một tâm hồn trong sáng, ung
dung, tự tại. Thực tế đã chứng minh rằng trong khi bị đày đọa cực khổ, bị giải tới
giải lui gần 30 nhà giam, Bác vẫn lạc quan và giữ vững tinh thần của mình.
Nhiều bài thơ được ra đời từ đó, tiêu biểu nhất là Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng).
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, Bác đã thể hiện được sự tự nhiên, toát lên
được cảm xúc, tâm hồn tự do, làm chủ hoàn cảnh của mình. Ngay từ hai câu
đầu, người đọc đã hiểu được rằng tâm trạng bối rối, xốn xang của Người còn
mạnh hơn cả sự cản trở của song sắt, ngục tù. Tiếp theo là cách Bác Hồ sử
dụng phép đối ở hai câu cuối, sự đối lập hài hòa, giao hợp giữ ba yếu tố “nhân”,
“song”, “nguyệt” đã thể hiện được sự thành công của cuộc vượt ngục về tâm
hồn, thể hiện được sự tự do. Bằng nghệ thuật nhân hóa kỳ diệu, Bác đã khiến
trăng có thể nhìn, có thể ngắm Bác, người và vật nhìn nhau thắm thiết, như hai
người bạn tri kỉ không thể tách rời. Qua đó, ta có thể thấy được ý chí, tư tưởng
lớn lao của Bác, lao tù cũng không thể ngăn Bác tìm đến tự do, bạo lực cũng
không thể làm gì được Bác.